Tín hiệu Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách "Không COVID"
Ông Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan, sau đó là tới Uzbekistan, nơi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Samarkand.
Các chuyên gia đã vạch ra những ý nghĩa ngoại giao của chuyến đi này, bao gồm cả tính biểu tượng cao khi ông Tập Cận Bình chọn Kazakhstan làm địa điểm thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên trong hơn hai năm rưỡi.Tuy nhiên, chuyến đi cũng có ý nghĩa đối với các chính sách đối nội của Trung Quốc, bao gồm cả việc nới lỏng chính sách "Không COVID" được nhiều người hy vọng.
Đại dịch COVID-19 là lý do khiến ông Tập Cận Bình không có các chuyến công du nước ngoài kể từ khi trở về từ Myanmar vào tháng 1/2020. Ban đầu, không chỉ riêng ông Tập Cận Bình làm như vậy.Các hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đã phải tạm hoãn trên toàn thế giới trong năm 2020 và phần lớn năm 2021. Tuy nhiên, khi vaccine ngừa COVID-19 được ra mắt vào năm 2021, ngày càng nhiều các nhà lãnh đạo thế giới đã khôi phục việc đi lại.
Điều này khiến ông Tập Cận Bình trở thành một ngoại lệ. Lý do chính là vì cách tiếp cận "không khoan nhượng" của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19 liên quan đến các đợt phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn những tác động của virus.
Cách tiếp cận đó được duy trì trong các năm 2020 và 2021, cho đến khi biến thể Omicron siêu lây nhiễm xuất hiện.
Năm 2022, Trung Quốc phong tỏa hai tháng đối với Thượng Hải, trung tâm tài chính và kinh doanh của Trung Quốc và là nơi sinh sống của 25 triệu người dân.Việc phong tỏa không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn khiến người dân Thượng Hải gặp nhiều khó khăn.
Ngoài cách tiếp cận nghiêm ngặt ở trong nước, Trung Quốc cũng hầu như đóng cửa với thế giới bên ngoài ngay cả khi các nước khác bắt đầu mở cửa trở lại một cách thận trọng.Sinh viên nước ngoài chỉ nhận được thông báo rằng họ có thể tiếp tục học tập ở Trung Quốc vào mùa Thu này và Trung Quốc vẫn duy trì chế độ cách ly 10 ngày đối với khách nước ngoài.
Nhà phân tích Mu Chunshan tại Bắc Kinh nhận định, khi cân nhắc cả hai mặt về an toàn sức khỏe và chính sách "Không COVID", Chủ tịch Tập Cận Bình và hầu hết các quan chức cấp cao Trung Quốc đã không ra nước ngoài trong hơn hai năm.Do đó, việc ông Tập Cận Bình sẽ có các chuyến đi đến Kazakhstan và Uzbekistan thực sự là dấu hiệu cho thấy sự tin tưởng của ông với việc kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc và trên thế giới.
Do đó, quyết định tiếp tục công du nước ngoài của ông Tập Cận Bình có thể được coi là một phần của xu hướng nhằm hướng tới việc mở cửa trở lại thời kỳ hậu đại dịch và đây là một tin đáng mừng đối với nhiều người dân Trung Quốc.Theo ông Mu, Trung Quốc gần đây đã cho phép sinh viên nước ngoài nhập cảnh vào nước này và cũng cắt giảm thời gian cách ly bắt buộc đối với khách quốc tế. Ông nói: "Mặc dù hiện nay Trung Quốc vẫn kiên quyết áp dụng chính sách ‘Không COVID’, nhưng tôi nhận thấy bắt đầu từ tháng Bảy, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu cởi mở dần dần". Tuy nhiên, các vụ phong tỏa nghiêm ngặt vẫn tiếp tục diễn ra ở các khu vực của Trung Quốc. Theo số liệu từ hãng tin AP, tính đến tuần trước, "65 triệu người Trung Quốc ở 33 thành phố, bao gồm 7 thủ phủ của các tỉnh", đã bị phong tỏa dưới các hình thức khác nhau. Sự thay đổi dần theo hướng cởi mở hơn có thể sẽ diễn ra. Tuy nhiên, nhà phân tích Mu cho rằng, Trung Quốc vẫn sẽ không thể từ bỏ hoàn toàn chính sách "Không COVID" giống như phương Tây./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga thay thế Dòng chảy phương Bắc 2 bằng đường ống dẫn khí đốt tới Trung Quốc
07:59' - 16/09/2022
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngày 15/9 cho biết một đường ống của Nga tới Trung Quốc sẽ thay thế đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 tới châu Âu bị từ bỏ do xung đột ở Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chưa đưa ra quyết định điều chỉnh các khoản đầu tư vào Trung Quốc
21:00' - 15/09/2022
Đầu tư của Mỹ vào các công ty sản xuất chip nước ngoài là mối quan tâm của Chính phủ Mỹ, quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Peter Harrell cho biết hôm 14/9.
-
Hàng hoá
Trung Quốc tham gia dự án chế biến nickel 1,8 tỷ USD ở Indonesia
18:21' - 15/09/2022
Indonesia đang muốn sử dụng nguồn dự trữ nickel dồi dào của mình để thu hút đầu tư vào chế biến kim loại, sản xuất vật liệu pin xe điện cũng như xe điện tại quốc gia này.
-
Thị trường
Trung Quốc giành lại vị trí là nước dẫn đầu về nhập khẩu lúa mỳ của Australia
08:06' - 15/09/2022
Bất chấp căng thẳng thương mại chưa được hóa giải, Trung Quốc đã giành lại vị trí là nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất của Australia.
-
Phân tích - Dự báo
Vì sao vị thế "công xưởng thế giới" vẫn sẽ do Trung Quốc nắm giữ?
06:30' - 15/09/2022
Có chuyên gia cho rằng thời kỳ đỉnh cao sản xuất của Trung Quốc đã đi qua và vị thế công xưởng thế giới sẽ bị các nước khác thay thế. Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu để hỗ trợ lập luận trên.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.