EU rà soát các hoạt động đầu tư của Trung Quốc
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker được cho là công bố kế hoạch có tên gọi "Nhà nước Liên minh" tại Nghị viện châu Âu vào ngày 13/9 về vấn đề này.
Trung Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ những động thái chính trị của EU nhằm vào các hoạt động đầu tư Trung Quốc trong những lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm của EU.
Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm của họ đối với việc EU thúc đẩy hoạt động giám sát đầu tư nước ngoài khi người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua đã lên tiếng cho rằng việc các nước giám sát đánh giá đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực nhạy cảm quốc gia là đúng đắn, nhưng việc xem xét đánh giá đứng trên góc độ an ninh không thể trở thành công cụ cho chủ nghĩa bảo hộ.
Theo tờ Thời báo Tài chính ngày 12/9, ông Juncker tự cho mình là người "ủng hộ những hiệp định thương mại quốc tế, nhưng không phải là một nhà kinh doanh ngây thơ".
Ông Juncker đang thuyết phục EU rằng cần có cách tiếp cận mạnh mẽ để thu hút được sự ủng hộ của các công dân EU đối với những thỏa thuận thương mại. Ông Juncker dự kiến trình bày các biện pháp bên cạnh việc đưa ra những lời kêu gọi "mở cửa kinh doanh" bằng cách thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại với các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Kế hoạch xem xét kỹ lưỡng lại hoạt động đầu tư nước ngoài tại EU bao gồm việc chính phủ các nước EU sẽ tăng cường phối hợp với nhau khi tiến hành đánh giá các khoản đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực công nghiệp nhạy cảm như năng lượng hay công nghệ cao, xem xét đánh giá trên khía cạnh an ninh quốc gia.
Các nước thành viên EU có thể tham khảo ý kiến từ EC nếu như họ cảm thấy hoạt động đầu tư nước ngoài này liên quan đến không chỉ nước mình mà cả các nước khác trong liên minh. Những ý kiến của EC là để các nước tham vấn chứ không bắt buộc phải tuân theo, nhưng các nước cần trình bày rõ lý do vì sao đồng ý cho phép hoạt động đầu tư nước ngoài đó vào nước họ.
EC sẽ có thẩm quyền xem xét đánh giá đối với những khoản đầu tư nước ngoài vào những dự án do EU tài trợ vốn chẳng hạn như dự án hệ thống định vị vệ tinh Galileo.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là người đi đầu trong việc đưa ra lời kêu gọi cần xem xét cứng rắn hơn đối với những hoạt động mua lại công ty EU của Trung Quốc trong bối cảnh đang có một làn sóng mạnh mẽ đầu tư trực tiếp của nước này vào châu Âu.
Một trong những hoạt động đầu tư của Trung Quốc gây nên tranh cãi đó là nhà máy sản xuất robot Kuka tại Đức. Không chỉ Pháp, Đức và Italy cũng lên tiếng kêu gọi sáng kiến của EU đối với vấn đề đầu tư nước ngoài tại EU sau khi chỉ ra Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản đều đã có hệ thống giám sát đầu tư nước ngoài tại nước họ.
Kế hoạch xem xét chặt chẽ các hoạt động đầu tư nước ngoài tại EU cũng là vấn đề gây tranh cãi vì một số nước trong EU như Hà Lan, Hy Lạp lại có quan điểm khác về vấn đề này. Họ cho rằng việc giám sát đánh giá xem xét chặt chẽ có thể trở thành rào cản đối với đầu tư nước ngoài có giá trị đối với kinh tế đất nước họ.
Ông Juncker sẽ tìm biện pháp để cân bằng thông điệp của mình bằng cách nhấn mạnh quyết tâm của EU trong việc tìm kiếm ký kết các thỏa thuận thương mại song phương.
EC sẽ sớm cho phép các chính phủ trong EU mở các cuộc thảo luận thương mại với Australia và New Zealand, cũng như tìm kiếm thỏa thuận với Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSR) vào cuối năm nay. EU cũng hy vọng sớm kết thúc được các điểm chính trong đàm phán thương mại EU-Nhật Bản.
Alicia Garcia-Herrero, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Cơ quan Nghiên cứu độc lập Bruegel, cho rằng Trung Quốc, đặc biệt là những tham vọng quốc tế của các công ty lớn của nhà nước Trung Quốc hiện đang trở thành trọng tâm mà EU phải suy tính.
Không phải EU muốn đẩy mạnh chủ nghĩa bảo hộ nói chung với các nước mà chỉ riêng đối với Trung Quốc vì trên thực tế, Trung Quốc không hề mở cửa cho EU vào nước họ mà ngày càng đóng cửa đối với các nhà đầu tư EU./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng 14,5%
15:17' - 12/09/2017
Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng thương mại chung của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư ra nước ngoài ở Trung Quốc đang "chuyển làn"
13:20' - 24/08/2017
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong giai đoạn này, đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản, văn hóa, thể thao và giải trí giảm đáng kể.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc công bố quy định hạn chế đầu tư ra nước ngoài
16:16' - 20/08/2017
Trung Quốc cho biết các khoản đầu tư ở nước ngoài không phù hợp với những nỗ lực trong mục tiêu phát triển trong hòa bình, hợp tác cùng có lợi và các quy định về kinh tế vĩ mô đều sẽ bị hạn chế.
-
Kinh tế Thế giới
Những gặt hái của Trung Quốc khi tăng cường đầu tư vào châu Phi (Phần 2)
06:30' - 31/07/2017
Sự nhiệt tình của Trung Quốc tại châu Phi đại diện cho một nguồn lực phát triển tại châu lục này.
-
Kinh tế Thế giới
Mâu thuẫn gia tăng trong quan hệ kinh tế Trung Quốc - EU
05:30' - 28/07/2017
Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu có xu hướng tăng đột biến khiến nhiều nước cảm thấy bất an, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tiếp tục thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp thép Trung Quốc muốn đầu tư vào Việt Nam
17:16' - 14/07/2017
Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn các dự án FDI vào ngành thép.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU thắt chặt quy định sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài
12:54'
Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về những quy định mới cho phép sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tiếp tục tăng cao
11:34'
Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE)-chỉ số được Fed sử dụng làm thước đo lạm phát đã tăng 6,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Australia đẩy nhanh đàm phán FTA
11:06'
Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Thương mại tự do (FTA) với Australia sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Anthony Albanese và Ủy viên EU Ursula von der Leyen.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Malaysia ở mức thấp nhất thế giới
10:58'
Tỷ lệ lạm phát của Malaysia vẫn nằm trong số nước thấp nhất trên thế giới do chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát giá hàng hóa và nhu yếu phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ gặp trở ngại lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
10:22'
Ngày 30/6, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết rằng Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) không được ban hành những quy định có ảnh hưởng sâu rộng nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nhà máy điện.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ không yêu cầu Saudi Arabia tăng sản lượng dầu
10:08'
Tổng thống Mỹ sẽ không trực tiếp gây sức ép đối với Saudi Arabia nhằm tăng sản lượng dầu để kiềm chế giá dầu thô tăng vọt khi ông gặp Quốc vương và Thái tử Saudi Arabia trong chuyến thăm nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Belarus tạm ngừng yêu cầu thị thực đối với công dân Ba Lan
09:48'
Belarus ngày 30/6 đã thông báo về việc tạm ngừng yêu cầu thị thực đối với các công dân Ba Lan nhằm thể hiện chính sách “láng giềng tốt” với quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada bất ngờ suy yếu
08:22'
Theo dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Thống kê Canada (Statscan), nền kinh tế Canada bất ngờ đi xuống trong tháng 5/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Tình trạng thiếu điện tại Nhật Bản chưa có dấu hiệu sớm dịu lại
06:30'
Theo nhật báo Yomiuri, nguồn cung điện ở Nhật Bản đang khan hiếm và không có dấu hiệu nào cho thấy sự mất cân đối cung-cầu về điện năng sẽ sớm được giải quyết.