Triển vọng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% trong năm 2019
Trong 9 tháng đầu năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với nhiều yếu tố rủi ro, thách thức… Tuy nhiên, với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm nay, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm dự báo, kinh tế năm 2019 có triển vọng rất khả quan để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8%.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm.
Phóng viên: Xin ông cho biết về kết quả kinh tế quý III/2019 và trên cơ sở những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2019, những khó khăn, thách thức đặt ra cho nền kinh tế những tháng tiếp theo là gì?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Tiếp tục đà tăng trưởng tích cực của kinh tế quý I và quý II, tăng trưởng của quý III/2019 đạt được kết quả khá tốt với tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,82% của quý I và 6,73% của quý II năm 20119. Tính chung 9 tháng đầu năm 2019, GDP tăng 6,98% và đây là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm trở lại đây.
Trong 9 tháng đầu năm nay, tăng trưởng khá cao với động lực chính là tăng trưởng của ngành công nghiệp và các ngành dịch vụ thị trường. Cụ thể, trong ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế với mức tăng 11,37%. Ngành khai khoáng sau 3 năm giảm liên tục đã đạt mức tăng trưởng 2,68% nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô.
Trong khu vực dịch vụ, hầu hết các ngành ngành dịch vụ thị trường có mức tăng cao hơn tốc độ tăng của GDP; trong đó, bán buôn và bán lẻ tăng 8,31% so với cùng kỳ năm trước. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực dịch vụ và đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,19%; ngành vận tải, kho bãi tăng 7,82%; thông tin và truyền thông tăng 7,65%.
Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế cũng như tiếp tục đối mặt với những thách thức mới. Đó là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp, khả năng hấp thụ vốn ODA chưa cao. Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch tả lợn châu Phi lây lan trên diện rộng ảnh hưởng nặng nề đến kết quả sản xuất của ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản, thủy sản được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu giảm đáng kể. Ngoài ra, với độ mở lớn cùng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi các diễn biến kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường.
Phóng viên: Với kết quả tăng trưởng kinh tế khả quan của 9 tháng năm 2019 và để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% trong năm 2019, Tổng cục Thống kê đã tính toán và xây dựng kịch bản như thế nào cho những tháng cuối năm?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, lĩnh vực 9 tháng đầu năm 2019, Tổng cục Thống kê đã cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP năm 2019. Để cả năm tốc độ tăng GDP đạt 6,8% thì GDP quý IV phải tăng 6,45%; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,98%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,38% và khu vực dịch vụ tăng 7,03%.
Tuy nhiên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chủ yếu do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên ngành chăn nuôi 9 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng âm 0,61%, trong khi đó kịch bản xây dựng ban đầu của ngành này là tăng trưởng 4,31%. Bên cạnh đó, sản lượng lúa cũng giảm so với kịch bản ban đầu, 9 tháng sản lượng lúa giảm khoảng 460 nghìn tấn so với cùng kỳ năm trước.
Vì vậy, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản khó đạt được tốc độ tăng trưởng đã đề ra theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2019, các ngành công nghiệp và dịch vụ thị trường cần phải tăng tốc để bù đắp vào phần thiếu hụt của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Phóng viên: Vậy Tổng cục Thống kê sẽ tham mưu như thế nào cho Chính phủ, các Bộ, ngành để góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% trong năm 2019 mà Chính phủ đề ra?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, tạo đà thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, trong thời gian tới, các cấp, ngành và địa phương cần bám sát tình hình thực tiễn; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra theo Nghị quyết số 01/NQ-CP và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Theo đó, các cấp, ngành tập trung xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2019; tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.
Chính phủ cần có giải pháp thu hút, lựa chọn và hấp thu vốn FDI và ODA; đồng thời tổ chức thực hiện nhanh và hiệu quả Nghị quyết số 50-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, có giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp, nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần điều chỉnh phương án sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường sản xuất đối với cây trồng ngắn ngày, nâng cao chất lượng các loại cây ăn quả phục vụ xuất khẩu; điều chỉnh phương thức sản xuất trong ngành trồng trọt, chuyển dần sang hướng tập trung tạo ra khối lượng hàng hóa lớn. Từ đó, hình thành sự liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, thực hiện cơ giới hóa trong khâu thu hoạch nhằm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả và ổn định trong sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần tập trung nguồn lực để ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lan rộng, hạn chế thiệt hại cho ngành chăn nuôi; ưu tiên bảo vệ tốt đàn lợn nái phục vụ cho công tác tái đàn sau khi khống chế được dịch bệnh. Ngành thủy sản phải gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, phân tích và dự báo tốt các tín hiệu của thị trường để có những bước đi phù hợp.
Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, nhất là công nghiệp chế biến sâu, chế biến sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng. Đồng thời, giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm được sản xuất ở Việt Nam, hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động mở rộng thương mại quốc tế, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EVFTA… Đối với xuất khẩu hàng nông sản, thủy sản, cần giải quyết có hiệu quả vấn đề kiểm dịch động thực vật, bảo đảm vệ sinh an toàn chất lượng. Điều này góp phần quan trọng thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này; đồng thời tận dụng được cơ hội mang lại từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Phóng viên: Với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm, ông có thể đánh giá về triển vọng kinh tế năm 2019. Kết quả này có vai trò như thế nào trong kế hoạch thực hiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020?
Tổng cục trưởng Nguyễn Bích Lâm: Với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm nay, kinh tế năm 2019 có triển vọng rất khả quan đạt mục tiêu tăng trưởng 6,8%. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.
Mục tiêu cụ thể trong kế hoạch 5 năm là tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt từ 6,5% - 7% và đến thời điểm này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2018 đạt 6,7%. Nếu tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt mục tiêu cao nhất mà Quốc hội đề ra là 6,8% thì tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,73%, góp phần quan trọng thực hiện kế hoạch tăng trưởng trong cả giai đoạn 2016 - 2020.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ADB: Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng kinh tế vững vàng
14:44' - 25/09/2019
Tăng trưởng GDP có diễn biến chậm lại trong nửa đầu năm 2019, song kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng vững vàng trong năm 2019, bất chấp môi trường bên ngoài có nhiều dấu hiệu suy yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm về đổi mới và tăng trưởng kinh tế
12:55' - 01/08/2019
Cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin, kinh tế số tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng là thách thức cho Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
22:00' - 02/06/2023
Ngày 2/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội: Một số khu vực phải ngừng, giảm cung cấp điện khẩn cấp
21:53' - 02/06/2023
Để đảm bảo an toàn vận hành hệ thống điện, một số khu vực trên địa bàn Hà Nội đã phải ngừng, giảm cung cấp điện khẩn cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Tp Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
21:32' - 02/06/2023
Mục tiêu đến năm 2030 thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại...
-
Kinh tế Việt Nam
Kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
21:27' - 02/06/2023
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã vừa ký Quyết định số 39/QĐ-BCĐĐMPTKTTTHTX ban hành Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ban Chỉ đạo này.
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030
21:26' - 02/06/2023
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 611/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đảm bảo thông quan nhanh hàng nông sản
20:35' - 02/06/2023
Trong những ngày qua hàng hóa xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai khá thuận lợi, không có hiện tượng bị ùn ứ tại khu vực cửa khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Tống Thanh Hải được giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu
19:46' - 02/06/2023
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 627/QĐ-TTg giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu đối với ông Tống Thanh Hải.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối hợp tác giữa Lào Cai với các địa phương của Nhật Bản
19:01' - 02/06/2023
Ngày 2/6, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp cho địa phương kiểm tra, giám sát cơ sở vật chất của đơn vị đăng kiểm
17:58' - 02/06/2023
Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước trong phạm vi địa phương và các đơn vị đăng kiểm thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ kiểm định xe cơ giới.