Tìm kiếm mô hình thịnh vượng cho châu Âu hậu Brexit
Brexit là vấn đề không chỉ của riêng nước Anh mà nó còn liên quan đến cả các nước trong Liên minh châu Âu (EU). Theo nhận định của tờ Financial Times (Anh) số ra mới đây, Brexit đã triệt tiêu điểm cân bằng của châu Âu, do vậy việc xem xét lại quyền bảo vệ thiểu số trong Hội đồng châu Âu trở nên thực sự quan trọng.
Hiệp ước Lisbon đã quy định để có thể ngăn chặn một quyết định của khối thì cần sự nhất trí của 35% dân số EU. Hiện nay, tổng dân số của 5 nước Anh, Đức, Hà Lan, Áo và Phần Lan chiếm vừa đủ 35% dân số của EU, đây là các nước ủng hộ tự do thương mại.
Trong khi đó, nền kinh tế của các nước vùng Địa Trung Hải vốn có truyền thống nền kinh tế dựa vào thuyết bảo hộ và sự can thiệp của nhà nước, có tổng dân số chiếm 36% dân số EU.
Khi Anh quyết định rời EU, dân số Anh chiếm tới 25% dân số của EU, trong khi đó, thành viên EU đến từ các nước vùng Địa Trung Hải mở rộng chiếm tới 42% dân số của EU.
Tờ Financial Times cảnh báo rằng Nhóm các nước vùng Địa Trung Hải có thể sẽ sử dụng lợi thế số đông của mình để biến châu Âu thành khối kinh tế đóng.
Trước thực tế nói trên, những quy định về các quyền thiểu số hiện hành của EU đòi hỏi phải có những cuộc đàm phán mới. Các cuộc đàm phán phải được tiến hành đồng thời, cần được tái sắp xếp lại cả trong mối quan hệ nội khối và trong mối quan hệ với nước Anh.
Tờ Financial Times bình luận rằng một khi các cuộc đàm phán về mối quan hệ của EU với Anh hoàn tất thì sẽ không có cơ hội để cải cách EU được nữa.
Các nước EU cần chấm dứt việc cổ súy, thúc đẩy ý tưởng về một "châu Âu với hai cấp độ", chính điều này phản ánh sự chia rẽ giữa các nước sử dụng đồng tiền chung Euro, giữa các nước trong khối Schengen và EU.
Việc theo đuổi ý tưởng này chắc chắn sẽ nhận được sự phản đối từ Ba Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Czech và Hungary. Việc phân chia châu Âu thành hai cấp độ sẽ khiến Bắc Âu và Đông Âu bị chia rẽ rõ rệt hơn, trong khi biến các nước Tây Âu trong Khối đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trở thành liên minh mới.
Việc Pháp muốn châu Âu phân chia thành 2 cấp độ không có gì là ngạc nhiên. Việc phân chia Trung Âu đã trở thành tâm điểm trong chính sách của Pháp từ lâu.
Chẳng hạn như Emmanuel Macron - ứng cử viên chức Tổng thống Pháp, một người theo trường phái trung dung độc lập - đã đề xuất một loạt chính sách chung như ngân sách chung của EU, trái phiếu EU, bảo hiểm tiền tiết kiệm và bảo hiểm thất nghiệp chung.
Các nước Bắc Âu trong khối Eurozone phản đối các chính sách này, thay vào đó lại lựa chọn một hiệp định tự do thương mại hào phóng với Anh.
Lợi thế của tự do thương mại đặc biệt mạnh khi mà lực lượng lao động không thể dịch chuyển tự do giữa các nước. EU khăng khăng cho rằng tự do thương mại phải đi đôi với tự do lưu chuyển việc làm, nhưng điều này là phi lý xét trên góc độ kinh tế.
Khi dòng luân chuyển lao động không thể dịch chuyển, những lợi ích thu lại từ hoạt động thương mại sẽ đặc biệt cao.
Nếu không mở cửa thị trường việc làm giữa các nước, mức lương khác biệt giữa các nước cũng như sự khác biệt giữa các nước sẽ lớn hơn và mức giá các hàng hóa giữa các nước cũng khác nhau nhiều hơn. Đây chính là nguồn gốc căn bản mang lại những lợi ích thu được từ việc kinh doanh.
Hiện có hai mô hình cho khối: Mô hình đầu tiên sẽ dựa trên nguyên tắc các quyền thiểu số và tự nguyện hợp tác. Những quyết định đưa ra phải mang lại lợi ích ít nhất là cho một số thành thành viên trong khối và không được phương hại đến các nước khác.
Mô hình này tạo ra sự ổn định bởi vì tất cả mọi người đều muốn mình là một phần trong mô hình này. Mô hình thứ hai dựa trên những quyết định của đại đa số mà không cần chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi thiểu số.
Tại mô hình này, những quyết định đưa ra sẽ mang lại lợi ích cho đại đa số, nhưng lại phương hại đến một nhóm thiểu số nào đó, cho dù có thể lợi ích mà đa số có được ít hơn là những tổn thất thiệt hại mà nhóm thiểu số phải gánh chịu. Mô hình này sẽ tạo ra thực tế những người thua cuộc sẽ muốn phải ra đi.
Để ngăn chặn những sự ra đi này, cần thiết phải có lệnh trừng phạt, nhưng lại lo sợ trừng phạt sẽ tạo ra những tranh cãi và bất ổn. Cho dù bất cứ điều gì xảy ra, nước Anh sẽ vẫn tiếp tục là nước láng giềng của EU và lời khuyên được đưa ra cho EU là cần đối xử tốt với láng giềng./.
- Từ khóa :
- châu Âu
- Brexit
- EU
- địa trung hải
- kinh tế Anh
- Eurozone
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các cuộc đàm phán Brexit sẽ bắt đầu sau cuộc bầu cử Anh
13:33' - 20/04/2017
Người phát ngôn của EC cho biết tổ chức này và Anh sẽ chính thức đàm phán về Brexit sau cuộc bầu cử tại Anh.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Anh cân nhắc cấp thị thực hai năm cho thanh niên các nước EU
18:50' - 18/04/2017
Chính phủ Theresa May đang cân nhắc cấp thị thực cho các thanh niên của Liên minh châu Âu tìm kiếm việc làm trong các ngành sử dụng lao động trình độ thấp, như xây dựng và chăm sóc tại Anh
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật Hủy bỏ Lớn trong tiến trình Brexit của Anh
17:19' - 16/04/2017
Sách trắng giới thiệu dự luật "Hủy bỏ Lớn" (GRB) được công bố ngày 30/3 vừa qua là bước đi đầu tiên mà Anh triển khai nhằm chấm dứt thời kỳ độc tôn của luật pháp EU tại đảo quốc sương mù.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Những thách thức đang chờ đón nước Anh và Canada
16:47' - 11/04/2017
Brexit, chỉ việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), không chỉ là vấn đề giữa “xứ sở sương mù” và mái nhà chung châu Âu mà còn liên lụy đến nhiều quốc gia khác, trong đó có Canada.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan ủng hộ cách tiếp cận tập thể của ASEAN trong đàm phán thuế quan với Mỹ
07:51'
Thủ tướng Thái Lan ngày 17/4 cho biết Thái Lan sẵn sàng ủng hộ cách tiếp cận tập thể của ASEAN trong tiến trình đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Quan điểm trái ngược của Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Fed về lãi suất
07:49'
Tổng thống Mỹ ngày 17/4 kêu gọi Fed nhanh chóng đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất, trong bối cảnh kinh tế đất nước có nhiều biến động liên quan đến chính sách thương mại và lạm phát.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43' - 17/04/2025
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51' - 17/04/2025
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21' - 17/04/2025
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16' - 17/04/2025
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46' - 17/04/2025
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28' - 17/04/2025
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.