Tổng cục Thống kê: Tăng trưởng GDP năm 2016 đạt trên 6% là khả thi
Tình hình kinh tế - xã hội trong 11 tháng qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục đà phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; xuất khẩu lấy được đà tăng trưởng; sản xuất nông nghiệp từng bước phục hồi, chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển ổn định... Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho rằng, nền kinh tế vẫn còn những khó khăn thách thức, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017.
Những kết quả tích cực
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, kinh tế tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng.
Theo đó, hầu hết các ngành công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,5% của tháng trước. Tính chung 11 tháng, IIP tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước phục hồi, chăn nuôi gia súc gia cầm phát triển ổn định, thủy sản tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá. Sản xuất nông nghiệp tháng 11 tập trung vào thu hoạch lúa mùa; gieo trồng các loại cây màu vụ Đông và chuẩn bị những điều kiện để gieo trồng vụ Đông Xuân. Đặc biệt, xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hết sức khó khăn đã lấy lại đà tăng trưởng. Tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng cả nước ước đạt 159,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó, xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản tiếp tục đạt mức khá và cao hơn cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm và khá ổn định. Dự trữ ngoại hối tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa có nhiều cải thiện sau nhiều tháng tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước, cho thấy sức mua và cầu đang có xu hướng tăng… 11 tháng qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt nhiều kết quả tích cực. 11 tháng qua, có 2.240 dự án cấp mới và 1.075 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn đăng ký ước đạt 18,103 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ. Tổng vốn thực hiện 11 tháng ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, ký kết vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài gấp 1,9 lần so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động doanh nghiệp cũng có những chuyển biến tích cực, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và số doanh nghiệp dừng hoạt động quay trở lại tăng cao. 11 tháng qua, cả nước có 101.683 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 797 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước, tăng 17% về số doanh nghiệp và tăng 48% số vốn đăng ký; vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động trong 11 tháng là 24.560 doanh nghiệp, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2015. Các chuyên gia kinh tế của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, với chiều hướng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng, điều này cho thấy khung khổ pháp lý mới cùng với các giải pháp của Chính phủ trong việc hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển đang tiếp tục phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức. Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc; tiến độ thu ngân sách đạt thấp, nhất là thu ngân sách trung ương; giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ chưa có nhiều cải thiện so với các tháng trước. Xuất khẩu nhóm hàng khoáng sản, dệt may giảm mạnh; buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng còn chưa được xử lý dứt điểm và hoạt động của doanh nghiệp còn vẫn khó khăn...Cần tiếp tục kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, giá cả thế giới đang có chiều hướng tăng, một mặt có tác động tích cực đến xuất khẩu nhưng cũng sẽ làm tăng chi phí, giá thành và mặt bằng giá các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu.
Bên cạnh đó, thiên tai, bão lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu xảy ra với tần suất ngày càng cao ảnh hưởng xấu nhiều mặt đến phát triển sản xuất và đời sống nhân dân, đòi hỏi phải có giải pháp cả về trước mắt và lâu dài, bảo đảm phát triển bền vững của nền kinh tế.
Để khắc phục những khó khăn trong nền kinh tế hiện nay, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần theo dõi sát diễn biến của kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động thực hiện các biện pháp và công cụ điều hành phù hợp để ổn định thị trường tiền tệ góp phần kiểm soát lạm phát để ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Đồng thời điều hành tỷ giá linh hoạt, đảm bảo ổn định giá trị đồng Việt Nam. Bảo đảm cung ứng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu các loại vật tư thiết yếu phục vụ đầu tư, sản xuất hàng xuất khẩu gối đầu cho năm 2017.Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm hiệu quả, an toàn hệ thống và mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, vì yêu cầu kiểm soát lạm phát, bảo đảm giữ mặt bằng lãi suất cũng như xu hướng giảm lãi suất, bảo đảm thanh khoản của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước xác định tỉ lệ tăng trưởng dư nợ khoảng 14% ở thời điểm hiện nay, cũng như 17-18% vào cuối năm là hợp lý và có thể đạt được. Ngân hàng Nhà nước cũng xác định dòng vốn hiện nay sẽ tập trung chủ yếu cho các lĩnh vực, trước hết là 5 lĩnh vực ưu tiên mà Chính phủ đã chỉ đạo và đặc biệt quan tâm đến các gói tín dụng chính sách hiện nay cho khắc phục khó khăn do thiên tai, do vấn đề môi trường đặt ra vừa qua cũng như tập trung vào một số lĩnh vực cần thiết để tạo giá trị gia tăng và tăng trưởng kinh tế, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh. Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cũng cho biết, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và địa phương, một mặt tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất phát triển để thu ngân sách, nhất là tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán. Bộ cũng sẽ tăng cường thanh kiểm tra chống thất thu; chống gian lận, buôn lậu và hàng giả. Trong phiên họp Chính phủ tháng 11, nhấn mạnh những kết quả về kinh tế-xã hội đạt được trong tháng 11 và 11 tháng năm 2016 là tích cực, toàn diện tr ên các lĩnh vực , Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nêu rõ t rong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ của tháng 12 và năm 2017 là hết sức nặng nề.Vì vậy, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu từng thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm hành động, đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; v ới nỗ lực t rong tháng 12 để đạt được tăng trưởng quý IV ít nhất 7,1-7,3% để cả năm đạt khoảng 6,3-6,5%.
Theo đó, ngành công thương đ ẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu; thúc đẩy đàm phán với các nước để tháo gỡ các hàng rào kỹ thuật; xây dựng phương án, đối sách ứng phó về xuất nhập khẩu trước những diễn biến khó lường của thương mại quốc tế và khu vực.Sản xuất nông nghiệp - trụ đỡ của nền kinh tế sẽ tiếp tục cơ cấu lại sâu rộng và hiệu quả hơn. Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, không chỉ cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp mà phải cơ cấu lại sản xuất các ngành, lĩnh vực khác để thúc đẩy phát triển. Bên cạnh đó, phải dự báo được tác động của các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cũng như chính sách thương mại của các nước như Mỹ, Trung Quốc…
Cùng với những giải pháp mà các Bộ, ngành quyết liệt thực hiện, Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm nhận định, với đà tiếp tục phục hồi của nền kinh tế, nhất là trong sản xuất công nghiệp; đặc biệt, sự tăng trưởng cao của công nghiệp chế biến, vốn FDI thực hiện tăng khá và phát triển dịch vụ là nhân tố giúp cho tăng trưởng GDP năm 2016 đạt trên 6% là khả thi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nỗ lực thực hiện thành công Chiến lược đối tác quốc gia ADB - Việt Nam 2016-2020
19:09' - 02/12/2016
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngân hàng phát triển châu Á ADB.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Argentina
18:51' - 02/12/2016
Tính đến đầu tháng 11/2016, xuất khẩu của Việt Nam sang Argentina đạt 302,3 triệu USD, tương đương với cùng kỳ năm 2015; nhập khẩu từ Argentina đạt 2,12 tỷ USD, tăng 15,8%.
-
Kinh tế Thế giới
WEF: Việt Nam thăng hạng về môi trường thương mại toàn cầu
13:50' - 02/12/2016
Môi trường thương mại của Việt Nam đã cải thiện đáng kể và tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng "Thúc đẩy thương mại xuyên biên giới 2016", lên vị trí 73/136 nền kinh tế được đánh giá.
-
Ngân hàng
Trao Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam 2016
21:20' - 01/12/2016
Giải thưởng Ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam 2016 – Vietnam Outstanding Banking Awards 2016 vừa được trao tối 1/12 tại TP.HCM.
-
Ngân hàng
Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển ngân hàng số
15:26' - 01/12/2016
Trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cũng như chủ trương và đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, tiềm năng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam rất lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Rộ chiêu lừa đảo mới liên quan đến vay vốn và mua sắm trực tuyến
08:33'
Không chỉ lừa đảo qua điện thoại, tội phạm công nghệ cao còn chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng thông qua các nền tảng mua sắm trực tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.