Tiền điện tử sẽ loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp
“Trong đó, việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử tại Nghị định 52/CP sẽ góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do các tổ chức không được phép phát hành”, đại diện NHNN cho biết.
Nghị định 52/CP bổ sung một số quy định về tiền điện tử; trong đó, định nghĩa, làm rõ bản chất của tiền điện tử (Điều 3); quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước (Điều 6); đối tượng cung ứng tiền điện tử bao gồm: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cung ứng dịch vụ ví điện tử và thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cung ứng dịch vụ ví điện tử liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng).
Theo NHNN, Nghị định mới sẽ hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền điện tử.
Đây là văn bản pháp lý quan trọng về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, có ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực, đối tượng, tổ chức, cá nhân liên quan; góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý cơ bản, vững chắc cho hoạt thanh toán không dùng tiền mặt; tạo thuận lợi cho chuyển đổi số ngành Ngân hàng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích, an toàn với chi phí hợp lý. Nghị định bao gồm 7 Chương, 38 Điều, trên cơ sở nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với các cam kết, thỏa thuận, điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; bảo đảm tính khả thi, gắn với thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, hiện đại, khắc phục một số tồn tại, hạn chế tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Một số nội dung chính sách lớn đã được thể chế hoá bằng quy định cụ thể tại Nghị định 52/CP như bổ sung quy định về thanh toán quốc tế nhằm nâng cao vai trò quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoạt động thanh toán quốc tế và đẩy mạnh các mô hình hợp tác cung ứng dịch vụ thanh toán xuyên biên giới trong bối cảnh phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo, cũng như hỗ trợ thanh toán đối với thương mại điện tử ngày càng gia tăng. Theo NHNN, việc sửa đổi, bổ sung quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) để phù hợp nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ, nâng cao hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước trong hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT: Cắt giảm các dịch vụ TGTT cấp phép (loại bỏ 1 dịch vụ là dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử không thuộc phạm vi dịch vụ TGTT); cắt giảm thủ tục hành chính, rà soát các điều kiện kinh doanh; sửa đổi, bổ sung chi tiết và làm rõ các nội dung, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp, thu hồi, cấp lại giấy phép làm căn cứ để quản lý và tổ chức triển khai.Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
Nghị định được NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tham mưu, trình Chính phủ ban hành theo quy định pháp luật. NHNN đang triển khai nhiều Thông tư hướng dẫn, trong đó có Thông tư về thẻ có nhiều điểm mới. Lần đầu tiên trong Nghị định 52/CP, Việt Nam đã định nghĩa rõ nét tiền điện tử. Thời gian tới sẽ không còn khái niệm “vụ án tiền điện tử” nữa. Vì tiền điện tử là tiền pháp định của Việt Nam, định nghĩa dưới một số dạng. Khi dùng tiền ảo, tài sản ảo sẽ dùng thuật ngữ khác, không dùng “tiền điện tử” nữa. NHNN đang tích cực triển khai Nghị định này. Hy vọng, Nghị định có hiệu lực sẽ thúc đẩy sẽ đảm bảo an ninh an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ thanh toán.
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Tiền điện tử đang tạo ra “hiệu ứng của cải” mới tại Mỹ
13:16' - 06/05/2024
Một câu chuyên được lan truyền khá phổ biến trên mạng xã hội là những người đầu tư sớm vào tiền điện tử đều được hưởng khối tài sản lớn tới mức có thể thay đổi cuộc sống - giống như trúng xổ số.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cú sảy chân của sàn giao dịch tiền điện tử "đình đám" Crypto.com
08:32' - 25/04/2024
Việc gia nhập thị trường Hàn Quốc của sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu Crypto.com đã bị trì hoãn vô thời hạn do các vấn đề pháp lý.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Tuần làm việc bận rộn của các ngân hàng trung ương toàn cầu
14:15'
Trong tuần tới, hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất khi tiếp tục theo dõi tác động từ những gián đoạn thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc thành lập đội ứng phó khẩn cấp cho thị trường tài chính
08:09'
Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ kích hoạt một nhóm ứng phó khẩn cấp chung có sự tham gia của các cơ quan chính phủ liên quan để theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cơ hội nào cho ngành bảo hiểm trong nửa cuối năm 2025?
19:11' - 15/06/2025
Bước sang năm 2025, thị trường bảo hiểm đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc trở lại sau giai đoạn đầy biến động.
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng USD trước nguy cơ giảm mạnh
14:32' - 15/06/2025
Gói tài chính khổng lồ của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể khiến đồng USD giảm giá tới 5% và làm giá cổ phiếu chao đảo nếu điều khoản có hiệu lực.
-
Tài chính & Ngân hàng
ECB: Mục tiêu lạm phát 2% "trong tầm tay"
14:32' - 15/06/2025
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết, mục tiêu lạm phát 2% mà ECB đặt ra đang trong tầm tay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mỹ: Thâm hụt ngân sách giảm nhờ nguồn thu từ thuế nhập khẩu
10:37' - 15/06/2025
Tính từ đầu năm tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 10/2024), tổng thu từ thuế hải quan của Mỹ đã đạt 86 tỷ USD, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm tài khóa trước đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng Israel-Iran: Hàn Quốc thành lập đội ứng phó khẩn cấp cho thị trường tài chính
11:16' - 14/06/2025
Chính phủ Hàn Quốc sẽ nỗ lực hết sức để ổn định giá tiêu dùng và chuẩn bị các biện pháp đối phó nhanh chóng.
-
Tài chính & Ngân hàng
BoK cảnh báo tác dụng phụ từ các biện pháp kích thích kinh tế
09:18' - 13/06/2025
Thống đốc BoK cảnh báo việc hạ lãi suất chủ chốt "quá mức" có thể thúc đẩy giá bất động sản ở Seoul tăng, thay vì thúc đẩy nền kinh tế thực sự.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quy định quản lý, sử dụng vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
20:41' - 12/06/2025
Ngày 12/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2025/NĐ-CP quy định chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.