Tỉnh lộ 166 có nguy cơ bị sông Hồng "nuốt trôi"
Nhiều năm nay, tình trạng sạt lở đất thuộc địa phận thôn 2 và 3, xã Quy Mông nơi tuyến đường chạy qua đã khiến hơn 20 hộ gia đình mất đất sản xuất. Gần đây tình trạng sạt lở càng làm cho tỉnh lộ 166 có nguy cơ bị sông Hồng "nuốt trôi" trong mùa mưa bão.
Báo cáo của UBND xã Quy Mông (Yên Bái) gửi Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho thấy việc Hợp tác xã Hợp Nhất, huyện Trấn Yên tiến hành khai thác cát sỏi đã làm thay đổi dòng chảy ở đoạn sông này và dẫn đến tình trạng sạt lở.
Thực tế cho thấy, kể từ bến đò ngang Thác Thủ thuộc địa phận thôn 1, xã Quy Mông xuôi xuống phía dưới, dòng sông là một đoạn cong lượn từ phía bên xã Đào Thịnh dội thẳng vào mép mặt đoạn đường của tỉnh lộ 166 thuộc địa phận xã Quy Mông.
Còn phía bên kia dòng chảy vẫn là một diện tích mặt nước khá rộng có rất nhiều mô đất lởm chởm nhô lên tạo thành vật cản vì vậy dòng nước mới chảy quẹo sang bên xã Quy Mông và dội vào tỉnh lộ 166 gây sạt lở ở khu vực này.
Tỉnh lộ 166 là một trong những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh Yên Bái, chạy dọc phía hữu ngạn sông Hồng qua các xã Minh Tiến, Y Can, Quy Mông huyện Trấn Yên lên các xã Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, Tân Hợp và xã Đông An huyện Văn Yên với chiều dài 52 km.
Tuyến đường này tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển nông, lâm sản để các doanh nghiệp đóng trên địa bàn sản xuất, chế biến quế, tinh dầu quế, chế biến giấy...
Theo người dân ở thôn 2 và 3, xã Quy Mông, trước kia tính từ mép đường tỉnh lộ 166 ra dòng chảy của con sông ngày nay là một bãi đất bồi của xã đã được giao cho người dân canh tác trồng ngô và các cây hoa màu khác.
Những năm gần đây tình trạng khai thác cát sỏi và vàng đang ngày càng phát triển tại nơi đây, gây nên hiện tượng thay đổi dòng chảy và sạt lở đất hai bên bờ sông.
Theo Chủ tịch UBND xã Quy Mông Nguyễn Duy Khanh, giải pháp bền vững cho việc chống sạt lở tỉnh lộ 166 và công trình thủy lợi của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tân Phú, huyện Trấn Yên cung cấp nước cho hơn 3 ha ruộng cấy lúa nước của nông dân là cần sớm có dự án xây dựng kè tại các điểm xung yếu dọc bờ sông theo tỉnh lộ 166.
Trong báo cáo của UBND xã Quy Mông cũng kiến nghị UBND huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trấn Yên "xem xét để yêu cầu các tàu không được khai thác khoáng sản, cát sỏi trên sông Hồng khu vực xã Quy Mông và xã Đào Thịnh huyện Trấn Yên, nếu được phép khai thác khoáng sản phải có biện pháp khắc phục hậu quả...".
Đồng quan điểm, Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên ông Phạm Thế Phước cũng cho rằng, giải pháp lâu dài là đầu tư xây dựng kè cho đoạn sông này nếu không tỉnh lộ 166 có nguy cơ bị sông Hồng "nuốt trôi".
Tuy nhiên, vấn đề đình chỉ việc khai thác cát sỏi cần phải có kết luận của ngành chức năng về nguyên nhân dẫn tới sạt lở.
Ông Phước khẳng định huyện Trấn Yên sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thác cát sỏi của Hợp tác xã Hợp Nhất. Nếu Hợp tác xã Hợp Nhất vi phạm quy trình khai thác, huyện sẽ phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra và đề nghị UBND tỉnh ra quyết định đình chỉ việc khai thác này./.
- Từ khóa :
- tỉnh lộ 166
- sông Hồng
- khai thác cát sỏi
- sạt lở đất
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều bến bãi hoạt động trái phép ven đê sông Hồng và sông Luộc
21:18' - 11/06/2016
Trên 2 tuyến đê tả sông Hồng và sông Luộc qua địa bàn tỉnh Hưng Yên hiện đang diễn ra tình trạng các bến bãi chứa vật liệu xây dựng hoạt động trái phép, ảnh hưởng lớn đến hành lang bảo vệ đê điều.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Bắt giữ nhiều vụ khai thác cát trái phép trên sông Hồng
18:03' - 10/05/2016
Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Công an huyện Phúc Thọ phát hiện, bắt giữ 5 tàu đang thực hiện hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng, đoạn qua địa bàn xã Vân Phúc, Xuân Phú, huyện Ba Vì
-
Kinh tế Việt Nam
Lợi dụng thủy điện để khai thác vàng sa khoáng
09:35' - 08/05/2016
Sau 6 năm triển khai, tất cả những gì mà công trình thuỷ điện Đăk Brót tại xã Đăk Kroong huyện Đăk Glei, Kon Tum, "làm được" là hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực khai thác vàng sa khoáng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội triển khai đề án môi trường và phát triển hệ thống 4 sông nội đô
11:44'
Đối với sông Tô Lịch, đến thời điểm này, Hà Nội đã nạo vét được hơn 2/3 khối lượng bùn thải dưới lòng sông, đạt xấp xỉ 8.600 m3. Khoảng 3.200 m3 còn lại ở đoạn hạ lưu đang tiếp tục được xử lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngân hàng Thế giới đánh giá tốt về hiệu quả quản lý nợ công của Việt Nam
10:55'
Theo Báo cáo của WB, hiệu quả quản lý nợ tổng thể được đánh giá là tốt và khẳng định đã có những tiến triển tích cực về khuôn khổ pháp luật kể từ khi Luật Quản lý nợ công mới được ban hành năm 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy hoạch đồng bộ – Động lực để Phú Thọ phát triển bền vững
10:49'
Không đơn giản là phép cộng cơ học về diện tích và dân số, việc hợp nhất ba tỉnh chính là cuộc "tái cấu trúc không gian phát triển" của một chỉnh thể hành chính mới.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang đầu tư cảng, bến tại Phú Quốc
10:38'
Đảo Phú Quốc, tỉnh An Giang đang trên đà phát triển mạnh mẽ, định hướng trở thành một đặc khu kinh tế năng động, đẳng cấp quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Các loại hình giao thông vận tải diễn ra bình thường, không ghi nhận thiệt hại do bão
09:40'
Lĩnh vực hàng hải và đường thủy, hiện hoạt động khai thác cảng biển và thủy nội đia đang diễn ra bình thường và không ghi nhận thiệt hại do bão số 3 gây ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
08:45'
Hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa rất lớn tại vùng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An, đồng thời mưa lớn đã và sẽ tiếp tục xảy ra trên thượng nguồn sông Cả thuộc lãnh thổ Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2025
08:41'
Ngày 23/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025 để xem xét, cho ý kiến vào 8 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Senegal
08:35'
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Senegal.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngoại giao kinh tế phục vụ mục tiêu tăng trưởng 8,3 – 8,5% năm 2025
08:02'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kết nối các nền kinh tế, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các nước; thúc đẩy ký kết các Hiệp định thương mại tự do mà lãnh đạo cấp cao đã thống nhất.