Trung Quốc khẳng định hơn nữa sự ủng hộ dành cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân
Theo tờ “Minh báo” của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tham dự hội nghị chuyên đề về doanh nghiệp tư nhân và có bài phát biểu quan trọng tại Bắc Kinh hôm 17/2.
Tại hội nghị này, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh về triển vọng phát triển rộng lớn và đầy hứa hẹn của nền kinh tế tư nhân trong thời đại mới. Ông cũng bày tỏ kỳ vọng các doanh nhân tư nhân sẽ thể hiện tài năng và trở thành người thúc đẩy quá trình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc.
Giữa bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang trong quá trình nâng cấp và chuyển đổi mô hình, các doanh nghiệp tư nhân đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chính phủ Trung Quốc mong muốn thông qua hội nghị sẽ khẳng định hơn nữa sự ủng hộ đối với nền kinh tế tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ cao.Ông Tập Cận Bình cũng đề cập đến sự cần thiết phải phá bỏ các rào cản để cạnh tranh thị trường công bằng và giải quyết vấn đề tài chính tốn kém và khó khăn cho những doanh nghiệp tư nhân, cùng với vấn đề nợ đọng trong tài khoản của các doanh nghiệp tư nhân, là những điểm đau đầu mà các doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt hiện nay.
* Quy hoạch 5 năm lần thứ 15 của Trung Quốc
Năm 2025 là năm cuối cùng của Quy hoạch 5 năm lần thứ 14 và cũng là năm quan trọng để bắt đầu Quy hoạch 5 năm lần thứ 15 của Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế của đất nước mang lại cả những cơ hội mới và những thách thức mới. Một mặt, sự ra mắt của DeepSeek đã đặt ra cột mốc mới cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) ở Trung Quốc, một số chuyên gia Mỹ thậm chí còn mô tả đây là "thời điểm Sputnik" trong cuộc cạnh tranh AI giữa Trung Quốc và Mỹ.Mặt khác, xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc. Hội nghị chuyên đề doanh nghiệp tư nhân lần này được tổ chức trong bối cảnh phức tạp và nhiều biến động, tồn tại cả những yếu tố thuận lợi và bất lợi. Do đó, hội nghị đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt.* Cởi mở với kinh tế tư nhânHội nghị chuyên đề doanh nghiệp tư nhân ngày 17/2 là hội nghị thứ hai do Chính phủ Trung Quốc tổ chức trong 7 năm qua. Hội nghị lần này có sự tham gia đông đảo của các đại diện doanh nghiệp tư nhân, trong đó những doanh nghiệp công nghệ là trụ cột.Theo nhận định của các giới truyền thông Mỹ, hội nghị lần này được coi là bước chuyển lớn sau khi Chính phủ Trung Quốc mở đợt tăng cường quản lý hoạt động của các công ty công nghệ.
Trong bài phát biểu ngày 17/2, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh doanh nghiệp tư nhân phát triển cùng với cải cách và mở cửa. Ông Tập Cận Bình cũng nói về những khó khăn, thách thức hiện nay mà nền kinh tế tư nhân phải đối mặt và nhấn mạnh “các yếu tố bên trong” hơn là “các yếu tố bên ngoài”. Ông Tập Cận Bình cho rằng những khó khăn và thách thức hiện tại "xuất hiện trong quá trình cải cách, phát triển cũng như chuyển đổi và nâng cấp ngành nghề chỉ mang tính cục bộ chứ không phải tổng thể, mang tính tạm thời chứ không phải lâu dài".
Một mặt, Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra yêu cầu đối với doanh nghiệp tư nhân, bao gồm phát huy tinh thần của các nhà kinh doanh, là những người thúc đẩy quá trình hiện đại hóa kiểu Trung Quốc; bám sát ngành nghề kinh doanh chính, củng cố ngành và đi theo con đường phát triển chất lượng cao; cải thiện quản trị doanh nghiệp, tăng cường giám sát nội bộ và hoàn thiện cơ chế phòng ngừa rủi ro.
Mặt khác, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đưa ra một số cam kết với đại diện doanh nghiệp tư nhân, gồm kiên quyết tháo gỡ các trở ngại đối với cạnh tranh thị trường lành mạnh, giải quyết mạnh mẽ vấn đề tài chính khó khăn và tốn kém cho doanh nghiệp tư nhân, giải quyết vấn đề nợ đọng trong tài khoản của doanh nghiệp tư nhân và tăng cường giám sát thực thi pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật.* Nhân tố thúc đẩy tự cường công nghệTại thời điểm năm 2018, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ dưới nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Donald Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có cuộc gặp mặt với giới lãnh đạo doanh nghiệp lớn, nhằm khẳng định sự ủng hộ đối với khu vực kinh tế tư nhân. Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh tương tự, khi chính quyền của Tổng thống Trump mới đây đã kích hoạt kế hoạch áp thuế bổ sung 10% với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Giới phân tích nhận định, quyết định của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc triệu tập hội nghị với giới lãnh đạo các tập đoàn lớn, trong đó có những doanh nghiệp từng vượt qua thách thức, vươn tới thành công trong thời gian qua, cho thấy vai trò thiết yếu của khu vực tư nhân trong đổi mới sáng tạo. Đây sẽ là nền tảng để Trung Quốc xác lập được vị thế mới về công nghệ. Theo ước tính, khu vực tư nhân hiện tạo ra hơn 50% nguồn thu ngân sách, hơn 60% sản lượng kinh tế và chiếm 70% đổi mới sáng tạo công nghệ của Trung Quốc.Chiến lược kinh tế dài hạn của Chủ tịch Tập Cận Bình là đầu tư cho khoa học và công nghệ, coi đây là động lực tăng trưởng mới. Cuộc gặp giữa người đứng đầu chính phủ với giới lãnh đạo những doanh nghiệp lớn cho thấy vai trò của khu vực tư nhân trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cũng như cạnh tranh cân bằng giữa Trung Quốc với Mỹ về công nghệ./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc dự kiến áp thuế quan đối với thép Trung Quốc
22:09' - 20/02/2025
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến áp thuế tạm thời lên đến 38,02% đối với thép tấm cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Doanh nghiệp
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc
16:36' - 20/02/2025
Nền kinh tế tư nhân đóng góp hơn 50% thuế, hơn 60% GDP, hơn 70% thành quả đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ, tạo hơn 80% việc làm ở thành thị.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc giảm nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ xuống mức kỷ lục
08:10' - 20/02/2025
Các nhà phân tích nhận định sự thay đổi này một phần phản ánh mong muốn đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của Trung Quốc bằng cách mua các tài sản như vàng.
-
Kinh tế Thế giới
EU, Trung Quốc hợp tác về phương tiện sử dụng năng lượng mới
16:32' - 19/02/2025
Các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc và đối tác châu Âu đã thiết lập quan hệ hợp tác để thúc đẩy sản xuất các phương tiện sử dụng năng lượng mới.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc
07:30' - 19/02/2025
Từng được xem là "mảnh đất vàng" của tài chính toàn cầu, Trung Quốc giờ đây lại trở thành "cơn đau đầu" đối với các ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán khó về chiến lược phát triển xe điện của Australia
06:30'
Nỗ lực chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Australia vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, qua đó hỗ trợ tăng cường an ninh năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Câu hỏi về chủ quyền công nghiệp của châu Âu
05:30'
Quyết định mới đây của liên doanh Automotive Cells Company (ACC) hợp tác với một đối tác Trung Quốc nhằm giải cứu dây chuyền sản xuất pin tại Pháp đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại sẽ bước sang không gian số?
05:30' - 11/04/2025
Báo La Tribune của Pháp vừa qua có bài phân tích về biện pháp đáp trả của Liên minh châu Âu (EU) đối với việc hàng hóa của khối này bị Mỹ áp thuế đối ứng. Nội dung như sau:
-
Phân tích - Dự báo
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo kim ngạch thương mại Mỹ-Trung có thể giảm 80%
09:51' - 10/04/2025
Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala, hôm 9/4 cảnh báo cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung có thể làm giảm tới 80% kim ngạch thương mại hàng hóa.