Tiềm năng của lĩnh vực địa ốc Ấn Độ
Đây được coi là minh chứng rõ nhất về sức hút như một điểm đến đầu tư hấp dẫn, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản đang bùng nổ của quốc gia Nam Á này.
Kiến tạo môi trường đầu tư minh bạch
Trong năm 2016, dòng vốn toàn cầu chảy vào thị trường bất động sản Ấn Độ đạt 5,7 tỷ USD.
Xu hướng tích cực này được ghi nhận trong bối cảnh xuất hiện những nguy cơ tiềm ẩn xung quanh sự kiện nước Anh tiến hành đàm phán rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) hay các yếu tố rủi ro xuất phát từ chính sách thị thực dành cho lao động nước ngoài hay quan điểm phản đối các công ty Mỹ chuyển việc làm ra nước ngoài của tân Tổng thống Donald Trump.
Lĩnh vực địa ốc Ấn Độ đến nay đã thu hút được 32 tỷ USD vốn đầu tư tư nhân. Theo nhận định của ông Ramesh Nair, Tổng Giám đốc công ty tài chính JLL India, hoạt động của các quỹ đầu tư tư nhân sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2017 nhờ nền kinh tế tiếp tục được củng cố và hiện đại hoá.
JLL đánh giá cao sự tiến bộ trong quá trình cải cách cơ cấu và tự do hóa hệ thống quản trị dòng vốn FDI. Tăng cường tính minh bạch trong khuôn khổ pháp lý sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư hơn cho thị trường bất động sản.
Một xu hướng đáng chú ý là sự phát triển của phân khúc nhà ở giá cả phải chăng. 10 triệu ngôi nhà sẽ được xây dựng ở khu vực nông thôn Ấn Độ đến năm 2019, và lĩnh vực quan trọng này sẽ được tiếp cận với khoản vay ưu đãi.
Cơ chế hỗ trợ tín dụng mới (CLSS) dành cho nhóm người có thu nhập trung bình với khoản ngân sách dự kiến 1 tỷ rupee trong tài khóa 2017-18.
Chương trình này nằm trong khuôn khổ sáng kiến Xây dựng nhà ở cho mọi người (PMAY) của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhằm cung cấp nhà ở xã hội cho người nghèo và người thu nhập thấp.
Thời hạn của các khoản vay theo cơ chế CLSS đã được tăng từ 15 lên 20 năm, và ngân sách dành cho PMAY cũng được nâng từ 15 tỷ lên 23 tỷ rupee ở khu vực nông thôn.
Mặt khác, Chính phủ của Thủ tướng Modi cũng song song thực hiện hai sáng kiến khác mà Ấn Độ đã bắt đầu triển khai từ năm 2015, đó là Xây dựng các thành phố thông minh (SCM) và sáng kiến đổi mới và phát triển đô thị (AMRUT).
Sáng kiến SCM ra đời với mục tiêu tăng cường chất lượng cuộc sống tại 100 thành phố “thông minh”, với việc phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao, cải thiện dịch vụ thông qua các ứng dụng thông minh, tạo môi trường sạch và bền vững.
Trong khi đó, mục tiêu cơ bản của kế hoạch AMRUT là bảo đảm các cơ sở hạ tầng và vệ sinh cơ bản; tập trung cung cấp nước sạch và xây dựng hệ thống cống rãnh; đẩy mạnh phát triển giao thông công cộng; xây dựng đường dành riêng cho người đi bộ, đi xe đạp, phát triển nhiều không gian xanh và không gian mở; cải thiện sự điều hành đô thị thông qua cải cách; xây dựng năng lực cho khu vực đô thị.
Củng cố thị trường tiêu dùng
Sự bùng nổ của thị trường bất động sản Ấn Độ từ giữa những năm 2000 trở lại đây đã khiến cho hàng loạt tòa chung cư nở rộ ở khu vực ngoại ô của các thành phố lớn để đáp ứng nhu cầu của hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu.
Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn của ngành bất động sản là khó tránh khỏi và hầu hết trong các trường hợp người mua nhà là đối tượng chịu thua thiệt nhiều nhất.
Năm 2010, Neena Nagpal và chồng của cô đã dành toàn bộ số tiền tiết kiệm để mua một căn hộ ở ngoại ô vùng lãnh thổ thủ đô quốc gia Delhi, song nó vẫn chỉ nằm “trên giấy”.
Căn hộ “trong mơ” của Neena Nagpal thuộc dự án Lotus Panache trên con đường nối Delhi với thành phố lân cận Noida, là một trong rất nhiều tòa chung cư đang xây dở khác mà hầu hết đều đang chậm tiến độ.
Chủ đầu tư công trình này là 3C Company đã quảng cáo dự án cùng với kế hoạch xây dựng khu vui chơi cho trẻ em và trung tâm giải trí - thể thao, song chúng cũng vẫn nằm trên bản vẽ.
Mặc dù mỗi người mua đều đã trả trước ít nhất 90% giá căn hộ, đến nay mới chỉ có 800 trong tổng số 4.200 người được nhận nhà và dự án này đã chậm gần 4 năm so với kế hoạch.
Khoảng 600 người đã đệ đơn kiện chủ đầu tư của dự án này ra tòa để đòi nhà và tiền đền bù vì bàn giao trễ hạn. Tuy nhiên, với một hệ thống tư pháp quá tải như ở Ấn Độ, sẽ mất rất nhiều thời gian để số đơn trên được xử lý.
Một cặp vợ chồng khác phải vay 2 triệu rupee (44.000 USD) để mua một căn hộ trên tầng 19 của một chung cư nằm ở ngoại ô của Delhi do công ty Supertech xây dựng.
Mãi đến khi họ đã trả 95% giá mua nhà thì mới phát hiện ra công ty chỉ được cấp phép xây dựng 12 tầng. Mặc dù đã kiện chủ xây dựng ra tòa, họ vẫn phải trả lãi vay 20.000 rupee/tháng trong khi theo đuổi vụ kiện.
Hãng tin AFP (Pháp) dẫn lời ông Gulam Zia, giám đốc điều hành công ty tư vấn bất động sản Knight Frank Ấn Độ cho biết công trình được bàn giao trên thực tế thường không giống như những gì nhà thầu mô tả ban đầu, nhưng từ nay các chủ đầu tư bất động sản sẽ không thể dễ dàng “nói suông” như trước.
Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành một đạo luật mới với tên gọi Luật Bất động sản & Phát triển (RERA), có hiệu lực từ ngày 1/5/2017, nhằm bảo vệ hàng nghìn người mua nhà như Neena Nagpal khỏi những kẻ lừa đảo hay chủ đầu tư thiếu trung thực.
Luật mới đòi hỏi tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin cũng như tăng trách nhiệm giải trình của các nhà thầu xây dựng. Nếu vi phạm, các chủ đầu tư có thể bị phạt tiền nặng và thậm chí phải đối mặt với án tù lên đến ba năm.
Chính quyền các bang sẽ chịu trách nhiệm theo dõi và đảm bảo rằng các công trình được thực hiện theo đúng tiến độ xây dựng, với số lượng và quy mô căn hộ như cam kết.
Tiền của người mua nhà sẽ phải được gửi vào một tài khoản thế chấp và chỉ được sử dụng cho công trình mà họ đang đầu tư chứ không phải để khởi động các dự án kế tiếp của chủ thầu. Nếu căn hộ không được giao đúng hạn, chủ đầu tư sẽ phải trả lãi suất hàng tháng cho các khoản vay ngân hàng của người mua.
Chủ tịch Hiệp hội các nhà phát triển bất động sản Ấn Độ Jaxay Shah hoan nghênh luật mới và tin rằng việc siết chặt các quy định trong xây dựng sẽ giúp phục hồi niềm tin tiêu dùng trong lĩnh vực bất động sản nước này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống mới của Ấn Độ xuất thân từ tầng lớp dân nghèo
20:59' - 20/07/2017
Tổng thống mới của Ấn Độ Ram Nath Kovind xuất thân từ tầng lớp dân nghèo.
-
Chuyển động DN
Ấn Độ muốn xuất khẩu thiết bị ngành dệt may sang Việt Nam
16:53' - 20/07/2017
Việt Nam là thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Ấn Độ muốn tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị ngành dệt.
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại giao kinh tế của Ấn Độ liên quan đến sáng kiến “Vành đai và Con đường”
06:30' - 16/07/2017
Việc Ấn Độ tháng 5 vừa qua công khai, thẳng thừng từ chối tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường” diễn ra tại Bắc Kinh tuy không bất ngờ, nhưng gây nhiều tranh cãi.
-
Kinh tế Thế giới
Internet đóng góp hơn 560 tỷ USD vào kinh tế Ấn Độ vào năm 2020
17:25' - 15/07/2017
Khoản đóng góp của Internet cho GDP của Ấn Độ chiếm khoảng 5,6% trong tài khóa 2015-2016 và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên gần 16%, tương đương 36.000 tỷ rupee (hơn 561 tỷ USD).
-
Đời sống
Ấn Độ vượt Mỹ trở thành nước có người sử dụng Facebook nhiều nhất thế giới
16:48' - 15/07/2017
Ấn Độ đã vượt Mỹ trở thành nước có lượng người sử dụng Facebook lớn nhất thế giới, với tổng số 241 triệu người đang sử dụng so với con số 240 triệu ở Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản và Ấn Độ thách thức Trung Quốc tại châu Phi
06:03' - 09/07/2017
Nhật Bản và Ấn Độ đang tích cực can dự cả về mặt kinh tế, chính trị và chiến lược ở châu Phi nhằm ngăn chặn ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc tại khu vực này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.