Tìm đầu ra cho sản phẩm trái cây các tỉnh, thành phía Nam
Đây là nhận định của các đại biểu tại diễn đàn trực tuyến “Kết nối, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái” do Tổ Điều hành Diễn đàn Kết nối Nông sản 970 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, ngày 4/12.
*Tiêu thụ có thể gặp khó
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt thông tin: Sản lượng cây ăn trái năm 2021 các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào đạt hơn 7 triệu tấn, tăng 100.000 tấn so với 2020, tập trung ở những cây ăn quả chủ lực chuối, xoài, mít… Riêng tháng 12/2021, sản lượng trái cây đạt hơn 700.000 tấn; trong đó, thanh long có sản lượng cao nhất, đạt 200.000 tấn.Dự báo, trong quý I/2022, sản lượng trái cây phía Nam đạt khoảng 1,6 triệu tấn; Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 52% sản lượng, Duyên hải Nam Trung bộ chiếm 26%, Đông Nam bộ 16%, Tây Nguyên 6% .
Theo ông Lê Thanh Tùng, trong quý I/2022, việc tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái của các tỉnh phía Nam có thể gặp phải một số khó khăn. Cụ thể, nếu dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ và xuất khẩu.Yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc của các thị trường xuất khẩu ngày càng cao. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc có thể tăng cường các biện pháp kiểm tra dịch bệnh tăng thêm, điều này có thể làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ tại cửa khẩu…
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… tăng cao tác động đến chi phí đầu vào của sản xuất. Trong khi đó, năng lực chế biến trái cây trong nước còn nhiều hạn chế, chủ yếu xuất khẩu trái tươi nên khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì sẽ gây ra rất nhiều tổn thất. Ông Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Lo cho biết, hiện nay tiêu thụ nông sản của tỉnh đang gặp khó khăn dù đã huy động nhiều kênh tiêu thụ từ truyền thống đến thương mại điện tử.Ngành nông nghiệp tỉnh đã cố gắng kết nối qua Tổ Công tác 970, Mặt trận Tổ quốc của một số tỉnh để tiêu thụ nông sản cho nông dân song vẫn chưa giải quyết hết tồn đọng nông sản cho người dân.
Theo ông Văn Hữu Huệ, khó khăn về đầu ra, cạnh tranh quyết liệt khiến một số đơn vị thu mua chỉ đến từ 1-2 lần rồi không quay lại. Doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân đầu tư rất nhiều nhưng không bán được. Việc kết nối để hình thành hợp tác xã còn yếu, nguyên nhân cũng do đầu ra kém, nông dân không hào hứng tham gia. Phân tích về những khó khăn của ngành rau quả đang phải đối mặt hiện nay, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho hay: Dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp khiến quá trình xuất khẩu bị ách tắc, tăng trưởng chững lại so với trước đây. Cụ thể, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi tổ chức thu mua cũng như thuê tàu, thuê container… gây ra tình trạng ứ đọng rau quả ở một số nơi thời gian qua. “Với hàng rau quả, thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay vẫn là Trung Quốc, tuy nhiên theo thông tin mà hiệp hội nhận được, Trung Quốc dự định sẽ ngừng nhập khẩu ít nhất 6 tuần trong dịp Tết Nguyên đán 2022 sắp tới, điều này có thể làm gia tăng tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Thêm khó khăn nữa là do chưa thể chế biến sâu nên rau quả Việt Nam khó có thể phục vụ các thị trường có khoảng cách địa lý lớn bằng những hình thức vận chuyển giá rẻ.” ông Nguyên thông tin thêm.*Cần chiến lược dài hạn
Với sản lượng trái cây khá lớn trong những tháng tới, ông Lê Thanh Tùng đề nghị các địa phương cần nắm chắc sản lượng, chất lượng cây ăn trái trên địa bàn của mình để có những dự báo sớm về kịch bản tiêu thụ, kịp thời cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp thu mua, tiêu thụ có phương án kết nối sớm. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh đánh giá cấp mã số vùng trồng, xây dựng kế hoạch tiêu thụ cụ thể, kết nối doanh nghiệp thu mua trái cây. Tập trung đầu tư cho bảo quản, chế biến, số hóa các loại nông sản để xây dựng kế hoạch tiêu thụ dài hơi trong nhiều năm. Bà Ngô Tường Vy, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu nhận định: Thị trường Trung Quốc đang thay đổi rất nhiều về vấn đề nhập khẩu và có thể nói đây là bước đệm khiến cả ngành nông nghiệp, các địa phương và các doanh nghiệp cùng thay đổi tư duy trong sản xuất và kinh doanh nông sản. Khi chất lượng sản phẩm rau quả của Việt Nam được nâng cao thì việc liên kết, tiêu thụ của các doanh nghiệp như Chánh Thu sẽ giảm được nhiều rủi ro khi bước ra thị trường thế giới. "Tuy nhiên, việc định hướng sản xuất phải có sự tham gia tích cực của cả người dân, doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Thực tế là có nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nông sản. Thời gian qua Công ty Chánh Thu làm mã số vùng trồng cho quả sầu riêng thì nhiều địa phương tỏ ra thờ ơ, mặc kệ người nông dân làm việc với doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể kết nối, thu mua, tiêu thụ nhưng việc định hướng sản xuất phải có sự tham gia của các địa phương. Nếu thay đổi được điều này thì xuất khẩu mới có thể khởi sắc hơn trong thời gian tới”, bà Ngô Tường Vy phân tích. Ông Đặng Phúc Nguyên đề xuất, với khó khăn trước mắt, ngành nông nghiệp và các địa phương cần lên phương án đẩy mạnh tỷ lệ tiêu thụ rau quả, nông sản nội địa trong thời gian tới. Về lâu dài, các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp cần nghiên cứu, chuyển giao thêm các loại giống cây ăn trái mới có chất lượng cao, dễ canh tác. Đối với sản xuất, cần cân nhắc việc định hướng hạn chế sử dụng các vật tư có nguồn gốc vô cơ, khuyến khích người dân liên kết thành hợp tác xã, canh tác theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Song song đó, cần đẩy mạnh ngoại giao kinh tế, đàm phán để mở rộng danh sách các mặt hàng nhập khẩu vào những thị trường, còn nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản… Cùng quan điểm, ông Đinh Viết Tú, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho rằng: Cần cơ cấu lại sản xuất, chế biến và thị trường nông sản theo chuỗi; trong đó, ưu tiên các sản phẩm chủ lực, các sản phẩm có chất lượng cao. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần xây dựng các phương án để tăng chất lượng, giảm chi phí, tăng cường chế biến sâu và mở rộng thị trường cũng như xây dựng hệ thống cung ứng nông sản bền vững. Đối với các địa phương, cần chủ động kết nối tìm thêm các thị trường tiềm năng để tránh phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống. Song song đó, quan tâm đầu tư đúng mức phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất bằng cách xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp hỗ trợ và logistic./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Cách tận dụng dư địa cho trái cây Việt Nam tại thị trường EU
18:48' - 06/11/2021
Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho biết, người tiêu dùng châu Âu ngày càng quan tâm và có xu hướng tăng tiêu thụ các loại trái cây nhiệt đới, nhất là những loại tốt cho sức khỏe và có hương vị mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối đưa trái cây của các hợp tác xã tới thị trường tiềm năng
17:05' - 08/10/2021
Chiều 8/10, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội nghị “Kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu trái cây của hợp tác xã với các thị trường nước ngoài tiềm năng” với hình thức trực tuyến.
-
Hàng hoá
Trái cây Việt Nam lần đầu ra mắt tại Hội chợ Macfrut 2021
08:07' - 08/09/2021
Ngày 7/9, Hội chợ trái cây Macfrut lần thứ 38 đã chính thức khai mạc tại thành phố Rimini thuộc vùng Emilia Romagna của Italy.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Nhân rộng các mô hình chuỗi cung ứng nông, lâm, thủy sản an toàn
14:30' - 25/11/2024
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ bền vững và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu là những yếu tố then chốt để đưa nông sản Khánh Hòa vươn xa
-
Thị trường
Giá dầu thế giới tăng vọt
08:34' - 25/11/2024
Thị trường năng lượng chứng kiến tuần tăng điểm ấn tượng khi tất cả các mặt hàng đều khởi sắc, trong đó dầu thô là điểm nhấn chính với mức tăng 6%,.
-
Thị trường
TH true JUICE milk MISTORI - lựa chọn yêu thích của bé
10:09' - 24/11/2024
Với hương vị thơm ngon, cung cấp năng lượng từ thiên nhiên, TH true JUICE milk MISTORI giúp mẹ an tâm hơn khi để bé tự lựa chọn thức uống theo sở thích.
-
Thị trường
Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
09:06' - 24/11/2024
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp.
-
Thị trường
Lo ngại nguy cơ căng thẳng nguồn cung, giá dầu thô tăng mạnh
09:00' - 22/11/2024
Toàn bộ 5 mặt hàng nhóm năng lượng đồng loạt tăng giá trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị thêm nhiều diễn biến phức tạp.
-
Thị trường
Giá cà phê tăng nhờ lo ngại nguồn cung
08:44' - 22/11/2024
Hai mặt hàng cà phê vẫn ghi nhận diễn biến tích cực khi mở cửa với mức gapup, phản ánh những lo ngại về nguồn cung tại các thị trường xuất khẩu chính.
-
Thị trường
250 gian hàng tại Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024
22:16' - 21/11/2024
Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 20 đến 24/11, với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh thành tham gia.
-
Thị trường
Đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa Tết
19:14' - 21/11/2024
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT ngày 20/11/2024 về việc thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
-
Thị trường
TH lan tỏa “Vị Hạnh Phúc – Xuân Sung Túc” với bộ sản phẩm đồ uống Tết Ất Tỵ 2025
16:40' - 21/11/2024
Với thông điệp “Vị Hạnh Phúc - Xuân Sung Túc”, TH mong muốn mang đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ những sản phẩm tốt cho sức khỏe.