Trung Quốc “đau đầu” giải quyết bài toán phục hồi sản xuất kinh tế
Theo thông báo của Trung Quốc, nước này cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Tuy nhiên, việc khôi phục sản xuất kinh doanh không dễ dàng và nhiều chuyên gia cho rằng tới cuối tháng Ba này, mức độ khôi phục hoạt động khôi phục sản xuất kinh doanh của Trung Quốc sẽ quyết định tình hình kinh tế cũng như quyết định mức độ thực thi chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của Chính phủ nước này trong năm nay.
Tờ Economic Journal ngày 16/3 cho biết, sau khi nhiều bộ ngành, địa phương ở Trung Quốc “báo tin mừng” về việc phục hồi sản xuất kinh doanh, hàng loạt vấn đề đã xuất hiện. Cuối tuần trước, Tổ Lãnh đạo công tác phòng chống dịch bệnh trung ương của Trung Quốc đã nhóm họp và đưa ra yêu cầu phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu để đẩy nhanh tốc độ phục hồi sản xuất kinh doanh.
Đằng sau đó là những lo ngại kinh tế Trung Quốc đình đốn trong thời gian dài sẽ làm nảy sinh tình trạng tách rời giữa chuỗi ngành nghề và chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, tiến trình phục hồi sản xuất kinh doanh của Trung Quốc đối mặt với bối cảnh mới, đó là dịch bệnh đã lây lan ra toàn cầu và thế giới đang đứng trước rủi ro xảy ra khủng hoảng tài chính, thậm chí là khủng hoảng kinh tế.
Về tình hình hiện nay, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Tân Quốc Bân cho biết vào cuối tuần trước rằng trừ tỉnh Hồ Bắc, tỉ lệ khôi phục sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp công nghiệp có doanh thu bán hàng hàng năm từ 20 triệu nhân dân tệ trở lên là hơn 95%; Tỉ lệ cán bộ, công nhân quay trở lại vị trí làm việc bình quân vào khoảng 80%.
Đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỉ lệ khôi phục sản xuất kinh doanh là khoảng 60%. Tân Quốc Bân cũng thừa nhận nhiều vấn đề xuất hiện trong quá trình khôi phục sản xuất kinh doanh như lưu thông con người, vật tư không thuận tiện, doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn, vật tư phòng dịch không đủ…
Dẫn một báo cáo tổng kết tình hình kinh tế, tờ Economic Journal cho biết thêm rằng các khâu phục hồi sản xuất kinh doanh ở Trung Quốc hiện nay vẫn chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chuỗi ngành nghề và chuỗi cung ứng vẫn tồn tại tình trạng ngưng trệ nhất định, nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn đối mặt với khó khăn sinh tồn…
Nói một cách cụ thể thì tình hình phục hồi sản xuất kinh tế hiện nay đang đối mặt với vấn đề: Cán bộ, công nhân trở lại vị trí, nhưng không có nghĩa là trở lại làm việc; Cán bộ, công nhân trở lại làm việc, nhưng không có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục, và nếu được khôi phục thì cũng không có nghĩa hoạt động sản xuất kinh doanh về được trạng thái trước khi dịch bệnh xảy ra.
Một ví dụ minh chứng là có doanh nghiệp 500 công nhân, báo cáo chính quyền rằng đã có 400 công nhân trở lại vị trí, như vậy, tỉ lệ trở lại làm việc là 80%. Vấn đề ở chỗ 100 công nhân đã cách ly tập trung, cho nên dù công nhân đã trở lại vị trí, nhưng không thể làm việc trở lại được. Đó là chưa nói tới tình trạng doanh nghiệp báo cáo không phân rõ thế nào là trở lại vị trí và thế nào là trở lại làm việc.
Vậy tại sao nói rằng cán bộ, công nhân trở lại làm việc, nhưng không có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh được khôi phục? Ở đây có hai tình huống. Tình huống thứ nhất là cán bộ, công nhân trở lại làm việc là được coi đạt được yêu cầu, và dù họ có làm việc thì cũng không có nghĩa dây chuyền sản xuất được chạy đủ công suất.
Tình huống thứ hai là có doanh nghiệp đã khôi phục được sản xuất kinh doanh tới mức trước khi xảy ra dịch bệnh, nhưng do sự thay đổi của tình hình dịch bệnh hoặc yêu cầu của Chính quyền địa phương, hoạt động sản xuất kinh doanh không thể diễn ra bình thường, lúc vận hành, lúc ngừng lại.
Đó là chưa nói tới việc sau dịch bệnh, doanh nghiệp đối mặt với vô vàn khó khăn như thiếu hụt về tiền vốn, nguyên liệu đầu vào, vật tư, đơn hàng…
Một số phân tích cho rằng tiến độ khôi phục sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu phục thuộc vào môi trường tài chính trong nước, vì họ gặp khó khăn trong việc huy động vốn hoặc thiếu vốn. Trong khi đó, doanh nghiệp lớn lại chủ yếu phụ thuộc vào thị trường quốc tế, bao gồm sự hạn chế về nguồn cung nguyên liệu đầu vào và đơn hàng xuất khẩu…
Tuy nhiên, cho dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ, về cơ bản các doanh nghiệp đều đang phải đối mặt với khó khăn về vật tư trong nước, khiến cho tiến trình khôi phục sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể diễn ra bình thường.
Yêu cầu mới nhất của Tổ Lãnh đạo phòng chống dịch bệnh trung ương Trung Quốc là cơ chế phòng chống dịch của Chính phủ phải nắm chắc, điều chỉnh và hoàn thiện phương châm, biện pháp phòng chống dịch khôi phục sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên cơ sở các bước tiến đạt được trong công tác phòng chống dịch.
Dưới tiền đề ngăn chặn hữu hiệu dịch bệnh trở lại, chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là khu vực rủi ro thấp đẩy nhanh tốc độ khôi phục toàn diện trật tự sinh hoạt, sản xuất bình thường.
Trong khi đó, các lĩnh vực, các ngành phải đưa ra các biện pháp cụ thể như chính phủ cân nhắc tiếp tục tăng cường thuận lợi hóa thông quan, giảm thuế phí đường bộ, đường sắt và hàng không hay như việc Bắc Kinh mới đây đưa ra một loạt chính sách chống lại dịch bệnh, khôi phục sản xuất kinh doanh, phát triển lành mạnh lâu dài, trong đó có các biện pháp hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ./.
Tin liên quan
-
Thị trường
COVID-19 – “Phép thử” cho lĩnh vực bán lẻ tại Mỹ
14:18' - 18/03/2020
Cuộc khủng hoảng do dịch COVID-19 dự kiến làm giảm lợi nhuận của ngành bán lẻ, song cũng có thể thúc đẩy xu hướng mua hàng trực tuyến của người dân khi ngày càng nhiều cửa hàng buộc phải tạm đóng cửa.
-
Chuyển động DN
Boeing kêu gọi Chính phủ Mỹ hỗ trợ 60 tỷ USD cho ngành hàng không
13:21' - 18/03/2020
Boeing Co ngày 18/3 đã kêu gọi Chính phủ Mỹ hỗ trợ tài chính 60 tỷ USD cho ngành hàng không phải đối mặt với những tổn thất lớn từ dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Chuyển động DN
Facebook hỗ trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp nhỏ tại 30 quốc gia
13:15' - 18/03/2020
Tập đoàn công nghệ Facebook ngày 17/3 thông báo sẽ hỗ trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp nhỏ tại 30 quốc gia đối phó với những tác động về kinh tế của đại dịch COVID-19.
-
Ngân hàng
Thêm một ngân hàng hoàn thành 3 trụ cột của Basel II
13:05' - 18/03/2020
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố hoàn thành triển khai việc tuân thủ trụ cột cuối cùng của Basel II - Quy trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (ICAAP – Trụ cột 2).
-
Chứng khoán
28,8 triệu cổ phiếu ABS chính thức niêm yết trên HOSE
13:00' - 18/03/2020
Ngày 18/3, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết và đưa 28,8 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận (mã chứng khoán: ABS) vào giao dịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam xác nhận ca nhiễm COVID-19 thứ 68
12:56' - 18/03/2020
Viện Pasteur Nha Trang cho biết, bênh nhân thứ 68 nhiễm COVID-19 là bệnh nhân nam, 41 tuổi, quốc tịch Mỹ, lấy vợ người Việt Nam, có địa chỉ tại thành phố Đà Nẵng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Thái Lan khởi sắc trong tháng 10/2024
18:49'
Sản xuất công nghiệp Thái Lan tăng theo nhu cầu trong nước và xuất khẩu, ngoại trừ ô tô. Thặng dư tài khoản vãng lai là 0,7 tỷ USD vào tháng 10, tăng nhẹ so với mức 0,6 tỷ USD của tháng 9.
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại xung quanh ngân sách bổ sung hơn 90 tỷ USD của Nhật Bản
18:45'
Chính phủ Nhật Bản hôm 29/11 thông qua khoản ngân sách bổ sung, trị giá 13.900 tỷ yen (92,6 tỷ USD), hỗ trợ gói kinh tế mới nhằm giảm bớt áp lực tài chính do lạm phát gây ra cho các hộ gia đình.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia hạn miễn trừ thuế một số hàng hóa của Mỹ
15:50'
Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc hôm nay ra thông báo cho biết sẽ tiếp tục miễn trừ một số mặt hàng của Mỹ không bị áp thuế bổ sung cho đến cuối tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Canada chọn địa điểm lưu trữ nhiên liệu hạt nhân vĩnh viễn dưới lòng đất
11:15'
Tổ chức Quản lý Chất thải Hạt nhân Canada (NWMO) ngày 28/11 cho biết, nước này đã quyết định chọn một địa điểm ở phía Bắc tỉnh Ontario để làm kho lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam tăng cường quan hệ với Canada, Singapore trong khuôn khổ CPTPP
11:03'
Ngày 28/11, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Canada và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Mai Phước Dũng: Việt Nam-Singapore thúc đẩy quan hệ ngoại giao nghị viện thực chất, hiệu quả
10:14'
Trong bối cảnh mối quan hệ Việt Nam-Singapore đang hướng đến tầm cao mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng đoàn đại biểu Việt Nam sẽ thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 1-3/12.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ "hành động" nếu Mỹ tăng cường kiểm soát chip
10:12'
Ngày 28/11, Trung Quốc cảnh báo nước này sẽ thực hiện các “hành động cần thiết” để bảo vệ những doanh nghiệp Trung Quốc nếu Mỹ gia tăng các biện pháp kiểm soát chip.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
21:55' - 28/11/2024
Những đe dọa thuế quan của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể sẽ gây tổn hại cho nhiều quốc gia ở châu Á, vì các nước này phụ thuộc vào doanh số xuất khẩu sang Mỹ để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng
16:18' - 28/11/2024
Tỷ phú Elon Musk, cố vấn quan trọng của chính quyền Mỹ sắp tới, đã kêu gọi giải thể Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (CFPB).