Trung Quốc đối phó ra sao trước đòn tấn công của Mỹ vào ngành công nghệ?
Một loạt hành động bao vây, cấm vận của Mỹ đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, Tập đoàn Huawei, gần đây là một minh chứng rõ nét.
Gần đây, việc Mỹ tấn công Tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, Huawei, chính là bước "nâng cấp" sau khi Mỹ cấm vận Tập đoàn Viễn thông ZTE, đồng thời đánh dấu chiến tranh thương mại Trung - Mỹ đã lan sang lĩnh vực công nghệ cao. Nhằm đánh đổ Huawei Mỹ áp dụng ba biện pháp chủ yếu.
Một là cấm các doanh nghiệp của Mỹ tiến hành trao đổi thương mại và hợp tác với Huawei, ngăn cản Huawei có được nguồn cung cấp linh kiện từ các doanh nghiệp Mỹ. Hai là để Google ra tay, tạm thời ngừng cung cấp dịch vụ trên mạng của Google cho các thiết bị của Huawei.
Ba là Google ngừng cung cấp kỹ thuật mà Google có bản quyền đối với điện thoại tiêu chuẩn (điện thoại đạt chuẩn Google) sử dụng cấu hình Android, ngăn cấm thiết bị điện tử của Huawei truy cập các bản cập nhật dành cho hệ điều hành Android.
Ba biện pháp trên của Mỹ đều là xuất phát từ chính trị và luật pháp trong nước Mỹ, phá vỡ nguyên tắc cơ bản của thương mại quốc tế và hợp tác công nghệ mạng. Hiện nay, Chính phủ Mỹ không có bất kỳ chứng cứ nào cho thấy Huawei xâm phạm an ninh quốc gia của Mỹ, cho nên không có bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt pháp lý đối với cách làm của Mỹ.
Vì thế, Mỹ thông qua hình thức mệnh lệnh của Tổng thống và chính sách khẩn cấp để thực hiện những biện pháp này. Cách làm của Mỹ hiển nhiên đã phớt lờ phạm trù pháp trị và hiệp thương quốc tế, còn quyết định của Google đương nhiên không phải là hành vi của doanh nghiệp, mà là hành động chính trị của Chính phủ Mỹ.
Google cùng với các doanh nghiệp quốc tế khác hợp tác thúc đẩy hệ điều hành Android, mong muốn ban đầu là phá vỡ sự lũng đoạn của Apple. Kết quả là từ một sản phẩm công cộng mang tính hợp tác quốc tế biến thành sản phẩm kỹ thuật tư hữu hóa do Google kiểm soát - điều vi phạm nguyên tắc thị trường.
Xuất phát từ lý do chính trị cấm Huawei sử dụng dịch vụ Internet trả phí càng là phá vỡ hợp tác công nghệ quốc tế. Còn trên mạng Internet cấm thiết bị của Huawei sử dụng dịch vụ của Google, một mặt đã phủ định tính chất mở cửa, công cộng của mạng Internet.
Mặt khác lệnh cấm của Google là nhằm vào người sử dụng (khách hàng) thiết bị của Huawei, lợi dụng sự phán xét chính trị chứ, không phải là một quyết định công bằng theo luật pháp quốc tế để cấm sử dụng thiết bị Huawei trên mạng quốc tế, về căn bản Google đã phá vỡ môi trường mở cửa của Internet.
Điều đáng lo ngại là cách làm nhằm vào Huawei của Mỹ rất dễ được lan sang các doanh nghiệp khác của Trung Quốc và thậm chí là cả doanh nghiệp của các nước khác.
Do vậy có thể nói, về bản chất cách chiến tranh thương mại, chiến trang mạng, chiến tranh khoa học công nghệ Mỹ phát động không chỉ nhằm vào riêng Trung Quốc, mà còn nhằm vào các nước khác, thậm chí đã phủ định quy tắc trật tự quốc tế mà cộng đồng quốc tế, trong đó có cả Mỹ, xây dựng hàng chục, hàng trăm năm qua, đồng thời thể hiện chủ nghĩa bá quyền của Mỹ.
Trung Quốc là nạn nhân đầu tiên, nên cần phải có biện pháp đối phó. Hơn nữa nước này cần coi đây là cuộc chiến tranh thực thụ, nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động, ít nhất cũng là “dĩ công vi thủ” (lấy tấn công để phòng thủ).
Trung Quốc có thể đưa ra một số biện pháp để đối phó với Mỹ. Thứ nhất, khi Mỹ bao vây Huawei, Trung Quốc hoàn toàn có thể bao vây, tấn công Apple, Google, mở rộng chiến trường ra toàn cầu. Ngoài ra Trung Quốc còn có thể bao vây các doanh nghiệp thuộc gia tộc Donald Trump.
Thứ hai, Mỹ dùng mệnh lệnh Tổng thống để bao vây Huawei, Trung Quốc có thể áp dụng lệnh tổng động viên toàn quốc khẩn cấp, dùng tinh thần “một tên lửa hai vệ tinh” trước đây, xây dựng tiêu chuẩn công nghệ vi mạch, mạng máy tính và kỹ thuật thông tin độc lập. Thứ ba, Trung Quốc hợp tác với tất cả các nước ngoài Mỹ, thiết lập sân chơi quốc tế mang tính chất mở cửa, không chịu sự kiểm soát của Mỹ và bị Mỹ lợi dụng,/.
- Từ khóa :
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Huawei kiến nghị tòa án Mỹ bác bỏ lệnh cấm với sản phẩm của hãng
10:14' - 29/05/2019
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc ngày 29/5 tuyên bố sẽ kiến nghị lên tòa án Mỹ nhằm bãi bỏ quy định cấm các cơ quan liên bang của nước này mua các sản phẩm của Huawei.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc gặp khó trước lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Huawei
12:56' - 28/05/2019
Theo các nhà phân tích, lệnh cấm của Mỹ nhằm vào Tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) và sức ép từ Washington đang đẩy các doanh nghiệp công nghệ Hàn Quốc vào thế khó.
-
Chuyển động DN
Điện thoại thông minh Huawei có thể “biến mất” khỏi các thị trường thế giới
16:46' - 25/05/2019
Các điện thoại thông minh của Huawei sẽ có thể “biến mất” khỏi các thị trường trên thế giới do tác động của các biện pháp trừng phạt mà Chính phủ Mỹ áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Amazon tại Nhật Bản ngừng phân phối các sản phẩm của Huawei
16:33' - 24/05/2019
Chi nhánh hãng thương mại điện tử Amazon tại Nhật Bản đã ngừng phân phối trực tiếp các sản phẩm của tập đoàn viễn thông Huawei sau khi Mỹ đưa ra lệnh cấm đối với tập đoàn này với lý do an ninh.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Vấn đề Huawei có thể đưa vào thỏa thuận với Trung Quốc
07:39' - 24/05/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng những quan ngại của Washington về các sản phẩm của Tập đoàn Huawei có thể được giải quyết trong khuôn khổ cơ chế của thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà bán lẻ điện thoại di động châu Á đang “quay lưng” với Huawei
20:35' - 23/05/2019
Các nhà bán lẻ điện thoại di động ở một số quốc gia châu Á đang từ chối chấp nhận mua lại các điện thoại của Huawei giữa bối cảnh ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm cách bán đi điện thoại của họ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảng Thượng Hải (Trung Quốc) lập kỷ lục vận tải container 50 triệu TEU
15:55'
Cảng Thượng Hải được xem là “cửa ngõ” của Trung Quốc ra thế giới, là động lực thúc đẩy thương mại và giao lưu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc trở thành điểm sáng của kinh tế băng tuyết toàn cầu
14:43'
Cảnh sắc tuyết trắng đẹp như cổ tích, cơ sở vật chất hiện đại và sự ủng hộ mạnh mẽ từ chính phủ đã biến Trung Quốc trở thành điểm sáng của kinh tế băng tuyết toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Bí mật giúp ông già Noel chinh phục 40 triệu mái nhà Vương quốc Anh
11:40'
Mùa Giáng sinh năm nay, ông già Noel có thể thảnh thơi hơn khi chu du khắp nước Anh, nhờ vào công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến do công ty Ordnance Survey phát triển.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Mạng lưới đường sắt cao tốc giúp thúc đẩy kinh tế chất lượng cao
08:29'
Tổng chiều dài vận hành của đường sắt cao tốc trên cả nước đã vượt trên 46.000 km, trong đó có hơn 10 tuyến đường sắt cao tốc mới đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, với chiều dài hơn 2.000 km.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Dự luật mới hỗ trợ người lao động sẽ "ngốn" hơn 190 tỷ USD
08:15'
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội, dự luật này sẽ tiêu tốn hơn 190 tỷ USD trong 10 năm tới, đồng nghĩa với việc Quỹ An sinh Xã hội sẽ cạn sớm gần nửa năm so với luật hiện tại.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành du lịch Mỹ dự kiến "hốt bạc" vào dịp nghỉ lễ cuối năm
08:00'
Hiệp hội Xe hơi Mỹ (AAA) dự đoán hơn 119 triệu người sẽ rời nhà đi du lịch với khoảng cách ít nhất 50 dặm (hơn 80 km) kể từ ngày 21/12 cho tới ngày đầu Năm Mới...
-
Kinh tế Thế giới
EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
17:33' - 22/12/2024
Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Số người giàu ở Hàn Quốc có khoảng 700.000 USD trở lên gia tăng
13:09' - 22/12/2024
Tính đến cuối năm 2023, số người giàu có tài sản tài chính hơn 1 tỷ won (khoảng 700.000 USD) ước tính là 461.000 người, chiếm 0,9% tổng dân số Hàn Quốc, tăng 1% so với năm trước.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tăng trưởng nông nghiệp Thái Lan năm 2025
09:53' - 22/12/2024
Ngành nông nghiệp của nước này dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng từ 1,8% đến 2,8% vào năm tới nhờ vào các yếu tố như nguồn nước an toàn, điều kiện kinh tế nói chung đang cải thiện.