Trung Quốc liệu có thể trở thành hình mẫu để tái cơ cấu kinh tế?
Theo các chuyên gia từ Viện McKinsey Global, nếu Trung Quốc chuẩn bị tốt mọi mặt cho quá trình chuyển đổi số, nước này sẽ trở thành hình mẫu tái cơ cấu nền kinh tế.
Báo cáo của các chuyên gia từ Viện McKinsey Global cho rằng Trung Quốc có thể chiếm tới 1/3 thay đổi toàn cầu về nghề nghiệp và kỹ năng. Ví dụ, đến năm 2030, 220 triệu lao động Trung Quốc, tương đương 30% nguồn nhân lực, cần phải thay đổi ngành nghề do số hóa. Con số này chiếm khoảng 36% tất cả các chuyển nghề hay thay đổi công việc trên thế giới.
Báo cáo cho biết Trung Quốc cần phải thực hiện cuộc cách mạng kỹ năng để tiếp tục cải thiện mức sống, để đến năm 2050, GDP bình quân đầu người đạt mức của các quốc gia phát triển. Để thực hiện cuộc cách mạng trong hệ thống giáo dục, cần phải thực hiện những thay đổi quan trọng có liên quan đến những người trưởng thành đang làm việc.
Giám đốc Viện Nghiên cứu Toàn cầu hóa và Hiện đại hóa thuộc Đại học Kinh tế Đối ngoại và Thương mại Trung Quốc Wang Zhimin lưu ý, việc hiện đại hóa cơ cấu kinh tế và tái cơ cấu hệ thống giáo dục đã được đề cập trong các dự án của chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho rằng điều này vẫn chưa đủ để thực hiện sớm bước nhảy vọt.
Bình luận về báo cáo của McKinsey Global Institute, chuyên gia Wang Zhiyong từ Viện Nghiên cứu Nhân khẩu học và Kinh tế học Lao động thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cũng lưu ý rằng, Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng thực hiện một cuộc cách mạng trong hệ thống giáo dục để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới.
Ông Wang Zhiyong cho rằng trên thực tế, những thay đổi kiểu này diễn ra rất nhanh, song hệ thống giáo dục của Trung Quốc không theo kịp, đặc biệt với nhóm đối tượng là nông dân và công nhân ở nhà máy. Ông cho rằng nhà nước Trung Quốc cần tập trung nỗ lực để giải quyết vấn đề đào tạo nhóm người này.
Nền kinh tế Trung Quốc có mức độ số hóa khá cao, các khoản đầu tư vào công nghệ giáo dục không ngừng tăng lên. Trong thời gian kéo dài đại dịch, nhiều cơ sở chuyển sang đào tạo từ xa, nhờ đó quá trình này đã tăng cường, song cũng tồn tại mặt trái.
Các chuyên gia McKinsey nhận xét trung bình khoảng 87 ngày làm việc của một công nhân sẽ được tự động hóa trong thập kỷ tới và có từ 22% đến 40% việc làm trong số 331 triệu lao động nhập cư sẽ gặp rủi ro. Đồng thời, việc phát triển các kỹ năng mới chỉ mang lại cho mỗi công nhân trung bình 40 ngày làm việc.
Vào cuối tháng 12/2020, các chuyên gia từ Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts (Mỹ) hợp tác cùng Mastercard đã phân tích mức độ số hóa của các nền kinh tế thế giới. Theo kết quả phân tích trình độ phát triển kinh tế trong 90 quốc gia, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng số hóa nền kinh tế trong năm 2020. Về chỉ số này, Top 10 quốc gia đứng đầu danh sách này chủ yếu là các nước phương Đông, kể cả Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Iran, Qatar và Nga./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia sẽ sử dụng vaccine viện trợ của Trung Quốc
15:38' - 18/01/2021
Trung Quốc sẽ viện trợ cho Campuchia một triệu liều vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng Sinopharm của Trung Quốc sản xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong hơn 40 năm
12:11' - 18/01/2021
Số liệu chính thức công bố ngày 18/1 cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn bốn thập niên trong năm 2020, bất chấp sự phục hồi sau dịch COVID-19.
-
Chuyển động DN
Vinamilk xuất lô hàng sữa hạt và sữa đặc lớn sang thị trường Trung Quốc
11:35' - 18/01/2021
Vào những ngày đầu năm 2021, Vinamilk “xông đất” năm mới với lô hàng lớn xuất khẩu đi Trung Quốc gồm 2 sản phẩm sữa hạt và sữa đặc.
-
Kinh tế Thế giới
Nền tảng hạ tầng - điều kiện để phát triển thành phố thông minh ở Hong Kong (Trung Quốc)
05:30' - 18/01/2021
Chính quyền Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) vừa công bố “Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh Hong Kong phiên bản 2.0” với hơn 130 biện pháp xây dựng thành phố thông minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đánh giá cao nền kinh tế số của Việt Nam
21:48' - 08/03/2021
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan đã đánh giá cao nền kinh tế số của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 16% trong năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chính thức phê chuẩn Hiệp định RCEP
20:39' - 08/03/2021
Ngày 8/3, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) thông báo chính phủ nước này đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thông tin về 8 ca tử vong sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19
15:32' - 08/03/2021
Cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc đã điều tra 8 trường hợp tử vong từng xuất hiện phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh tạo thuận lợi cho bầu cử
15:11' - 08/03/2021
Ngày 7/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giúp người dân Mỹ đi bỏ phiếu dễ dàng hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước dự định sản xuất trong nước vaccine Sputnik V của Nga
13:03' - 08/03/2021
Thứ trưởng Y tế Belarus Dmitry Cherednichenko tối 7/3 thông báo kế hoạch sản xuất hàng loạt vaccine Sputnik V ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Thêm một loại vaccine COVID-19 của Trung Quốc được cung cấp ra nước ngoài
10:54' - 08/03/2021
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc thông báo một loại vaccine tái tổ hợp do nước này phát triển mới được cấp phép sử dụng tại Uzbekistan.
-
Kinh tế Thế giới
Nga yêu cầu Facebook khôi phục thông tin trên tài khoản chính thức
09:58' - 08/03/2021
Cục Giám sát truyền thông Nga (Roskomnadzor) đã gửi thư tới Ban quản trị Facebook yêu cầu khôi phục quyền truy cập thông tin được đăng tải trên các tài khoản chính thức của truyền thông Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Thương chiến Mỹ-Trung vẫn "song hành" với cuộc chạy đua công nghệ
06:30' - 08/03/2021
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trở nên bớt nóng do Bắc Kinh viện cớ đại dịch để minh chứng cho việc Trung Quốc không đáp ứng các điều kiện của thỏa thuận về việc mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Các nền kinh tế châu Á trỗi dậy trong nghịch cảnh
05:30' - 08/03/2021
Theo báo Liên hợp buổi sáng, đại dịch COVID-19 và địa chính trị đang định hình lại cục diện chính trị và kinh tế thế giới, trong đó những cơ hội to lớn mở ra cho châu Á khiến nhiều người lạc quan.