Tối giảm thủ tục để hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng dịch COVID-19
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 23/2021/QĐ-TTg thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; trong đó, có hướng dẫn viên du lịch. Cụ thể về chính sách hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch như thế nào chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Lê Phúc, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch).
Phóng viên (PV): Xin ông cho biết những điểm mới về thủ tục hành chính của gói hỗ trợ năm nay dành riêng cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch?
Ông Nguyễn Lê Phúc: Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được ban hành tại Nghị quyết 68 của Chính phủ thể hiện sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ đối với ngành du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19.
Để bảo đảm Nghị quyết 68 được triển khai ngay trong thực tế, ngày 7/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 23; trong đó, có 4 điều, từ Điều 31 đến Điều 34 thuộc Mục 2, Chương VIII quy định chi tiết việc hỗ trợ hướng dẫn viên du lịch, cụ thể về đối tượng, điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ và phương thức chi trả, hồ sơ đề nghị, trình tự và thủ tục thực hiện. Trong đó, đặc biệt về thủ tục hành chính đã được cắt giảm tối đa nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, thể hiện ở mấy điểm sau.
Đó là tối đa đơn giản hóa thủ tục đề nghị hỗ trợ, quy định 1 cửa tiếp nhận và giải quyết hồ sơ cho hướng dẫn viên du lịch là Sở quản lý du lịch ở địa phương; đơn giản hóa hồ sơ đề nghị, chỉ gồm 2 loại gồm giấy đề nghị và hợp đồng lao động hoặc thẻ hội viên; cắt giảm thời gian thẩm định đến mức tối đa, còn 4 ngày; hình thức nhận hỗ trợ sẽ được trực tiếp chuyển vào tài khoản của hướng dẫn viên, bên cạnh đó cũng có thể chọn nhận qua bưu điện hoặc trực tiếp.
Bên cạnh đó, theo Quyết định 23, khoảng thời gian nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ kéo dài 6 tháng (từ ngày 07/7/2021 đến hết 31/01/2022), thời gian này đủ để hướng dẫn viên du lịch hoàn thiện hồ sơ và lựa chọn thời gian thích hợp để nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý, bên cạnh gói hỗ trợ của Chính phủ, các địa phương cũng có những chính sách riêng để hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Theo quy định, nếu hướng dẫn viên du lịch đủ điều kiện hưởng chính sách quy định tại Quyết định này và chính sách hỗ trợ của địa phương thì chỉ được hưởng một chính sách hỗ trợ cao nhất.
PV: Ông có thể giải thích cụ thể hơn về hợp đồng lao động mà hướng dẫn viên du lịch cần chuẩn bị để đề nghị hỗ trợ?
Ông Nguyễn Lê Phúc: Như tôi đã nêu ở trên, hướng dẫn viên du lịch chỉ phải chuẩn bị hồ sơ gồm 2 loại giấy tờ: giấy đề nghị hỗ trợ theo mẫu số 10 tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và bản sao hợp đồng lao động hoặc thẻ hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch không phải nộp các giấy tờ chứng minh bị ảnh hưởng, bị ngưng việc hoặc bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19; không phải nộp các giấy tờ liên quan đến bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Hợp đồng lao động ở đây là hợp đồng lao động giữa hướng dẫn viên du lịch với với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành (phải được cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa hoặc quốc tế) hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch, có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ. Tức là hợp đồng lao động có thể được ký trước hoặc sau thời điểm ngày 1/1/2020 nhưng chỉ cần có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ (hết ngày 31/01/2022) là hợp đồng hợp lệ.
Hợp đồng lao động ký trước ngày 1/1/2021 được thực hiện theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2012, bao gồm hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Nếu hợp đồng lao động ký từ ngày 1/1/2021 trở đi sẽ thực hiện theo quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2019 bao gồm hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Luật Lao động, hợp động lao động phải có đầy đủ 10 nội dung. Do vậy, nếu hợp đồng không có đủ 10 nội dung thì không phải là hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hướng dẫn viên du lịch có hợp đồng theo mùa vụ hoặc hợp đồng theo chuyến tour hoặc hợp đồng cộng tác viên… trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ, cần bám sát tính hợp lệ của hồ sơ với hợp đồng lao động hợp lệ đúng quy định của Bộ Luật Lao động, như trường hợp quy định hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp được tham chiếu tại mục c, khoản 3, điều 58 của Luật Du lịch không thể thay được hợp đồng lao động được tham chiếu tại mục b, khoản 3 cũng điều này.
PV: Thưa ông, có một số trường hợp trong thực tế như hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ ở 1 địa phương, nhưng lại sống và làm việc ở 1 địa phương khác thì thủ tục xem xét như thế nào?
Ông Nguyễn Lê Phúc: Trong trường hợp thẻ hướng dẫn viên du lịch do 1 địa phương cấp nhưng hướng dẫn viên du lịch đó sống và làm việc tại địa phương khác hoặc có thẻ hội viên ở địa phương khác, theo quy định tại Quyết định 23 của Thủ tướng, hồ sơ đề nghị hỗ trợ cần nộp về địa phương cấp thẻ và địa phương đó sẽ xem xét hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch.
Đối với hướng dẫn viên du lịch là chủ doanh nghiệp, họ vẫn được xem xét hỗ trợ nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 33 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.
Tương tự, đối với hướng dẫn viên là công chức, viên chức được điều động đến đơn vị sự nghiệp làm công tác hướng dẫn viên du lịch tại điểm, hay hướng dẫn viên du lịch tại điểm của các khu, điểm tư nhân đều được xem xét hỗ trợ nếu có đủ hồ sơ theo quy định.
Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng xem xét cắt giảm hồ sơ đề nghị đối với hướng dẫn viên du lịch để phù hợp với quy định tại Luật Du lịch. Khi nào nhận được văn bản hướng dẫn, Tổng cục Du lịch sẽ thông báo để các Sở quản lý du lịch ở địa phương thực hiện.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
>>>Người dân Tp Hồ Chí Minh có thể tự đặt phòng khách sạn khi có nhu cầu cách ly- Từ khóa :
- du lịch
- hướng dẫn viên du lịch
- trợ cấp
- covid-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Thái Lan sẽ tăng trưởng thấp nhất từ trước tới nay
13:04' - 27/07/2021
Ngày 27/7, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) nhận định trong năm 2021, ngành du lịch nước này có khả năng sẽ rơi xuống mức thấp nhất từ trước tới nay vì lượng khách quốc tế có thể chỉ đạt 1 triệu lượt.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan thí điểm “Hộp cát Phuket” cho khách du lịch nước ngoài
15:11' - 23/07/2021
Du khách nước ngoài tham gia chương trình thí điểm “Hộp cát Phuket” có thể đến các địa điểm du lịch khác ở 3 tỉnh miền Nam Thái Lan sau 7 ngày kể từ 1/8.
-
Kinh tế tổng hợp
Hà Nội công bố hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ kích cầu du lịch nội địa năm 2021
20:12' - 16/04/2021
Các doanh nghiệp khuyến mãi, giảm giá từ 15%-35% giá tour, tặng nhiều voucher và quà tặng. Nhiều khách sạn giảm giá phòng nghỉ và dịch vụ từ 15-30%.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11'
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.
-
DN cần biết
EU áp dụng chống bán phá giá với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu
21:50' - 21/07/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép cán nóng nhập khẩu từ Ai Cập, Nhật Bản và Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU).
-
DN cần biết
Chuyển đổi số xuất khẩu: Mở đường cho doanh nghiệp Việt trên thị trường quốc tế
14:10' - 21/07/2025
Thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thiết thực nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho sự phát triển của thương mại điện tử.
-
DN cần biết
Điều tra chống bán phá giá kính nổi không màu Indonesia và Malaysia
12:58' - 21/07/2025
Ngành sản xuất trong nước cáo buộc các sản phẩm kính nổi không màu xuất xứ từ Indonesia, Malaysia đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.