Triển vọng từ năng lượng dư thừa của nhà máy điện hạt nhân
Văn phòng điều hành chương trình vay vốn (LPO) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng có thể sử dụng năng lượng dư thừa của nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ để sản xuất nhiên liệu hydro - một nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, không gây phát thải khí nhà kính và đang thu hút nhiều mối quan tâm hiện nay.
Nếu được triển khai, điều này có thể đóng vai trò đáng kể trong quá trình chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng sạch.
Ý tưởng trên dựa trên nguyên tắc vận hành của hồ thủy điện tích năng (Pumped Hydro Storage). Đây là một phương pháp lưu trữ năng lượng quy mô lớn dưới dạng năng lượng thủy điện nhân tạo.
Hệ thống gồm 2 hồ thủy điện nhân tạo được đặt ở các độ cao khác nhau trên một sườn dốc. Khi điện dư thừa và nhu cầu sử dụng điện thấp, nguồn điện sẽ được sử dụng để bơm nước từ hồ chứa phía dưới lên phía trên. Khi nhu cầu sử dụng điện cao, nước ở hồ trên cao sẽ được xả xuống hồ chứa nước bên dưới, làm quay các tuabin phát điện. Công nghệ lưu trữ này giúp cân bằng lưới điện của nhiều quốc gia trên thế giới.
Giờ đây, LPO cho rằng có thể vận dụng nguyên lý trên đối với các nhà máy điện hạt nhân, nhất là khi lợi dụng ưu thế của các lò phản ứng hạt nhân tại Mỹ là thường hoạt động liên tục. Bên cạnh đó, một số lò phản ứng hạt nhân lưu trữ năng lượng dư thừa có giá thành thấp. Khi đó, nguồn năng lượng dư thừa này sẽ được sử dụng để chạy máy điện phân - một thiết bị có thể tách hydro từ nước.
Sau đó, nguồn hydro này có thể được sử dụng làm nhiên liệu đốt lò trong các nhà máy xi măng hoặc cho các phương tiện chạy bằng năng lượng hydro. Được đánh giá là một nguồn năng lượng sạch không phát thải khí nhà kính, việc sử dụng nhiên liệu hydro có thể giúp cắt giảm khí thải CO2, góp phần trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Theo ông Jigar Shah - Giám đốc văn phòng trên, cần đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa để có thể sản xuất nhiên liệu hydro từ nước bằng cách kết hợp giữa nguyên lý hoạt động của nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ và nguyên tắc tạo ra thủy điện tích năng nói trên.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc sản xuất nhiên liệu hydro bằng năng lượng hạt nhân đòi hỏi nguồn đầu tư quá lớn. Đó là chưa kể đến việc một số dự án điện hạt nhân sử dụng công nghệ tiên tiến có thể tạo ra chất thải độc hại.
Ông Shah không đề cập cụ thể việc LPO có thể cân nhắc đầu tư cho những loại dự án nào để vừa tạo ra điện hạt nhân vừa tạo ra nhiên liệu hydro. Tuy nhiên, ông Shah nói rằng hầu hết các đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân đều rất quan tâm đến khả năng triển khai những dự án như vậy.
Từ tháng 12/2001, LPO đã phê duyệt tổng vốn vay trị giá khoảng 1,5 tỷ USD cho hai dự án chiết xuất hydro từ nước. Tuy nhiên, đây không phải là những dự án theo mô hình kết hợp nói trên./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
IAEA đảm bảo chia sẻ thông tin về nước xả thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
13:41' - 23/08/2023
Ngày 23/8, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ thông tin thường xuyên với Hàn Quốc về hoạt động của Nhật Bản xả nước thải đã xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
-
Kinh tế Thế giới
Anh hỗ trợ 245 triệu USD để Ukraine vận hành nhà máy điện hạt nhân
09:26' - 23/08/2023
Anh sẽ cung cấp tài chính theo thỏa thuận trị giá 192 triệu bảng Anh (245 triệu USD) để Ukraine mua nhiên liệu hạt nhân từ nhiều nguồn cung, nhằm đảm bảo quá trình vận hành các nhà máy điện hạt nhân.
-
Đời sống
Người dân vùng quy hoạch hai dự án Nhà máy điện hạt nhân mong muốn sớm ổn định cuộc sống
16:07' - 04/08/2023
Ghi nhận của phóng viên TTXVN, thôn Thái An (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) nơi có quy hoạch dự án nhà máy điện hạt nhân, người dân mong muốn sớm ổn định đời sống, sản xuất để phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Ninh Thuận hủy các thông báo thu hồi đất thực hiện hai dự án điện hạt nhân
12:04' - 14/07/2023
Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Phan Tấn Cảnh vừa ký văn bản hủy các thông báo thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…