Triển khai Nghị quyết chuyển đổi phương thức đầu tư 3 dự án giao thông
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về việc chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Tại Thông báo, Phó Thủ tướng kết luận, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017.
Tại Nghị quyết số 117/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Quốc hội đã quyết nghị chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án thành phần tại Nghị quyết số 52/2017/QH14, trong đó chuyển đổi từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước đối với 3 dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây và bổ sung vốn đầu tư không quá 23.461 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3 dự án này khi chuyển đổi sang đầu tư công sẽ thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia.
Mặc dù tại Tờ trình số 282/TTr-CP ngày 5/6/2020, Chính phủ đã kiến nghị Quốc hội cho phép cấp quyết định đầu tư dự án trước đây tiếp tục thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư để thực hiện điều chỉnh dự án và các trách nhiệm khác của người quyết định đầu tư.
Tuy nhiên, Quốc hội không quyết nghị nội dung này. Vì vậy, trong khi pháp luật chưa quy định rõ về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến dự án thuộc tiêu chí quan trọng quốc gia có được áp dụng đối với dự án đang đầu tư theo hình thức PPP được chuyển đổi sang đầu tư công hay không như ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải; để bảo đảm chặt chẽ, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ để triển khai Nghị quyết số 117/2020/QH14 của Quốc hội, trên nguyên tắc đúng thẩm quyền theo quy định đối với dự án quan trọng quốc gia (Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư).
Để sớm triển khai 3 dự án chuyển đổi phương thức đầu tư, đáp ứng tiến độ hoàn thành theo yêu cầu của Quốc hội; sau khi Chính phủ có Nghị quyết, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thực hiện thủ tục trình, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi theo đúng quy định; yêu cầu các cơ quan là thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước (theo Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tham gia tích cực, có trách nhiệm để Hội đồng thẩm định Nhà nước sớm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư 3 dự án nêu trên.
Đối với 5 dự án triển khai theo hình thức đối tác công tư, Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phát hành hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và triển khai các bước tiếp theo, bảo đảm tiến độ, chất lượng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ
20:10' - 02/07/2020
Kết luận hội nghị Chính phủ với địa phương, chiều 2/7, Thủ tướng nhấn mạnh không để dịch COVID-19 quay trở lại; đồng thời chỉ đạo đẩy mạnh các giải pháp phục hồi kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giải ngân vốn đầu tư công: Còn nhiều thách thức
14:53' - 25/06/2020
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, đến ngày 24/6, giải ngân nguồn vốn nước ngoài mới đạt 7.427 tỷ đồng, bằng 13,1% so với dự toán.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP)
17:26' - 18/06/2020
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, chiều 18/6, Quốc hội thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) với 92,75% đại biểu bấm nút tán thành.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Sàn giao dịch tiền điện tử FTX thu hồi hơn 400 triệu USD
13:21'
Ngày 22/3, sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã đạt được thỏa thuận thu hồi lượng tài sản trị giá hơn 450 triệu USD từ quỹ đầu tư Modulo Capital.
-
Tài chính
Việt Nam và OECD ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế
07:39'
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 22/3 tại Paris, Việt Nam và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ký hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế, viết tắt là MAAC.
-
Tài chính
Lạm phát tại Canada tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 2/2023
08:46' - 22/03/2023
Theo Cơ quan Thống kê Canada (Statscan), tỷ lệ lạm phát của Canada đã giảm xuống 5,2% trong tháng 2/2023, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 4/2020.
-
Tài chính
Người dân Canada chưa sớm thoát cảnh khó khăn về tài chính
07:49' - 21/03/2023
Kết quả thăm dò còn cho thấy chỉ có 1 trong 5 người được hỏi nghĩ rằng tình hình tài chính của họ sẽ được cải thiện trong 12 tháng tới.
-
Tài chính
Nhật Bản sẽ chi thêm hơn 15 tỷ USD để giảm tác động của lạm phát
16:51' - 20/03/2023
Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch chi thêm hơn 2.000 tỷ yen (gần 15,3 tỷ USD) từ quỹ dự phòng để tài trợ cho các biện pháp bổ sung nhằm giảm bớt tác động của lạm phát tới nền kinh tế nước này.
-
Tài chính
Bắt giữ lượng ngà voi nhập lậu lớn nhất từ trước tới nay tại cảng Hải Phòng
15:42' - 20/03/2023
Tổng cục Hải quan cho biết, sáng 20/3 tại cảng Nam Hải Đình Vũ, Cục Hải quan Hải Phòng chủ trì, phối hợp với Công an Hải Phòng khám xét 1 container 20 feet chứa ngà voi nhập lậu từ châu Phi.
-
Tài chính
Sàn thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Latinh đầu tư 1,6 tỷ USD vào Mexico
07:37' - 20/03/2023
Ngày 19/3, sàn thương mại điện tử lớn nhất Mỹ Latinh Mercado Libre tuyên bố kế hoạch đầu tư 1,6 tỷ USD vào Mexico nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
-
Tài chính
Deloitte bị phạt 31 triệu USD do thiếu sót trong kiểm toán tại Trung Quốc
07:30' - 19/03/2023
Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, chi nhánh của Deloitte tại Bắc Kinh đã không thực hiện đúng và để xảy ra nhiều thiếu sót trong quá trình kiểm toán đối với công ty China Huarong Asset Management.
-
Tài chính
Đức và Nhật Bản ứng phó với những biến động tài chính
19:50' - 18/03/2023
Đức và Nhật Bản ngày 18/3 đã nhất trí phối hợp chặt chẽ trong ứng phó với những biến động tài chính bắt nguồn từ những vấn đề của các ngân hàng phương Tây.