Tp. Hồ Chí Minh tập trung ngay từ đầu năm 2023 để đảm bảo tiến độ giải ngân đầu tư công
Đó là khẳng định của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh tại phiên trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tại Kỳ họp thứ 8, HĐND Tp. Hồ Chí Minh khóa X, diễn ra chiều 8/12.
Chia sẻ nỗi băn khoăn của các đại biểu HĐND Tp. Hồ Chí Minh về kế hoạch, giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trước khi nói đến giải pháp thúc đẩy giải ngân đầu tư công thì phải bàn đến vấn đề huy động nguồn vốn.
Tp. Hồ Chí Minh là địa phương tự cân đối nguồn lực, Trung ương giao tổng số tiền và Tp. Hồ Chí Minh phải tìm đủ số tiền đó để chi. Vừa qua, Tp. Hồ Chí Minh được Trung ương giao số vốn đầu tư là 55.000 tỷ đồng.
Qua rà soát cân đối, thành phố có thể có được 45.000 tỷ đồng, còn 10.000 tỷ đồng có thể cân nhắc bù bằng các nguồn gồm rà lại đấu giá nhà đất, vay nợ chính quyền địa phương, hay tăng nguồn thu từ các nội dung liên quan đến cơ chế chính sách đặc thù của thành phố như Nghị quyết 54 của Quốc hội trong thời gian trước.
Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh đánh giá, có 4 nguyên nhân chính khiến tình trạng giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 còn chậm. Nguyên nhân thứ nhất là vướng mắc trong việc chuẩn bị hồ sơ các dự án, nhất là các dự án từ nhiệm kỳ trước chuyển sang. Việc hoàn chỉnh hồ sơ rất mất thời gian, nên yêu cầu đến thời điểm này các dự án trình cho năm 2023 phải được đảm bảo hồ sơ thật kỹ và từ nay đến hết quý I năm 2023 phải tập trung hoàn thiện hồ sơ để triển khai hoặc điều trình dự án. Nguyên nhân thứ hai là do giải phóng mặt bằng và điều này liên quan đến vấn đề quy hoạch, công tác phối hợp giữa sở, ngành với địa phương. Công tác giải phóng mặt bằng năm 2022 thay vì hoàn thành ít nhất 95% thì chỉ đạt 21%, Để giải quyết vấn đề này, cần phải tăng cường hoạt động phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, địa phương; thúc đẩy hoạt động hiệu quả của giải phóng mặt bằng. Nguyên nhân thứ ba là sự phối hợp giữa các cơ quan để giải quyết vướng mắc từng dự án cụ thể chưa hiệu quả. Một nguyên nhân nữa của tình trạng giải ngân chậm vốn đầu tư công là thuộc về trách nhiệm của chủ đầu tư. Chủ đầu tư phải đảm bảo kế hoạch, tiến độ từng dự án để thành phố có thể triển khai giám sát kịp thời và điều chỉnh dự án. Ông Phan Văn Mãi cho biết, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 3 tổ công tác để thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công là Tổ ODA, Tổ dự án có vốn lớn và Tổ giải phóng mặt bằng. Hiện nay, Tổ giải phóng mặt bằng hoạt động hàng tuần, làm việc với các địa phương có diện tích, khối lượng giải phóng mặt bằng lớn như thành phố Thủ Đức để tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tiến độ. Dù thành phố đã nỗ lực, nhưng vẫn còn nhiều cái “vướng” như thủ tục với các nhà tài trợ, bộ, ngành trung ương đều cần phải có thời gian. UBND Tp. Hồ Chí Minh xác định trên cơ sở tháo gỡ vướng mắc của năm 2022, ngay từ đầu năm 2023 phải có kế hoạch tiến độ, xác định trách nhiệm của từng bên liên quan và hoàn thành hồ sơ để nghiên cứu chuyển đổi phát hiện khả năng không thể hoàn thành tiến độ. UBND Thành phố đã đặt ra chỉ tiêu giải ngân đầu tư công năm 2023 phải đạt 90% để phấn đấu mức trên 95% như yêu cầu của Chính phủ và điều đó đòi hỏi phải có tinh thần chủ động ngay từ đầu năm. Về vấn đề tái cơ cấu lại nền kinh tế, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi thừa nhận việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ về tái cơ cấu lại nền kinh tế chưa đảm bảo tiến độ. Hiện nay kinh tế dịch vụ chiếm 64% của nền kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, nên phải tập trung phát triển thành phố thành trung tâm dịch vụ với các dịch vụ hiện đại, giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo. Tiếp đó, thành phố sẽ tập trung xây dựng và phát triển công nghiệp (lĩnh vực hiện đang chiếm tỷ trọng khoảng 22% ), theo hướng công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Hơn 30 năm qua, Tp. Hồ Chí Minh luôn là địa phương đi đầu về xây dựng thành công khu chế xuất, khu công nghiệp, đóng góp cho sự phát triển chung của kinh tế xã hội thành phố, đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhưng đến nay phải xem xét lại những khu chế xuất, khu công nghiệp, vì liên quan đến vấn đề thâm dụng lao động, trình độ công nghệ. Đòi hòi Tp. Hồ Chí Minh phải chuyển đổi theo hướng công nghệ cao, xây dựng thành các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại. Về nông nghiệp, từ nay đến 2030 và xa hơn, Tp. Hồ Chí Minh vẫn phải tổ chức lại diện tích nông nghiệp, theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao để phát triển sản phẩm sạch, xây dựng nông nghiệp sinh thái… Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, Tp. Hồ Chí Minh xác định là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của cả nước, của khu vực, đặc biệt là cực tăng trưởng, nên Tp. Hồ Chí Minh cần phải bám vào các mục tiêu, chỉ tiêu và phải hết sức nỗ lực thực hiện các giải pháp để đạt được mục tiêu đó./.- Từ khóa :
- Tp Hồ Chí Minh
- giải ngân đầu tư công
- đầu tư công
Tin liên quan
-
Thị trường
Tp. Hồ Chí Minh chuẩn bị 34.000 tấn hàng bình ổn giá phục vụ Tết
14:03' - 08/12/2022
Tp. Hồ Chí Minh chuẩn bị khoảng 34.000 tấn hàng hóa cho chương trình bình ổn giá phục vụ cho người dân trong dịp Tết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 7,5 - 8% trong năm 2023
16:19' - 07/12/2022
Năm 2023, Tp. Hồ Chí Minh phấn đầu mức tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) từ 7,5-8%; hoàn thành 100% chỉ tiêu thu nhân sách nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8 HĐND Tp Hồ Chí Minh xem xét và quyết định nhiều vấn đề quan trọng
11:25' - 07/12/2022
Sáng 7/12, HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc Kỳ họp thứ 8, kỳ họp thường lệ cuối năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Kết nối khuyến mại tại Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2022
21:49' - 06/12/2022
Tối 6/12, Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến tiêu dùng năm 2022, với chủ đề “Sự kiện kết nối các hình thức khuyến mại”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.