Vấn đề Brexit: Những thách thức đang chờ đón nước Anh và Canada
Những thách thức mà Brexit gây ra đang dần trở thành sự thật. Điều luật hợp pháp hóa Brexit ở Điều 50 của Hiệp ước về Liên minh châu Âu đã được Quốc hội Anh thông qua. Chính phủ Anh làm thế nào để bảo vệ lợi ích của họ trong EU - điều này phản ánh những lo ngại từ lâu của cử tri Đảng Bảo Thủ về “mối liên minh lớn hơn bao giờ hết” với “lục địa Già”.
Tuy nhiên, tranh luận xung quanh việc thực thi Brexit không đơn thuần là vấn đề của Anh và châu Âu. Suy cho cùng, Anh là một đối tác thương mại quan trọng và là một cường quốc hạt nhân, giữ một vị trí cố định trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Bên cạnh đó, Anh là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác nhập khẩu lớn thứ hai (sau Đức) của Canada ở EU. Canada có quan hệ thương mại lâu năm với Anh, do đó tốt hơn hết họ nên điều chỉnh lại mối quan hệ này trước những dự đoán về Brexit.
Những bộ luật quốc tế từng áp dụng cho Anh cần phải thay đổi. Anh không có thuế quan và họ cần đàm phán những vấn đề về thuế quan với EU cũng như các quốc gia khác trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Anh vẫn đang cân nhắc những lợi ích mà họ mong muốn và có thể nhận được từ những quốc gia khác. Riêng việc đàm phán đã là một thách thức lớn. Anh chắc chắn sẽ không được hưởng những lợi ích từ 60 hiệp định thương mại giữa EU và các quốc gia khác như Hiệp định thương mại tự do EU-Canada (CETA). Họ sẽ phải đàm phán các hiệp định thương mại mới. Điều này mất rất nhiều thời gian, công sức và có thể gây ra nhiều tranh cãi.
EU chịu trách nhiệm về các quy định trong khu vực liên quan đến hàng hóa và dịch vụ tài chính; bảo vệ môi trường và người tiêu dùng; vận chuyển hàng không, đường bộ và đường thủy; nông nghiệp; truyền thông và viễn thông…
Anh sẽ phải xây dựng một hệ thống các quy định riêng cho mình, trong khi vẫn duy trì những điều luật được công nhận là tương đương với các quy định của EU để tiếp cận thị trường châu Âu – chiếm 44% kim ngạch xuất khẩu của Anh. Đây sẽ là thành tựu không hề nhỏ, song là sứ mệnh không thể thực hiện được trong vòng 2 năm.
Ngoài ra, EU còn chịu trách nhiệm quan hệ quốc tế trong nhiều lĩnh vực như thương mại, thủy sản, vận chuyển hàng không và bảo vệ môi trường. Anh sẽ tham gia đàm phán các hiệp định mới với EU và các quốc gia khác nhằm thay thế các hiệp định của EU.
Trong hầu hết các trường hợp, việc thay thế các quy định theo kiểu dập khuôn đều không phải là đáp án đúng cho bài toán của nước Anh.
Lợi ích chính trị giữa Anh, EU và các quốc gia khác sẽ ảnh hưởng tới việc này. Ví dụ, Canada sẽ được hưởng quyền lợi gì trong ngành hàng không từ Anh sau Brexit khi mà họ không được quyền di chuyển tự do trong toàn bộ lãnh thổ EU?
Ngược lại, Canada sẽ đem đến cho Anh quyền lợi gì? Một trong những lợi ích lớn nhất mà Canada nhận được, với tư cách là nguồn cung cấp uranium, chính là Anh sẽ phản đối hiệp ước thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom).
Thách thức phía trước không chỉ là của riêng Chính phủ Anh, mà còn là của cả cộng đồng quốc tế bao gồm Canada. Vậy, Canada sẽ phải đối mặt như thế nào?
Với mối quan hệ thương mại lâu năm cùng Vương quốc Anh, Canada cần một hiệp định thương mại hàng hoá và cam kết thương mại dịch vụ. Canada cũng sẽ cần một thỏa thuận vận tải hàng không có hiệu lực ngay trong ngày đầu tiên Anh rời khỏi EU, bằng không ngành hàng không sẽ không thể cung cấp dịch vụ thương mại.
Bên cạnh đó, Canada cần một thỏa thuận đầu tư với Anh và có thể sẽ xem xét lại thỏa thuận đánh thuế hai lần.
Liệu Anh có tiếp tục hợp tác với Canada để giải quyết các vấn đề toàn cầu liên quan đến Israel và biến đổi khí hậu hay không? Trả lời câu hỏi này là điều không hề dễ dàng, song Canada sẽ có lợi thế hơn nếu cân nhắc và xác định rõ mối quan hệ thương mại với Anh trong tương lai.
Cách tốt nhất - đem lại lợi ích cho cả đôi bên - là bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm thành lập một Hiệp định Thương mại Tự do Đại Tây Dương (TAFTA). Canada và Anh có thể lợi dụng cuộc khủng hoảng Brexit để theo đuổi một thỏa thuận có sự tham gia của tất cả các nước ở châu Âu và Bắc Mỹ. Hiệp định TAFTA sẽ có lợi cho tất cả các quốc gia có liên quan.
Có thể thấy rõ rằng, thỏa thuận tự do sẽ mang đến lợi ích lớn nhất cho những quốc gia láng giềng có hệ thống kinh tế và văn hóa tương đồng. Hiệp định TAFTA sẽ cho phép Anh gia nhập cùng các quốc gia khác, đồng thời tạo ra cơ hội cho các quốc gia phía Bắc Đại Tây Dương tiếp tục duy trì năng lực cạnh tranh.
“Hạt giống” của Hiệp định TAFTA đã được gieo bởi CETA cùng với các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương giữa EU và Mỹ. Việc thiết lập Hiệp định TAFTA sẽ có nhiều khó khăn, nhưng điều này sẽ không thể ngăn Canada và Anh xây dựng kế hoạch cho tương lai./.
- Từ khóa :
- Vấn đề Brexit
- thách thức
- Anh
- Canada
- Liên minh châu Âu
- EU
- ceta
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thống đốc BoE kêu gọi EU và Anh đạt thỏa thuận về lĩnh vực ngân hàng hậu Brexit
20:31' - 08/04/2017
Thống đốc BoE Mark Carney đã kêu gọi Anh và EU cố gắng đạt được thỏa thuận bao quát, công nhận các quy tắc trong lĩnh vực ngân hàng của nhau thời kỳ hậu Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Anh có thể cho phép công dân EU tự do đi lại trong thời kỳ chuyển đổi hậu Brexit
17:03' - 07/04/2017
Nước Anh có thể sẽ cho phép công dân EU được tự do đi lại trong thời kỳ chuyển đổi - giai đoạn chuyển tiếp giữa Brexit với một thỏa thuận thương mại mới - nhằm thu hút các nhân tài.
-
Kinh tế Thế giới
Brexit ảnh hưởng tới cả các loài động vật quý hiếm
11:14' - 05/04/2017
Các nhà quản lý sở thú ở Anh đang lo ngại việc Anh rời khỏi EU sẽ hạn chế việc bảo vệ và nuôi dưỡng những loài động vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
-
Ngân hàng
Dự báo lợi nhuận ngân hàng Anh giảm mạnh sau Brexit
07:21' - 04/04/2017
Hãng Bruegel dự báo thị phần dịch vụ ngân hàng bán buôn trị giá 5,8 nghìn tỷ euro của London sẽ giảm mạnh sau Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
EU công bố kế hoạch đàm phán Brexit với Anh
16:13' - 31/03/2017
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) Donald Tusk ngày 31/3 đã công bố kế hoạch sơ bộ về tiến trình đàm phán Brexit - Anh rời khỏi EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.