Tp. Hồ Chí Minh đề xuất thêm chính sách ưu đãi với dự án nhà ở xã hội
Để góp phần xây dựng hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật và xác định các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các chủ đầu tư đẩy mạnh triển khai, thực hiện các dự án nhà ở xã hội nhanh hơn, Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh cho rằng cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về mặt thủ tục, cũng như bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh, để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội, góp phần tăng nguồn cung nhà ở xã hội, khó khăn đầu tiên cần tháo gỡ vướng mắc là về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng đối với các dự án nhà ở xã hội. Vì hiện nay, nếu quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại đã “khó 1” thì đối với dự án nhà ở xã hội lại “khó gấp đôi”.
Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh nhận thấy, vướng mắc về thủ tục là một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2016-2020 của cả nước chỉ đạt khoảng 41% kế hoạch; trong đó, Tp. Hồ Chí Minh tuy đạt 75% kế hoạch nhưng số lượng thực tế chỉ có 15.000 căn nhà ở xã hội, chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn của thành phố.
Trong giai đoạn 2021-2023, cả nước mới hoàn thành 72 dự án nhà ở xã hội với 38.128 căn hộ chỉ đạt 8,5% kế hoạch 5 năm 2021-2025 là 446.000 căn; trong đó, Tp. Hồ Chí Minh chỉ hoàn thành, đưa vào sử dụng 2 dự án nhà ở xã hội với 623 căn hộ (chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020) và đã khởi công 7 dự án nhà ở xã hội với 4.996 căn hộ nhưng do bị “vướng pháp lý” nên gần như chưa thể triển khai thi công.
Đối với các dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất (tự thương lượng mua lại quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình) thì bị "ách tắc” ngay từ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư do bất cập của điểm c khoản 7, Điều 31, Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch.
Điều này dẫn đến hệ quả làm ách tắc gần như toàn bộ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong khi đây lại là thủ tục đầu tiên nếu các nhà đầu tư không làm được thủ tục này thì “tắc” tất cả thủ tục đầu tư xây dựng tiếp theo.
Từ thực tế trên, Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh kiến nghị tập trung tháo gỡ ngay thủ tục về chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với tất cả dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại trong phạm vi cả nước.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 7 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP theo hướng: Đối với quy hoạch đô thị, nội dung thẩm định phải có đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Trường hợp quy hoạch chi tiết chưa phù hợp quy hoạch chung và quy hoạch phân khu thì cho phép thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy hoạch chung hoặc quy hoạch phân khu và chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Đồng thời, có thể vận dụng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6, Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội quy định “Quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phải được phê duyệt hoặc phê duyệt điều chỉnh theo quy định của pháp luật trước khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng và triển khai các bước tiếp theo của dự án”.
Bởi lẽ, theo quy định của Luật Nhà ở thì dự án nhà ở xã hội được ưu đãi tăng 1,5 lần mật độ xây dựng; hệ số sử dụng đất so với quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nên cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000. Từ đó, làm cơ sở phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án nhà ở xã hội theo cơ chế được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội.
Về quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, hiệp hội đề nghị các địa phương bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội khi lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng và triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội theo quy định của Luật Đấu thầu 2023, để lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực và khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất công (đất sạch) đã được quy hoạch để phát triển nhà ở xã hội, khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực đất đai như đã xảy ra trước đây.
Mặt khác, khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành, các địa phương còn có thể triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất đối với dự án nhà ở xã hội trong trường hợp khu đất chưa giải phóng mặt bằng, xen cài đất công với đất tư theo quy định tại Điều 126, Luật Đất đai 2024.
Để thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh đề nghị bổ sung hoặc tăng thêm chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để khuyến khích và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
Chẳng hạn, xem xét tăng thêm lợi nhuận định mức đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội lên mức 15% (thay vì chỉ 10% hiện nay) đối với trường hợp doanh nghiệp tự tạo lập quỹ đất, tự thương lượng “mua lại” quyền sử dụng đất của các cá nhân, hộ gia đình để thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Hay, cho phép chủ đầu tư được thế chấp bằng chính dự án nhà ở xã hội đó, chí ít là đối với trường hợp chủ đầu tư đã tự thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, bởi lẽ hiện nay, các chủ đầu tư phải thế chấp bằng tài sản khác mới được vay vốn tín dụng để thực hiện dự án nhà ở xã hội.
Cùng với đó, kết quả khảo sát, điều tra xã hội học của Liên đoàn Lao động Tp. Hồ Chí Minh vừa thực hiện cho thấy, có khoảng 60% công nhân, lao động nhập cư chỉ có nhu cầu thuê nhà trọ với giá thuê khoảng 1,5 triệu đồng/tháng là phù hợp và chỉ chịu đựng được chi phí thuê nhà tầm khoảng 20% thu nhập hàng tháng và chỉ muốn đi làm tại các đô thị, khu công nghiệp trong chừng 10-15 năm rồi lại trở về quê.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thuê của công nhân, tại Tp. Hồ Chí Minh đã có khoảng 60.000 cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng các khu nhà trọ với nhiều phòng trọ cho thuê hoặc dành một số phòng cho thuê với tổng số khoảng 560.219 phòng trọ, bao gồm 38.800 khu nhà trọ với 357.246 phòng trọ và 25.670 nhà có phòng cho thuê với 202.973 phòng trọ. Điều này góp phần giải quyết nhu cầu thuê nhà cho hơn 1,4 triệu công nhân, lao động, người nhập cư… thuê nhà trọ.
Từ thực tế này, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, rất cần bổ sung chính sách nhà nước hỗ trợ về nhà ở đối với các chủ nhà trọ để xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhà ở phục vụ công nhân lao động ở thuê; đồng thời cần bổ sung thêm các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho thuê, kể cả các khu nhà trọ.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Đồng Nai sẽ khởi công xây dựng 9.000 căn nhà ở xã hội
17:14' - 21/03/2024
Ngày 21/3, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức làm việc với các sở, ngành, địa phương về các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.
-
Bất động sản
Kiến nghị gỡ “nút thắt” các dự án gói 120.000 tỷ đồng nhà ở xã hội
15:21' - 20/03/2024
Mục tiêu đến năm 2030, Nghệ An sẽ hoàn thành 28.500 căn nhà ở xã hội; trong đó, nhà ở cho công nhân là 19.500 căn.
-
Bất động sản
Cách nào đưa nhà ở xã hội đến đúng đích người thụ hưởng?
15:10' - 19/03/2024
Loại hình nhà ở xã hội để bán và cho thuê – mua hay thuê đều cần được cân nhắc phát triển cho phù hợp để phân khúc này đến được đúng “đích” người thụ hưởng.
Tin cùng chuyên mục
-
Bất động sản
Tp. Hồ Chí Minh thực hiện chi trả bồi thường dự án Vành đai 2 cho các hộ dân
19:19' - 21/11/2024
Ủy ban nhân dân Tp. Thủ Đức đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến người dân về dự tháo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trong đó có đơn giá bồi thường.
-
Bất động sản
Hà Nội chấp thuận nguyên tắc xác định giá đất làm căn cứ giải quyết hồ sơ nghĩa vụ tài chính, thuế
17:39' - 21/11/2024
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất.
-
Bất động sản
Doanh nghiệp Thái Lan thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh
10:47' - 21/11/2024
Giao dịch Thantawan Industrial thuê nhà xưởng xây sẵn lớn nhất Tây Ninh với thời hạn 30 năm là một trong những hợp đồng thuê nhà máy sẵn có dài nhất trên thị trường công nghiệp Việt Nam.
-
Bất động sản
Phân loại đô thị khu vực dự kiến thành lập thành phố Hoa Lư
09:58' - 21/11/2024
Việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập Thành phố Hoa Lư nhằm tiếp nối truyền thống lịch sử lâu đời của vùng đất Cố đô.
-
Bất động sản
Hà Nội bàn giao hơn 127,4 ha đất xây dựng dự án Green City
21:52' - 20/11/2024
Diện tích giao nhận đợt này gồm 296.011,7 m2 đất ở để xây dựng nhà ở thấp tầng (khu A, B, C, D, E, F); 113.774,9 m2 đất ở để xây dựng nhà ở cao tầng, có chức năng như: thương mại dịch vụ, văn phòng...
-
Bất động sản
Chuyển đổi xanh giúp bất động sản thu hút và giữ chân khách hàng
21:10' - 20/11/2024
Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, hiện cả nước có khoảng 500 công trình xanh được ghi nhận.
-
Bất động sản
Những dự án bất động sản "vàng” ngủ yên tại Bình Dương
16:40' - 18/11/2024
Bình Dương, một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và phát triển đô thị, đang phải đối mặt với một bài toán khó: hàng loạt dự án bất động sản quan trọng đang bị “đình trệ”.
-
Bất động sản
Cần khơi thông nguồn cung, hạ nhiệt giá nhà đất
21:45' - 16/11/2024
Nếu được Quốc hội thông qua ở Kỳ họp này, nghị quyết thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại sẽ góp phần khơi thông nguồn cung.
-
Bất động sản
Đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội): Giảm nhiệt nhưng vẫn cao hơn giá thị trường
21:45' - 16/11/2024
Ngày 16/11, Hà Nội tiếp tục tổ chức các Phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại các huyện ven đô nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách những tháng cuối năm.