Tp.Hồ Chí Minh hỗ trợ 50% chi phí đeo vòng nhận diện cho các cơ sở chăn nuôi
Để khuyến khích người chăn nuôi tham gia Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết sẽ hỗ trợ 50% chi phí mua vòng nhận diện cho các cơ sở tham gia chương trình và cung cấp đầy đủ thông tin trên vòng nhận diện khi xuất bán heo.
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND Tp.Hồ Chí Minh, việc đeo vòng nhận diện truy xuất nguồn gốc nhằm khẳng định rõ ràng và công khai nguồn gốc sản phẩm cho người tiêu dùng; đồng thời khẳng định uy tín nguồn hàng do các địa phương cung cấp cho thành phố, tạo tiền đề cho sản phẩm thịt heo cạnh tranh được với lượng hàng đông lạnh nhập khẩu có xu hướng tăng nhanh trong thời gian qua.
Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo chính thức triển khai từ ngày 16/12/2016 và đang vận hành tốt, được người tiêu dùng đánh giá cao. Từ ngày 1/3/2017, Đề án chính thức triển khai tại 2 chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền và từ ngày 15/3/2017 mở rộng đến hệ thống phân phối hiện đại tại 36 cơ sở kinh doanh của Co.opMart, Co.opFood, AeonCitimart, SatraFood, Aeon Mall, Auchan các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ. Người tiêu dùng dễ dàng truy xuất được nguốn gốc thịt heo khi mua với đầy đủ thông tin về trang trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, nhà phân phối và nhà bán lẻ.
Hiện đã có 767 cơ sở chăn nuôi của các tỉnh đăng ký tham gia Đề án; trong đó, nhiều nhất là Đồng Nai với 344 cơ sở, Bình Dương 187, Bình Phước 54, Tiền Giang 39, Bà Rịa-Vũng Tàu 25, Trà Vinh 22 và Tp. Hồ Chí Minh 24 cơ sở...
Đề án cũng đã triển khai và vận hành tốt việc truy xuất nguồn gốc thịt heo tại 385 cơ sở kinh doanh thuộc hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh thực phẩm…) và 140 gian hàng tại 23 chợ truyền thống.
UBND Tp.Hồ Chí Minh đánh giá, Đề án được người tiêu dùng tin tưởng, ủng hộ. Nhiều địa phương quan tâm và chính thức đề nghị thành phố chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh nghiệm tổ chức thực hiện.
Đây cũng là tiền đề giúp chuyển đổi mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, hướng tới phát triển thành tổ hợp tác, hợp tác xã, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất; khuyến khích sản xuất sản phẩm an toàn theo quy trình VietGap; xây dựng thương hiệu để cạnh tranh hàng nhập khẩu; giữ ổn định giá cả, phát triển thị phần thị trường nội địa và hướng tới xuất khẩu.
Trước đó, nhiều hộ chăn nuôi và Hiệp hội chăn nuôi các địa phương phản ánh, việc quy định các hộ chăn nuôi phải đeo vòng nhận diện với chi phí 6.000 đồng/cặp vòng/con là tăng thêm gánh nặng cho người nuôi, đặc biệt trong bối cảnh ngành chăn nuôi heo hiện đang gặp nhiều khó khăn./.
Xem thêm:
>> Liên kết chuỗi: Giải pháp hạ giá thành cho ngành chăn nuôi
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi: Giải pháp hạ giá thành cho ngành chăn nuôi
12:33' - 02/04/2017
Từ cuối năm 2016 đến nay, giá thịt lợn liên tục giảm sâu, tiếp đến giá gia cầm cũng giảm mạnh khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ nặng nề.
-
Kinh tế Việt Nam
Phú Yên tạm dừng thực hiện dự án “Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao”
20:07' - 01/04/2017
Dự án “Chăn nuôi bò thịt chất lượng cao” tại xã Sông Hinh, huyện miền núi Sông Hinh làm nhiều diện tích rừng tự nhiên tái sinh có chức năng phòng hộ bị phá bỏ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành chăn nuôi cần thay đổi để tăng khả năng cạnh tranh
18:03' - 11/03/2017
Sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt là ngành sản xuất thịt đang ở mức khá thấp
-
Kinh tế & Xã hội
Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học
08:00' - 06/03/2017
Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học sẽ giúp sản phẩm lợn thịt xuất bán ra thị trường có sức cạnh tranh, có thương hiệu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đan Mạch chia sẻ tầm nhìn về năng lượng sạch và bền vững
09:57'
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Đan Mạch như A.P Moller-Maersk, doanh nghiệp vận tải biển, logistics, Liên đoàn Công nghiệp Đan Mạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Metro Bến Thành - Tham Lương được đề xuất chuyển sang thực hiện bằng vốn ngân sách
09:55'
Dự án metro Bến Thành - Tham Lương có tổng mức đầu tư 47.890 tỷ đồng, với phần lớn là vốn vay ODA (khoảng 37.487 tỷ đồng). Chủ đầu tư là Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư toàn diện, tạo luồng sinh khí mới cho các vùng quê
08:20'
Dự kiến đến hết năm 2024, Vĩnh Phúc sẽ hoàn thành 100% mục tiêu kế hoạch về xã nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa kỹ thuật mới vào khai thác tiềm năng hải sản nước mặn
08:08'
Để hỗ trợ bà con nuôi thủy sản thành công, địa phương đặc biệt chú trọng tập huấn, hội thảo, chuyển giao kỹ thuật, kết hợp với xây dựng những mô hình nuôi phù hợp, hiệu quả
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.