Trung Quốc đặt lại mục tiêu GDP và lộ trình kinh tế hậu dịch COVID-19
Việc mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuất hiện trở lại trong Báo cáo công tác chính phủ của Trung Quốc không đơn thuần chỉ là con số trên 6%, mà còn thể hiện lòng tin của lãnh đạo nước này vào thời kỳ tăng trưởng hậu dịch bệnh, cũng như tham vọng bắt kịp Mỹ về quy mô kinh tế trước năm 2035.
* Đằng sau mục tiêu GDP tăng trưởng trên 6% Các nhà quan sát nhận định rằng việc Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 6% trong năm nay cho thấy nước này đã sẵn sàng áp dụng các biện pháp để duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế.Là điểm nhấn nổi bật hàng đầu của kỳ họp “Lưỡng hội” hàng năm (bao gồm Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc - hay Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và cuộc họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc - tức Quốc hội), Báo cáo công tác chính phủ được cho là văn kiện thể hiện rõ ràng nhất thực tế phát triển kinh tế chính trị và xu hướng chính sách tương lai của Trung Quốc.
Báo cáo năm nay phản ánh việc Trung Quốc cơ bản đã phục hồi về trạng thái trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 sau hơn một năm nỗ lực chống dịch. Đó là lý do Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách xuống mức 3,2%, không tiếp tục phát hành trái phiếu đặc biệt, và vấn đề này càng được thể hiện rõ nét trong việc thiết lập vùng mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế Trung Quốc luôn bị bao trùm bởi bóng đen của dịch bệnh lây lan và nguy cơ tái bùng phát. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho Lưỡng hội năm 2020 bị trì hoãn, đồng thời lần đầu tiên Trung Quốc không thiết lập mục tiêu tăng trưởng GDP kể từ năm 1994. Đặc biệt, Chính phủ Trung Quốc cũng đã phá vỡ giới hạn thâm hụt ngân sách 3%, giảm thuế trên quy mô lớn cho doanh nghiệp để phục hồi nền kinh tế, cũng như phát hành 1.000 tỷ nhân dân tệ (NDT) trái phiếu đặc biệt phòng chống dịch bệnh. Mặc dù phải trả một cái giá không hề nhỏ, nhưng Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế chủ chốt duy nhất trên toàn cầu ghi nhận mức tăng trưởng dương trong năm 2020. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lý giải rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu mang tính tổng hợp. Khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng trên 6%, Bắc Kinh đã xem xét tình hình phục hồi và vận hành của nền kinh tế. Điều này có lợi cho việc huy động các bên tập trung thúc đẩy cải cách đổi mới, phát triển chất lượng cao. Mặc dù con số này thấp hơn dự báo của không ít phương tiện truyền thông, nhưng vẫn đủ để trở thành động lực thúc đẩy kinh tế toàn cầu phục hồi và Trung Quốc tiếp tục duy trì tỷ lệ đóng góp trên 1/3 đối với kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, trong cách thể hiện chính thức của Trung Quốc, 6% được coi là giới hạn đỏ của mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do đó, kỳ vọng tốc độ tăng trưởng thực tế là hơn 6%. Nếu Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình cao, thì thời điểm quy mô kinh tế vượt Mỹ sẽ rút ngắn lại vào năm 2028. Bản đồ kinh tế thế giới được vẽ lại có thể gây nên những tác động mạnh mẽ đối với cục diện kinh tế chính trị toàn cầu. Đồng thời, cũng có tiếng nói bi quan cho rằng Trung Quốc khó duy trì xu thế tăng trưởng trong nhiều năm liên tục. Nguyên nhân là dịch COVID-19 đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc, cùng với lợi ích từ cải cách suy giảm, khả năng đình trệ của nền kinh tế Trung Quốc là rất lớn. Trên thực tế, bên cạnh các biện pháp phục hồi kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã hoạch định mục tiêu phát triển dài hạn của thời kỳ hậu dịch bệnh. Năm 2021 sẽ là năm mở đầu của “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14 và mục tiêu triển vọng năm 2035”.Trong dự thảo được công bố trước đó Trung Quốc cho rằng sau khi trải qua cú sốc của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Trung Quốc cần chuyển sang cải thiện chất lượng phát triển kinh tế và năng lực đổi mới sáng tạo.
Do đó, Báo cáo công tác chính phủ đã xác định tự lực tự cường về khoa học công nghệ là trụ cột chiến lược của phát triển quốc gia. Trong giai đoạn 5 năm tới, Trung Quốc sẽ thúc đẩy xây dựng sức mạnh khoa học công nghệ chiến lược dưới sự dẫn dắt của hệ thống các phòng thí nghiệm quốc gia.Cùng với đó là xây dựng và thực hiện phương án hành động 10 năm về nghiên cứu cơ bản, nâng tốc độ tăng trưởng đầu tư kinh phí nghiên cứu và phát triển toàn xã hội lên mức trên 7%/năm.
* Thu hẹp khoảng cách với Mỹ vào năm 2035 Khi theo dõi kỳ họp Lưỡng hội của Trung Quốc năm nay, tờ New York Times đã nhận định việc Chính phủ Trung Quốc cam kết tăng trưởng kinh tế trên 6% là một mục tiêu tương đối khiêm tốn so với tiêu chuẩn tăng trưởng của Trung Quốc trước dịch bệnh.Mục tiêu này cũng được nhiều nhà quan sát đánh giá là tương đối thận trọng. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo ở mức 8%.
Điều cần lưu ý là ngay cả khi tăng trưởng GDP đạt hơn 6%, ý nghĩa đối với Chính phủ Trung Quốc cũng không chỉ đơn thuần là lấy lại lòng tin sau dịch bệnh, mà tốc độ tăng trưởng này cần duy trì đến năm 2035 để thúc đẩy quy mô GDP của Trung Quốc ngày càng áp sát Mỹ. Theo công bố của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc trong thời gian diễn ra kỳ họp Lưỡng hội, vào năm 2035, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc cần phải đạt mức của các nước phát triển trung bình, nghĩa là khoảng 20.000-30.000 USD. Điều này đòi hỏi tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Trung Quốc trong 10 năm tới phải cao hơn 6% thì mới có thể hoàn thành. Hiện nay, quy mô GDP của Trung Quốc tương đương 70% của Mỹ, nếu phát triển theo lộ trình nói trên, năm 2025 sẽ đạt 76%, năm 2030 sẽ đạt 80%. Đằng sau con số 6% là nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào thời điểm nào? BBC hay VOA đã đưa ra những dự đoán riêng. Bên cạnh quan điểm cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ không bao giờ vượt Mỹ, cũng có các tổ chức nghiên cứu trên phạm vi thế giới đánh giá đây đã không còn là vấn đề “có hay không”, mà là vấn đề “sớm hay muộn”. Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) của Anh, tình hình phục hồi của Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh thể hiện sự tương phản rõ nét, điều này giúp thời điểm quy mô nền kinh tế Trung Quốc vượt qua Mỹ rút ngắn 5 năm, dự kiến vào năm 2028. Bên cạnh đó, Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản cũng có chung nhận định tương tự. Ngoài ra, báo cáo “Trung Quốc năm 2049” do Viện Brookings và Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh công bố cho rằng, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sau năm 2030. Trong khi đó, dự đoán của các tổ chức nghiên cứu Trung Quốc lại tương đối thận trọng. Theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc, quy mô nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Liên minh châu Âu vào năm 2027 và vượt Mỹ vào năm 2032. Do đó, động thái xác lập lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 của Chính phủ Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng sâu sắc hơn đến quan hệ Mỹ-Trung trong thời gian tới. Năm 2021 là năm đầu tiên Trung Quốc tuyên bố hoàn thành kế hoạch thoát nghèo, đồng thời cũng là năm mở đầu của “Quy hoạch 5 năm lần thứ 14 và mục tiêu triển vọng năm 2035”. Có thể thấy, ở thời điểm này, thông điệp mà Trung Quốc đưa ra trong kỳ họp Lưỡng hội năm nay vô cùng quan trọng./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Trung Quốc phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 ở các ca nhập cảnh
10:04' - 15/03/2021
Giới chức y tế tỉnh Quảng Đông ở miền Nam Trung Quốc đã xác nhận phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong các ca bệnh mới không biểu hiện triệu chứng nhập cảnh tại tỉnh này.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch COVID-19: Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70-80% dân số
07:00' - 14/03/2021
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc ngày 13/3 cho biết nước này đặt mục tiêu tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho 70-80% dân số đến giữa năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Thẩm phán Mỹ loại Xiaomi của Trung Quốc khỏi "danh sách đen"
13:25' - 13/03/2021
Một thẩm phán Mỹ ngày 12/3 đã ra lệnh tạm thời đưa hãng sản xuất điện thoại smartphone nổi tiếng Xiaomi của Trung Quốc ra khỏi "danh sách đen" của chính phủ về cấm đầu tư của Mỹ vào công ty này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.