Tác động của quan hệ Mỹ-Canada đối với căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
Tối 30/9 (theo giờ địa phương), Mỹ và Canada đã chính thức đạt được thỏa thuận sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sau một thời gian dài đàm phán.
Trước đó, Mỹ và Mexico cũng đạt được thỏa thuận tương tự và thời hạn chót được phía Mỹ đặt ra với trường hợp của Canada là cuối tháng 9/2018. NAFTA sửa đổi dự kiến được tổng thống ba nước Mỹ, Canada và Mexico ký ban hành trong vòng 60 ngày.
Tuy Tổng thống Mỹ Donald Trump không thể thực hiện được cam kết thông qua NAFTA sửa đổi để giảm mạnh thâm hụt thương mại với Canada và Mexico, mang việc làm về cho nước Mỹ, nhưng việc ký kết thỏa thuận mới với Canada cho thấy ông chủ Nhà Trắng là người rất thực tế.
Thứ nhất, người dân hai nước có quan hệ qua lại rất chặt chẽ, nếu cố tình phá vỡ e rằng sẽ "đắc tội" với cử tri. Thứ hai, trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào đầu tháng 11 tới, Donald Trump cần có một số thành tích chính trị để lôi kéo phiếu bầu cho đảng Cộng hòa, đảm bảo đảng Cộng hòa giành được đa số ghế tại Thượng viện, tránh khả năng bị Quốc hội luận tội.
Xem xét kỹ chiến thuật đàm phán thương mại của Tổng thống Trump có thể thấy ban đầu đưa ra điều kiện không thể chấp nhận được để đối phương mặc cả. Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang liên tục, những điều kiện mà phía Mỹ đưa ra cho Trung Quốc hiện nay cũng theo mô típ tương tự.
Nhưng liệu rằng hai nước có thể đạt được đột phá tương tự như trường hợp Mỹ-Canada hay không? Theo tờ Economic Journal, câu trả lời e rằng là không thể.
Một là, thái độ của người dân Mỹ đối với Trung Quốc khác một trời một vực so với những gì dành cho Canada. Kết quả điều tra dân ý của Viện Gallup cho thấy 92% người dân Mỹ có tình cảm tốt với Canada, chỉ có 6% là phản cảm với Canada và Canada là nước mà người dân Mỹ có tình cảm tốt đẹp nhất.
Trong khi đó, chỉ có 42% người dân Mỹ có tình cảm tốt với Trung Quốc, còn tỷ lệ phản cảm lên tới 55% và Trung Quốc xếp thứ 10 từ dưới lên về mức độ tình cảm mà người dân Mỹ dành cho trong số 22 quốc gia được điều tra.
Do vậy, việc chính quyền Trump cứng rắn với Trung Quốc không phương hại nhiều tới tình cảm của người dân Mỹ, ngược lại còn có lợi trong việc chiếm cảm tình của người dân lẫn lôi kéo phiếu bầu. Cho nên, ông Trump gần như không có kiêng kị gì khi “kề dao vào cổ Trung Quốc”.
Hai là, Canada thuộc hàng ngũ các nước dân chủ, càng không đe dọa tới địa vị bá quyền của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc thực hiện chế độ chính trị không giống Mỹ, ngày càng đuổi sát Mỹ về tổng lượng kinh tế và thách thức sức ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực. Tâm lý lo lắng Trung Quốc thách thức địa vị của Mỹ hiện đã trở nên phổ biến ở nước này.
Phe cứng rắn chủ đạo chính sách đối với Trung Quốc ở Nhà Trắng cho rằng cần phải tận dụng thời cơ Trung Quốc chưa đủ lông đủ cánh, sớm thực hiện biện pháp kiềm chế, tấn công, cho dù Mỹ có phải trả giá nhất định cũng phải làm nếu không sẽ quá muộn, không thể lật ngược được tình thế.
Với tư duy nêu trên, chiến tranh thương mại chỉ là một khâu trong chiến lược kiềm chế toàn diện Trung Quốc. Có bình luận cho rằng Mỹ mượn chiến tranh thương mại để phá hoại chuỗi cung ứng cho ngành chế tạo mà Trung Quốc đã dày công xây dựng trong hơn 30 năm, gây tổn hại tới sự nghiệp phát triển kinh tế lâu dài của Trung Quốc.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ không dừng ở lĩnh vực thương mại, trở thành một bộ phận trong cuộc đấu tranh lâu dài giữa hai nước. Cho nên, việc hy vọng chính quyền Trump thực hiện hòa giải thương mại theo phiên bản Canada rất có thể chỉ là “chuyện tình đơn phương”. Điều này càng được thể hiện rõ hơn trong cuộc họp báo ngày 1/10 của Tổng thống Trump.
Theo tờ Đa chiều, cuộc họp báo này diễn ra tại Nhà Trắng. Sau khi ca ngợi thỏa thuận thương mại đạt được với Canada và Mexico, ông Trump lại đề cập tới Trung Quốc. Theo Tổng thống Trump, Trung Quốc rất muốn đàm phán thương mại với Mỹ, nhưng hiệu nay còn quá sớm để nói tới chuyện này.
Nguyên nhân là do Trung Quốc vẫn chưa chuẩn bị tốt và nếu vì chính trị mà thúc đẩy đàm phán quá nhanh sẽ không thể đạt được thỏa thuận mà người lao động Mỹ cũng như nước Mỹ đáng được hưởng. Bên cạnh đó, khó khăn mà Trung Quốc đang phải đối mặt sẽ ngày một lớn và Mỹ không muốn Trung Quốc vượt qua cửa ải khó khăn này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Cơ chế giải quyết tranh chấp – Kẽ hở của NAFTA phiên bản mới
05:30' - 10/10/2018
Tái đàm phán NAFTA là cơ hội để sửa chữa những vấn đề trong cơ chế giải quyết tranh chấp, song các nhà đàm phán đã bỏ qua cơ hội đó, khiến Hiệp định mới USMCA còn thiếu sót và tồn tại kẽ hở cơ bản.
-
Kinh tế Thế giới
NAFTA hồi sinh với "tấm áo mới" USMCA
19:15' - 01/10/2018
Mỹ và Canada cuối cùng đã đạt được thỏa thuận giúp duy trì Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vẫn là một thỏa thuận 3 bên.
-
Kinh tế Thế giới
Tên gọi mới của NAFTA phiên bản 2.0 là USMCA
12:49' - 01/10/2018
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cho biết tên gọi mới của NAFTA phiên bản 2.0 sẽ là Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA).
-
Tài chính
Đàm phán NAFTA: Đồng CAD và đồng peso của Mexico tăng giá
10:12' - 01/10/2018
Ngay sau khi thông tin Mỹ và Canada đã chính thức đạt được thỏa thuận về sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được công bố, đồng dollar Canada (CAD) và đồng peso của Mexico đã tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Canada chính thức đạt được thỏa thuận về sửa đổi NAFTA
09:23' - 01/10/2018
Tối 30/9 (theo giờ địa phương)- sáng 1/10 (giờ Việt Nam), sau nhiều giờ đàm phán, Mỹ và Canada đã chính thức đạt được thỏa thuận về sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán NAFTA: Mỹ và Canada đang chạy đua với thời gian
07:59' - 01/10/2018
Trả lời phỏng vấn Fox News Channel, cố vấn thương mại của Nhà Trắng Peter Navarro ngày 30/9 cho biết các bên đang làm việc “đầy thiện ý” để sửa đổi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18'
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.