Tiêu chuẩn nào cho “hộ chiếu vaccine“?
Khi câu chuyện “chủ nghĩa dân tộc vaccine” vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi gay gắt, thì gần đây việc phát hành "hộ chiếu vaccine", một dạng giấy thông hành điện tử cho phép những người đã được tiêm vaccine được tự do đi lại, tiếp tục nổi lên thành chủ đề nóng và có khả năng gây thêm chia rẽ giữa các nước giàu và các nước nghèo.
Một số quốc gia ủng hộ ý tưởng này, coi đây là lối thoát cho ngành du lịch và hàng không đang gặp khó khăn, một số quốc gia khác lại bày tỏ nghi ngại bởi đến nay mới chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số thế giới được chủng ngừa.
Không ít nhà phân tích lo ngại nếu hộ chiếu vaccine sớm được phát hành, các nước giàu lại là các nước chiếm ưu thế hơn trong việc mở cửa trở lại nền kinh tế; trong khi đó, các nước nghèo vẫn đang phải “vật lộn” để có được nguồn cung vaccine do bất bình đẳng trong cơ chế phân phối và sẽ ngày càng bị tụt lại phía sau.
Theo dữ liệu thống kê của ourworldindata, tính đến ngày 2/3, Israel, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Anh, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ tiêm chủng cho người dân, đặc biệt Israel có tỉ lệ 96/100 (số người được tiêm/100 người).
Tổng thống Mỹ Joe Biden tự tin tuyên bố rằng nước này sẽ hoàn thành chương trình tiêm chủng cho toàn bộ người trưởng thành vào tháng 5 tới. Điều này phơi bày thực tế rằng, những nước có tốc độ tiêm chủng vaccine COVID-19 cao đều là những quốc gia phát triển.
Trước đó, tổ chức phân tích Economist Intelligence Unit (EIU) cũng công bố kết quả nghiên cứu cho biết, các nước như Anh, Mỹ, Israel và các quốc gia thành viên EU sẽ đạt được “độ bao phủ tiêm ngừa diện rộng” và hoàn thành tiêm chủng cho hầu hết dân số vào cuối năm 2021; nhóm các nước phát triển còn lại theo sau sẽ đạt mục tiêu tiêm phòng vào năm 2022.
Thậm chí, EIU cũng đưa ra cảnh báo rằng 84 quốc gia nghèo nhất thế giới sẽ không có đủ vaccine COVID-19 cho đến năm 2023 và vấn đề thiếu hụt vaccine sẽ kéo dài trong nửa đầu của thập niên này.
Bà Agathe Demarais, Trưởng bộ phận phân tích của EIU nhận định, việc tiêm chủng vaccine sẽ định hình bức tranh chính trị và kinh tế toàn cầu, du lịch và gần như tất cả mọi thứ.
Cuộc đua giành nguồn cung vaccine bắt đầu nóng lên từ tháng 1 năm nay, sau khi vaccine Oxford/Astra Zeneca được phê duyệt.
Tâm điểm đầu tiên là căng thẳng giữa EU và Anh, khi Ủy ban châu Âu (EC) ra quyết định sử dụng các biện pháp khẩn cấp trong thỏa thuận Brexit để hạn chế xuất khẩu vaccine qua biên giới Cộng hòa Ireland sang Anh.
Mặc dù quyết định sau đó đã nhanh chóng được thu hồi do gặp phản ứng dữ dội từ Anh, Ireland và Bắc Ireland, bởi các bên lo ngại đe dọa đến Nghị định thư Bắc Ireland mà EU và Anh ký kết để giải quyết vấn đề thuế quan hậu Brexit, song cũng cho thấy thực trạng cạnh tranh “không khoan nhượng” trong cuộc đua giành nguồn cung vaccine ngay cả với các nước giàu.
Theo diễn biến mới nhất, ngày 4/3, Italy cho biết nước này đã chặn một lô 250.000 liều vaccine COVID-19 Oxford/AstraZeneca xuất sang cho Australia.
Đây là lần can thiệp đầu tiên kể từ khi EU đưa ra các quy định mới quản lý việc vận chuyển vaccine bên ngoài khối.
Động thái này của Italy được giới phân tích cho rằng sẽ tiếp tục làm thổi bùng lên căng thẳng toàn cầu về vấn đề mua sắm vaccine.
Vấn đề ngoại giao vaccine giữa phương Tây với Nga và Trung Quốc cũng được châm ngòi khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7), đã kêu gọi các nước phương Tây nên nhanh chóng dành ra tối đa 5% lượng vaccine mua được để chia sẻ cho châu Phi, trong khi Nga và Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng tại khu vực này thông qua các hợp đồng cung cấp vaccine.
Tuy nhiên, đề xuất của Tổng thống Macron đã bị Mỹ và Anh từ chối với lập luận rằng sẽ san sẻ vaccine cho các nước đang phát triển sau khi hoàn thành chương trình tiêm chủng trong nước.
Ngay tại châu Âu, thất bại của EC trong chiến lược mua vaccine ngừa COVID-19 cho công dân châu Âu cũng đã dẫn đến cuộc “nổi loạn” của một số nước thành viên. Mới đây, CH Séc và Slovakia đã theo chân Hungary tìm kiếm đến nguồn cung vaccine từ Nga và Trung Quốc.
Tổng thống CH Séc Milos Zeman cho biết ông đã đề nghị Nga cung cấp vaccine Sputinik V ngừa COVID-19 vì không thể chờ vaccine do EU cung cấp, đồng thời sẽ cân nhắc sử dụng cả vaccine của Trung Quốc.
Trong khi đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ ngày 24/2, sáng kiến phân phối vaccine COVID-19 toàn cầu COVAX của Liên hợp quốc mới bắt đầu phân phối những lô vaccine đầu tiên tới các nước đang phát triển; trong đó, Ghana là quốc gia đầu tiên tiếp nhận lô 600.000 liều vaccine theo cơ chế này.
Dự kiến đến cuối tháng 5, sẽ có 237 triệu liều vaccine được phân phối tới 142 nước tham gia chương trình này.
Điều này mở ra niềm hy vọng cho các nước phát triển, nhưng với nguồn cung vaccine còn hạn chế, trong khi phải đảm bảo phân phối công bằng cho rất nhiều nước, các nước đang phát triển sẽ vẫn bị tụt xa trong chương trình tiêm chủng và vẫn phải duy trì các biện pháp đối phó với dịch bệnh trong thời gian dài.
Trong bối cảnh như vậy, việc đi đầu trong tốc độ tiêm chủng sẽ cho phép các nước phát triển triển khai ý tưởng hộ chiếu vaccine, với mục đích cấp phép cho những người đã được tiêm chủng có thể di chuyển giữa các nước, kích cầu du lịch, phục hồi lại ngành hàng không và giúp sớm mở cửa trở lại nền kinh tế nhanh nhất có thể.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã thông báo EU đang chuẩn bị cho việc áp dụng “Thẻ xanh kỹ thuật số” để nối lại các hoạt động di chuyển quốc tế vào mùa Hè này.
Bà Ursula cho biết EU sẽ ưu tiên mở cửa du lịch trong phạm vi EU trước tiên, theo đó người châu Âu có thể đặt phòng khách sạn và khu nghỉ dưỡng trước các quốc gia khác. Israel, Australia cũng đã thực hiện chương trình hộ chiếu vaccine nội địa, chỉ cho phép những ai đã tiêm vaccine mới được tiếp cận các phòng tập thể dục, các buổi hòa nhạc và các địa điểm công cộng khác.
Thái Lan đang cân nhắc việc thực hiện một hệ thống hộ chiếu vaccine nhằm khởi động ngành du lịch trong năm nay.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hộ chiếu vaccine làm hiện lên viễn cảnh một thế giới bị phân chia bởi khoảng cách giàu nghèo, bộc lộ rõ sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine toàn cầu cũng như tạo ra các vấn đề về chính trị, đạo đức đáng lo ngại.
Chủ tịch Hiệp hội Tiêm chủng Tây Ban Nha (AEV), Amos Garcia, đã kiên quyết phản đối “hộ chiếu vaccine” của châu Âu, coi việc cấp đặc quyền đi lại cho những người được tiêm chủng có thể làm gia tăng “khoảng cách xã hội” giữa các nước giàu và nghèo, không chỉ ở châu Âu mà còn trên toàn thế giới bởi vaccine hiện đang được phân phối chủ yếu cho các nước giàu.
Ngoài ra, câu hỏi về việc liệu hộ chiếu vaccine của Nga và Trung Quốc có được các nước phương Tây chấp nhận hay không cũng chưa có lời đáp. Tiến sĩ Clare Wenham, trợ lý giáo sư về chính sách y tế toàn cầu tại Trường Kinh tế London cho rằng: “Từ góc độ đạo đức, hộ chiếu vaccine là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Bạn sẽ tạo ra một hệ thống hai cấp và lịch sử cho thấy rằng khi bạn tạo ra sự chia rẽ trong xã hội, điều đó sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn dân sự. Đó là sự phân biệt chủng tộc”.
WHO đến nay vẫn chưa ủng hộ ý tưởng sử dụng "hộ chiếu vaccine" để thúc đẩy hoạt động đi lại. WHO cho rằng hiện chưa phải là thời điểm để sử dụng hộ chiếu vaccine bởi vẫn còn nhiều ẩn số liên quan đến hiệu quả của tiêm chủng trong việc ngăn ngừa COVID-19, trong khi nguồn cung cấp vaccine vẫn còn hạn chế.
Giới chuyên gia hiện kêu gọi các chính phủ hãy chờ đợi để có thể cùng nhau đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế đồng nhất cho hộ chiếu vaccine trước khi phát hành, bởi các tiêu chuẩn không đồng đều có thể dẫn đến những nguy cơ hoặc bị biến thành trò chơi địa chính trị.
Giáo sư Melinda Mills, thuộc Trung tâm Khoa học nhân khẩu học Leverhulme tại Cao đẳng Nuffield, Đại học Oxford cho rằng các nước sẽ cần các tiêu chuẩn toàn cầu chung như Chứng chỉ tiêm chủng thông minh của WHO và đây sẽ là giải pháp hợp pháp cho vấn đề này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
“Hộ chiếu vaccine” - Cuộc tranh luận chưa có hồi kết
17:37' - 03/03/2021
Thời gian qua, ý tưởng về việc sử dụng “hộ chiếu vaccine”, theo đó cho phép những người đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được tự do đi lại, đã gây ra chia rẽ trong cộng đồng quốc tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Sử dụng "hộ chiếu vaccine" đang gây chia rẽ cộng đồng quốc tế
14:37' - 26/02/2021
Ý tưởng về việc sử dụng "hộ chiếu vaccine", theo đó cho phép những người đã tiêm chủng vaccine COVID-19 được tự do đi lại, đang gây chia rẽ cộng đồng quốc tế trong giai đoạn hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Anh sẽ không áp dụng "hộ chiếu vaccine"
19:00' - 07/02/2021
Anh sẽ không áp dụng "hộ chiếu vaccine" phòng COVID-19, song người dân sẽ có thể xin xác nhận đã tiêm phòng từ bác sĩ trong trường hợp họ cần đi tới các nước khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đạt đột phá lớn trong khai thác dầu đá phiến
15:06' - 28/11/2024
Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng của cơ sở sản xuất dầu đá phiến cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc tại Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đã vượt hơn 1 triệu tấn trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy tại Malaysia
12:11' - 28/11/2024
Nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor sẽ đầu tư 500 triệu USD vào xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Kulim, phía Bắc bang Kedah của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Một số ứng viên nội các của Tổng thống đắc cử Mỹ bị đe dọa đánh bom
11:43' - 28/11/2024
Trong những giờ qua, một số ứng viên nội các, cùng những vị trí trong chính quyền mới đã trở thành mục tiêu của các hành động đe dọa, trong đó có đe dọa đánh bom.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump có thể đẩy giá xăng tăng cao
11:41' - 28/11/2024
Kế hoạch của chính quyền Mỹ sắp tới trong việc áp thuế quan lên hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico có thể khiến giá xăng tại Mỹ tăng mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06' - 28/11/2024
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36' - 28/11/2024
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59' - 28/11/2024
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.