Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Đông Bắc Á
Chiều 30/10, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội thảo phổ biến thông tin, thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á.
Tại hội thảo, đại diện Bộ Công Thương đã phổ biến thông tin, thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á tại Thanh Hoá liên quan đến các vấn đề về nhu cầu nhập khẩu của khu vực Đông Bắc Á đối với các mặt hàng thế mạnh của tỉnh; tiềm năng, dư địa xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh; một số vấn đề cần lưu ý đối với xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á. Thảo luận theo hình thức trực tuyến với các đại diện Thương mại tại các nước Đông Bắc Á, các Tham tán thương mại đều cho rằng thị trường Đông Bắc Á, mà chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là đối tác thương mại truyền thống, quan trọng và vẫn là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, nhưng nhìn chung, hàng hóa xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa chưa có hàm lượng giá trị gia tăng cao, chủ yếu là hàng hóa gia công như: hàng may mặc, giầy dép hoặc các mặt hàng có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên như: đá ốp lát, xi măng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh.Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Thanh Hóa chủ yếu có quy mô nhỏ, chưa chủ động tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng các quy trình quản lý hiện đại. Việc tiếp cận thông tin và vận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu hàng hóa và mở rộng thị trường còn hạn chế.
Các đại biểu cho rằng yêu cầu thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Bắc Á ngày càng cao, đặc biệt với các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc..., thời gian tới, Thanh Hoá cần chú trọng vào những sản phẩm cao, thân thiện môi trường; sản phẩm có thương hiệu, an toàn, thiết kế đa dạng.Đối với các mặt hàng dệt may, cần ưu tiên các mặt hàng chuyên dụng, thân thiện với môi trường, đơn hàng nhỏ, giao hàng nhanh.
Các mặt hàng da giày ưu tiên sự tiện lợi, thoải mái, thiết kế đẹp, đơn hàng nhỏ, giao hàng nhanh. Với các sản phẩm nông lâm thủy sản cần yếu tố an toàn, truy suất nguồn gốc, tiêu chuẩn rõ ràng, bao bì đẹp...
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết: Giai đoạn 2016 - 2020, xuất khẩu của tỉnh Thanh Hóa sang thị trường Đông Bắc Á đạt 6.780 triệu USD, chiếm gần 48,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.Trong đó, năm 2020 ước đạt 1.978,6 triệu USD, chiếm tỷ trọng 55,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh với các sản phẩm chủ yếu là hàng dệt may, da giày, thủy hải sản, sản phẩm cói, thủ công mỹ nghệ, tinh bột sắn, dăm gỗ, bột cá, dứa đóng hộp…
Trong giai đoạn tới, Thanh Hóa tiếp tục xác định Đông Bắc Á là thị trường trọng tâm, chiến lược.
Tỉnh đã và đang tập trung duy trì, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa và làm sâu sắc hơn quan hệ đối ngoại với chính quyền và các tổ chức, hiệp hội tại khu vực này; ưu tiên các nguồn lực để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp trong tỉnh đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu tại khu vực Đông Bắc Á.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho hay, khu vực Đông Bắc Á là địa bàn trọng điểm có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam về thương mại. Riêng năm 2019, Đông Bắc Á là khu vực thị trường chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.Riêng tại Thanh Hoá với khoảng 140 doanh nghiệp xuất khẩu, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 4 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á 2 tỷ USD/năm.
Thanh Hoá đã phát triển nhiều sản phẩm xuất khẩu quan trọng có thể tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á và xuất khẩu ra toàn thế giới như: lọc hoá dầu, sắt thép, xi măng, may mặc, giày dép, sản phẩm gỗ, gạch đá ốp lát, thủy hải sản, tinh bột sắn, sản phẩm chăn nuôi, thực phẩm chế biến đóng hộp, hàng thủ công Mỹ nghệ...
Là địa phương có quy mô đứng thứ 8 cả nước, có nhiều nguồn lực phát triển về nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, kết nối vùng Đông bằng sông Hồng, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, Thứ trưởng Bộ Công thương tin tưởng Thanh Hoá sẽ phát huy được lợi thế, tiềm năng phát triển to lớn của mình để trở thành 1 cực tăng trưởng mới của Hà Nội, Hải phòng, Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển như mục tiêu Nghị quyết 58-NQ-TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thanh Hoá đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ giao Vụ thị trường châu Á- châu Phi thường xuyên cập nhật thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Thanh Hóa về nhu cầu, sự thay đổi xu hướng của thị trường Đông Bắc Á cũng như các chính sách tiêu chuẩn nhập khẩu để thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á tại Thanh Hóa./.
Tin liên quan
-
Phân tích doanh nghiệp
Sữa Vinamilk tiến vào thị trường Hàn Quốc
11:31' - 29/05/2020
Giám đốc tài chính của Vina Korea, ông Yun Yo-wang, cho biết Vinamilk quyết định tiến vào thị trường Hàn Quốc vì nhận thấy tiềm năng tăng trưởng lớn của thị trường sữa cao cấp của nước này
-
Chuyển động DN
Cơ hội xuất khẩu gạo vào thị trường Hàn Quốc từ hạn ngạch thuế quan
14:58' - 17/01/2020
Bên cạnh việc phân bổ 20.000 tấn gạo cho tất cả thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Hàn Quốc sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch riêng là 55.112 tấn gạo.
-
Doanh nghiệp
Thay đổi để đáp ứng yêu cầu từ thị trường Nhật Bản
10:30' - 18/12/2019
Để doanh nghiệp tiếp cận với chuỗi cung ứng toàn cầu như đưa hàng Việt vào chuỗi siêu thị AEON nói riêng và thị trường Nhật Bản nói chung, chính các doanh nghiệp phải có sự thay đổi và thích nghi.
-
Doanh nghiệp
Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu viên gỗ nén vào thị trường Nhật Bản
19:33' - 08/08/2019
Viên gỗ nén là một dạng năng lượng sinh khối có thể tái tạo được, sản phẩm này được sử dụng làm nhiên liệu chất đốt cho các nhà máy nhiệt điện...
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54' - 03/07/2025
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.