Thương mại điện tử đang trở thành xu hướng kinh doanh phổ biến
Đây đang là lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế cũng như nhu cầu, thị hiếu của người mua luôn không ngừng thay đổi, đòi hỏi nhà kinh doanh thương mại điện tử trong thời đại số phải luôn biết cách thích nghi để phù hợp với nhu cầu khách hàng hiện nay.
* Thương mại điện tử không ngừng phát triển
Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử tiếp tục là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế số của Việt Nam, với doanh thu ước đạt 20,5 tỷ USD năm 2023. Trước đó, nếu như năm 2018, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ cả nước mới chỉ đạt khoảng 8 tỷ USD, thì đến năm 2019, đã vượt mốc 10 tỷ USD (đạt 10,8 tỷ USD) và tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020.Đến năm 2022, con số này tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước; số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm.
Từ đó có thể khẳng định, thương mại điện tử Việt Nam trong nhiều năm đã tăng trưởng mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Thực tế, các trang thương mại điện tử đã không ngừng ra đời và phát triển với 4 ứng dụng Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop là phổ biến nhất và liên tục cạnh tranh nhau để vươn lên vị trí cao hơn trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ngoài ra, còn có rất nhiều trang thương mại điện tử khác mới nhưng vẫn có tiềm năng cạnh tranh với các trang thương mại điện tử lớn, như: Sendo, Thế giới di động… Các trang thương mại điện tử hiện nay cũng liên kết với rất nhiều loại ví điện tử và ngân hàng khác nhau. Khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán nhanh chóng bằng phương thức thanh toán trực tuyến. Các ví điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay là Shopeepay, VNpay, Momo, Zalopay… Thạc sĩ Nguyễn Bình Minh, Giảng viên chính Bộ môn Thương mại điện tử (Đại học Thương mại) nhận định, tăng trưởng của thương mại điện tử nhiều năm qua cho thấy xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi, khả năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin của người tiêu dùng ngày càng cao hơn.Ở góc độ tổng thể, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. Qua đó, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Nguyên Phương cho rằng, thành phố là địa phương có vị trí, vai trò quan trọng và được đánh giá có thị trường hoạt động thương mại điện tử sôi động, thuộc loại lớn nhất nước, chiếm 47,7% tổng số tổ chức, cá nhân bán hàng trực tuyến của cả nước. Trên cơ sở đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố năm 2023, nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia giao dịch thương mại điện tử.Đồng thời, đẩy mạnh hình thức kinh doanh thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt; hỗ trợ đẩy nhanh chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, kế hoạch góp phần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật nâng cao nhận thức và trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân hoạt động thương mại điện tử đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tuyên truyền, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp...* Còn nhiều thách thức
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố đầu tháng 11/2023 vừa qua, Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực Đông Nam Á hai năm liên tiếp (2022 và 2023) và được dự báo sẽ tiếp tục giữ vị trí này từ nay đến năm 2025 (đồng hạng với Philippines).Tổng giá trị hàng hoá của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Đặc biệt, tăng trưởng tổng giá trị hàng hoá trong hai năm tới của kinh tế số tại Việt Nam sẽ được dẫn dắt bởi lĩnh vực thương mại điện tử.
Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, thương mại điện tử vẫn tồn tại nhiều yếu tố tiêu cực. Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc với quy mô lớn.Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương) Nguyễn Văn Thành nhận định, dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian qua phát triển chưa bền vững bởi một số nguyên nhân như: Tồn tại khoảng cách lớn về quy mô thị trường thương mại điện tử giữa các địa phương; Môi trường thương mại điện tử cạnh tranh chưa lãnh mạnh bởi thị trường còn nhiều hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ...; Rác thải do hoạt động giao hàng trong thương mại điện tử đang tăng cao; Nguồn nhân lực số chưa đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của thị trường...
Theo Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, trước sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của hoạt động thương mại điện tử, quản lý nhà nước về thương mại điện tử còn hạn chế, nhất là trong chính sách thúc đẩy, phát triển thương mại điện tử và các chính sách quản lý thuế, quản lý nguồn gốc, luồng hàng dẫn đến tình trạng hàng nhái, hàng không đảm bảo như cam kết, làm giảm lòng tin của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.Sự tăng trưởng và phát triển thương mại điện tử đã tạo ra cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra trong quản lý nhà nước nhất là trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của thành phố.
Bên cạnh đó, sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương cũng được cho là tạo ra mối đe dọa cho thương mại điện tử trong tương lai. Hiện khoảng gần 70% dân số ở nông thôn nhưng các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh lại chiếm tới 70% doanh số bán lẻ trực tuyến toàn quốc. Thực tế, doanh thu trên các sàn thương mại điện tử chủ yếu đến từ hai thành phố này, lần lượt trên 42 nghìn tỷ đồng ở Hà Nội và 57 nghìn tỷ đồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ vậy, các vấn đề như ô nhiễm môi trường do bao bì, đóng gói sản phẩm; các chính sách, quy định còn hạn chế, chưa kiểm soát được toàn diện; chi phí khởi tạo và duy trì gian hàng khá cao; vấn đề logistics;… cũng là những nguyên nhân khiến thương mại điện tử Việt Nam khó phát triển bền vững. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại điện tử, Bộ Công Thương sẽ tập trung rà soát các quy định pháp luật, nhất là Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng; phân cấp, phân quyền cho địa phương nhằm quản lý toàn diện giao dịch giữa người mua và người bán trên mạng. Thời gian tới, ngành công thương tăng cường hoạt động quản lý, giám sát trên môi trường mạng, chủ động yêu cầu các mạng xã hội, sàn thương mại điện tử xóa bỏ các thông tin sản phẩm hàng hóa vi phạm pháp luật. Tăng cường chia sẻ cơ sở dữ liệu kết nối để khai thác thông tin phục vụ cho quản lý nhà nước trong vấn đề này.Tin liên quan
-
DN cần biết
Hoàn thiện Bộ tiêu chí doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong thương mại điện tử
16:14' - 05/12/2023
Bộ tiêu chí Doanh nghiệp vì người tiêu dùng trong lĩnh vực thương mại điện tử là công cụ quan trọng giúp chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử định hình và phát triển những giá trị này.
-
DN cần biết
Dự kiến quy mô thị trường thương mại điện tử đạt 20,5 tỷ USD
12:41' - 01/12/2023
Hiện nay, thương mại điện tử Việt Nam liên tục ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc ở mức 16-30%/năm và dự kiến quy mô thị trường sẽ đạt 20,5 tỷ USD trong năm 2023 này.
-
Phân tích - Dự báo
Sự trỗi dậy của các siêu ứng dụng thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội
05:30' - 01/12/2023
Các nước Đông Nam Á đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nhờ sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử. Mua sắm trực tuyến đang gia tăng thông qua những “cú nhấp chuột”.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều nay 26/12
14:59'
Xăng E5RON92 không cao hơn 19.817 đồng/lít (giảm 427 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).
-
Thị trường
Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh
09:11'
Giá mặt hàng này tăng 1,18% lên mức 2.404 USD/tấn nhờ kỳ vọng các chính sách kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc - quốc gia đóng vai trò quan trọng trong dòng chảy thương mại cao su toàn cầu.
-
Thị trường
Các thị trường châu Á trầm lắng giữa kỳ nghỉ lễ Giáng sinh
16:10' - 25/12/2024
Hầu hết các thị trường toàn cầu đều đóng cửa nghỉ lễ Giáng sinh trong phiên giao dịch ngày 25/12.
-
Thị trường
Bình Dương dự kiến cần tuyển dụng từ 70.000 - 80.000 lao động trong năm 2025
15:38' - 25/12/2024
Năm 2025, Bình Dương dự kiến cần tuyển dụng từ 70.000 - 80.000 lao động, chủ yếu là các ngành sản xuất, kế toán, bảo trì, và vận hành máy móc.
-
Thị trường
Amazon cạnh tranh phân khúc hàng siêu rẻ với Temu
15:27' - 25/12/2024
Hai tuần trước lễ hội mua sắm Black Friday, Amazon lặng lẽ thêm một mục mới vào đầu ứng dụng di động của mình.
-
Thị trường
Phú Thọ có thêm gần 100 sản phẩm được công nhận OCOP
11:28' - 25/12/2024
Lũy kế đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 306 sản phẩm, nhóm sản phẩm OCOP đạt hạng từ 3 sao trở lên; trong đó có 1 sản phẩm hạng 5 sao; 49 sản phẩm hạng 4 sao; 256 sản phẩm hạng 3 sao.
-
Thị trường
EU ngày càng phụ thuộc vào khí đốt dự trữ
11:24' - 25/12/2024
Lượng khí đốt trong các kho chứa của khối này đã giảm khoảng 19% từ cuối tháng 9/2024.
-
Thị trường
Đắk Lắk tăng từ 30 - 50% lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường Tết
10:40' - 25/12/2024
Các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã chuẩn bị lượng hàng hóa dồi dào, phong phú để trưng bày, thu hút người dân đến tham quan, mua sắm.
-
Thị trường
Thị trường nickel thế giới lao đao
21:38' - 24/12/2024
Thị trường nickel thế giới đang lao đao vì tình trạng giá giảm và sự thống trị của Indonesia trong lĩnh vực này được cho là nguyên nhân chính.