Triều Tiên sẽ điều chỉnh chiến lược đàm phán với Mỹ ra sao?
Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội được cho là đỉnh cao của tiến trình hòa bình đối với Triều Tiên. Song thật không may, hội nghị này hóa ra lại thất bại hoàn toàn như nhiều người Triều Tiên theo dõi sự kiện đánh giá. Một trong những lý do dẫn tới tình trạng này đó Mỹ và Triều Tiên đã không phối hợp tốt ở các cấp đàm phán trước đó.
Thất bại của Hội nghị Thượng đỉnh Hà Nội vẫn là một trở ngại lớn cho ngoại giao Bình Nhưỡng. Triều Tiên sẽ điều chỉnh chiến lược đàm phán sau thất bại ở Hà Nội? Nếu điều chỉnh thì sẽ như thế nào?
Để trả lời những câu hỏi này, điều cần thiết là phải hiểu bản chất mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của Triều Tiên. Mục tiêu dài hạn của giới tinh hoa Triều Tiên là đảm bảo sự sống còn của chính họ. Bất chấp tất cả sự thiện chiến của quân đội, họ không muốn có chiến tranh và chương trình hạt nhân luôn là chính sách bảo hiểm cho sự tồn vong chế độ của Triều Tiên.
Trớ trêu thay, chính sách làm hỗn loạn Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chính sách đi từ đe dọa dùng sức mạnh quân sự đến hợp tác kinh tế, đã thay đổi luật chơi. Không giống như các tổng thống Mỹ trước đây, ông Trump dường như không bận tâm tới khả năng Seoul biến thành một “chảo lửa” trong trường hợp chiến tranh với Triều Tiên, điều này đã khiến Bình Nhưỡng mất cảnh giác.
Bình Nhưỡng trước các động thái của Mỹ đầu tiên cảm thấy bị đe dọa, dẫn tới mâu thuẫn giữa hai mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Một mặt, Triều Tiên cố gắng để tồn tại trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Ngay cả khi các cuộc đàm phán bắt đầu sụp đổ do thiếu tiến triển, Triều Tiên sẽ cố gắng kéo dài chúng đến năm 2020 hoặc 2024, chờ đợi một Tổng thống Mỹ dễ đoán định hơn nhậm chức. Mặt khác, Triều Tiên rất cần sự bảo đảm an ninh và đặc biệt là giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt kinh tế để đổi lấy một số nhượng bộ. Bị vướng vào những mâu thuẫn này, Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã tới Singapore và sau đó tới Hà Nội.
Một sự thừa nhận rằng khi chuẩn bị cho các cuộc đàm phán, Triều Tiên đã đánh giá thấp ông Trump như một nhà đàm phán thực thụ. Thật khó để đổ lỗi cho họ khi mà phần lớn các phương tiện truyền thông Mỹ, bao gồm New York Times và Washington Post, đã viết rất nhiều bài báo chỉ trích về năng lực đàm phán của Tổng thống Trump.
Nhiều người lo ngại rằng ông Trump sẽ nhượng bộ một cách không cần thiết chỉ vì lợi ích công chúng. Với nền tảng đó, nhiều khả năng Bình Nhưỡng cho rằng Mỹ sẽ thực sự đồng ý nới lỏng lệnh trừng phạt để đổi lấy sự nhượng bộ nhỏ như phá hủy các cơ sở hạt nhân tại Yongbyon thuộc chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, ngay khi phái đoàn Mỹ nhận ra rằng Bình Nhưỡng sẽ không đưa thêm bất cứ điều kiện gì hơn, họ đã lập tức bỏ đi và không có bất cứ thỏa thuận nào.
Triều Tiên dù không hài lòng với kết quả này, song vẫn mở tín hiệu sẵn sàng đàm phán. Washington cũng làm như vậy. Do đó, vì cố gắng theo đuổi cả hai mục tiêu cùng một lúc, Bình Nhưỡng đang ở trên ba mặt trận khác nhau.
Đầu tiên, Triều Tiên đang cố gắng giành được sự ủng hộ chính trị trước vòng đàm phán tiếp theo với Mỹ. Nước này đã có các cuộc hội đàm thượng đỉnh với cả Trung Quốc và Nga nhằm giảm bớt áp lực kinh tế, vượt qua các lệnh trừng phạt đến từ ông Trump – một người không dễ đoán định.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông Tập Cận Bình tới Bình Nhưỡng.
Trong bối cảnh quan hệ Trung – Mỹ đang xấu đi nhanh chóng do cuộc chiến thương mại giữa hai nước, Trung Quốc có thể tăng cường hỗ trợ kinh tế cho Triều Tiên bất chấp lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc. Điều này giúp Bình Nhưỡng giảm bớt áp lực kinh tế.
Thứ hai, với quan hệ ngoại giao mở rộng, Triều Tiên có thể sử dụng để đạt được tiến triển trong đàm phán với Mỹ. Hàn Quốc hiện đang xem xét khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 với Triều Tiên.
Nếu hội nghị này diễn ra tại Seoul, sẽ có thể thúc đẩy cuộc đàm phán các cấp giữa Mỹ và Triều Tiên. Ông Trump sẽ tới Seoul vào tháng Sáu và có cuộc gặp với ông Moon Jae-in. Vì vậy, Bình Nhưỡng khả năng sẽ làm dịu lập trường đối với miền Nam, đồng thời phát động một cuộc “ve vãn”, bởi chính quyền ông Kim cần Seoul làm trung gian hòa giải.
Dấu hiệu đầu tiên đã được nhìn thấy trên báo chí Triều Tiên. Sau nhiều tuần chỉ trích Seoul can thiệp một cách không cần thiết vào các cuộc đàm phán Mỹ - Triều, những bài viết với nội dung này đột nhiên dừng lại. Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên, trong một bài viết gần đây đã ca ngợi các thỏa thuận liên Triều, báo hiệu một bước ngoặt trong chiến dịch truyền thông.
Cuối cùng, có những dấu hiệu cho thấy ông Trump đang sẵn sàng chấp nhận nhượng bộ một phần. Ví dụ như gợi ý của chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về Triều Tiên Andrei Lankov. Ông Andrei đã gợi ý Mỹ có thể từ bỏ thực hiện ý tưởng về phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược.
Ông Trump hiểu rõ cách tiếp cận này là buộc giới tinh hoa Triều Tiên phải “tự sát chính trị”. Tuy nhiên, ngược lại với sự linh hoạt của ông Trump, các thành viên chủ chốt trong chính quyền có phần bảo thủ hơn.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton và Ngoại trưởng Mike Pompeo đặc biệt không hài lòng với ý tưởng này, ít nhất là theo các đánh giá của Triều Tiên. Đây là điều có thể sẽ dẫn đến những thay đổi của Bình Nhưỡng nhằm ứng phó với ông Trump như thông qua các chuyên gia tình báo thay vì Bộ Ngoại giao.
Điều quan trọng nhất là ông Trump không mất đi động lực đàm phán với Triều Tiên khi còn tại vị. Do không thể đoán trước được ông Trump, Triều Tiên sẽ không thể sử dụng chiến lược chỉ thông qua các động thái hạt nhân, trong khi vẫn mở cửa đàm phán như trước kia.
Mỹ bằng cách tiếp cận với Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ không chỉ gây áp lực chính trị lớn hơn, mà còn linh hoạt hơn, tạo ra những hiệu quả thực chất ứng phó với chiến lược ngoại giao mới của Bình Nhưỡng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên “vào một thời điểm nào đó”
08:02' - 26/06/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/6 cho biết ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un “vào một thời điểm nào đó”.
-
Kinh tế Thế giới
KCNA: Tổng thống Donald Trump gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên
08:20' - 23/06/2019
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) sáng 23/6 thông báo Chủ tịch Triều Tiên, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên Kim Jong-un đã nhận được một bức thư từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ gia hạn các biện pháp trừng phạt Triều Tiên thêm một năm
12:09' - 22/06/2019
Ngày 21/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump gia hạn các biện pháp trừng phạt Triều Tiên thêm một năm, viện dẫn mối đe dọa "bất thường và đặc biệt" từ các vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ - Trung cam kết dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
07:54' - 22/06/2019
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 21/6 cho biết Mỹ và Trung Quốc đã cam kết dỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Trung Quốc kết thúc chuyến thăm Triều Tiên
14:29' - 21/06/2019
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), ngày 21/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời thủ đô Bình Nhưỡng sau khi kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 2 ngày tới Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Hàn Quốc tái khẳng định nối lại đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa
11:12' - 20/06/2019
Đại diện đặc biệt của Mỹ về các vấn đề Triều Tiên Stephen Biegun và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon ngày 19/6 đã tái khẳng định sẵn sàng nối lại đàm phán với Triều Tiên về phi hạt nhân hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Đức giảm đà cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
21:12' - 14/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, báo cáo đánh giá, do Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) công bố ngày 14/7, cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang mất dần cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng các biện pháp thuế đáp trả Mỹ
16:20' - 14/07/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã chuẩn bị một danh sách thuế quan trị giá 21 tỷ euro (tương đương 24,52 tỷ USD) để đáp trả Mỹ nếu hai bên thất bại trong đàm phán thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc tháng 6/2025 tăng vượt dự báo
15:42' - 14/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận sơ bộ nhằm hạ nhiệt căng thẳng từ các mức thuế quan đáp trả lẫn nhau.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đạo luật thuế và chi tiêu mới gây khó cho các trường đại học
15:24' - 14/07/2025
Đạo luật thuế và chi tiêu mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký có thể cắt giảm mạnh các chương trình cho vay sinh viên liên bang – nguồn hỗ trợ tài chính cho nhiều sinh viên.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc để ngỏ khả năng mở cửa thị trường nông sản
14:32' - 14/07/2025
Hàn Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “trên nguyên tắc” với Mỹ trước hạn chót ngày 1/8 và rằng nước này có thể để ngỏ khả năng mở thêm thị trường nông sản cho hàng hóa Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ: FAA, Boeing bác khả năng lỗi khóa nhiên liệu
12:49' - 14/07/2025
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và hãng sản xuất máy bay Boeing đã ban hành thông báo riêng rẽ, trong đó đều khẳng định khóa công tắc nhiên liệu trên máy bay Boeing là an toàn.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23' - 14/07/2025
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55' - 14/07/2025
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.