Trung Quốc nới lỏng các quy định về đầu tư nước ngoài
Quy định mới, do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) thông báo, bao gồm các cải cách quan trọng trong lĩnh vực tài chính, đồng thời dỡ bỏ một số hạn chế trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo NDRC, số lĩnh vực bị hạn chế đầu tư nước ngoài sẽ giảm từ 63 hồi năm ngoái, xuống còn 48. Cụ thể hơn, trong quy định mới, sở hữu vốn của nước ngoài trong các ngân hàng của Trung Quốc được phép tăng lên mức 51% trong 3 năm.
Các hạn chế cũng được dỡ bỏ liên quan đến quyền sở hữu nước ngoài đối với các trạm xăng dầu, hoạt động buôn bán ngũ cốc, hạ tầng điện lực, cũng như các ngành đóng tàu và sản xuất ô tô, máy bay.
Tuy nhiên, một số lĩnh vực nhạy cảm như văn hóa và an ninh quốc gia vẫn tiếp tục được bảo vệ. Quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 28/7 tới.Thông báo trên được xem là phản ứng của Bắc Kinh sau khi Mỹ và các nước phương Tây khác than phiền về việc khó tiếp cận với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Tuy nhiên, quyết định trên được đưa ra khi Trung Quốc đang chuẩn bị thực thi luật thuế mới đối với hàng hóa trị giá hàng chục tỷ USD của Mỹ, bắt đầu từ tuần tới, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại tiềm tàng.
NDRC cho biết: "Đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ từ bên ngoài, Trung Quốc phải nỗ lực nhiều hơn để thúc đẩy mở cửa, cải cách, phát triển, sáng tạo thông qua mở cửa, và thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu hóa kinh tế". Tuyên bố của ủy ban này cho biết hợp tác đầu tư giữa Trung Quốc với các nước khác và các khu vực "sẽ sâu sắc hơn, với các trao đổi tăng cường về vốn, công nghệ, quản lý, và nhân lực".
Trong một diễn biến khác, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã hoan nghênh Trung Quốc ra Sách Trắng với tiêu đề "Trung Quốc và WTO", trong đó khẳng định Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ tổ chức thương mại đa phương này đóng vai trò lớn hơn trong quản trị kinh tế toàn cầu.
Theo đó, Sách Trắng trên nhằm nêu rõ việc Trung Quốc thực hiện đầy đủ các cam kết của nước này đối với WTO; giải thích những nguyên tắc, lập trường, chính sách của Trung Quốc về hệ thống thương mại đa phương, cũng như công bố tầm nhìn và hành động của Trung Quốc trong việc thúc đẩy mở cửa và cải cách ở cấp độ cao hơn.
Tài liệu này cũng nêu rõ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống thương mại đa phương.Ngoài ra, Sách Trắng nhấn mạnh Trung Quốc phản đối mạnh mẽ cơ chế bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương, cho rằng chỉ có cơ chế tham vấn bình đẳng và nỗ lực chung mới có thể mang lại kết quả có lợi cho tất cả các bên.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IEA: Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới năm tới
11:16' - 29/06/2018
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định rằng Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên lớn nhất thế giới vào năm 2019, chủ yếu do việc mua nhiều khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chặn đề xuất của Trung Quốc về nới lỏng trừng phạt Triều Tiên tại HĐBA LHQ
10:19' - 29/06/2018
Ngày 28/6, Mỹ đã chặn một tuyên bố được Trung Quốc đưa ra để Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) thông qua, trong đó hoan nghênh đà tích cực gần đây trên Bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhận lời mời thăm Mỹ
15:30' - 28/06/2018
Ngày 28/6, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết Bộ trưởng Quốc phòng nước này Ngụy Phụng Hòa đã nhận lời mời thăm Mỹ của người đồng cấp James Mattis.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng lớn tăng dự báo suy thoái của nền kinh tế đầu tàu thế giới
21:20' - 07/04/2025
Ngân hàng Goldman Sachs đã tăng dự báo suy thoái của Mỹ từ 35% lên 45%.
-
Kinh tế Thế giới
Anh nới lỏng các quy định về xe điện trước tác động từ thuế quan của Mỹ
18:11' - 07/04/2025
Động thái này được đưa ra sau khi chính phủ thực hiện cuộc tham vấn kéo dài hai tháng với ngành ô tô về mục tiêu xe không phát thải của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Thủ tướng tương lai kêu gọi phản ứng nhanh chóng trước thuế quan của Mỹ
18:08' - 07/04/2025
Là một quốc gia xuất khẩu lớn, Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, báo hiệu thêm rắc rối cho nền kinh tế Đức vốn đã trì trệ.
-
Kinh tế Thế giới
"Bóng ma" suy thoái rình rập: Mỹ có “gánh” nổi hệ quả chính sách?
13:51' - 07/04/2025
Trong tuần qua, giá trị cổ phiếu chu kỳ toàn cầu kém hơn cổ phiếu phòng thủ toàn cầu khoảng 8 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi bắt đầu lệnh phong tỏa do đại dịch COVID-19 vào năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Nhật Bản sẵn sàng sang Mỹ đàm phán
13:49' - 07/04/2025
Thủ tướng Ishiba mô tả việc Tổng thống Trump áp thuế đối với ô tô nhập khẩu, ngành công nghiệp trọng yếu của Nhật Bản, là điều “rất đáng thất vọng”.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Thủ tướng Malaysia kêu gọi thiết lập thỏa thuận chung cho ASEAN
13:46' - 07/04/2025
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho rằng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần cùng nhau thiết lập một thỏa thuận chung để đối phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Anh công bố gói hỗ trợ ngành ô tô
12:22' - 07/04/2025
Ngày 6/4, Chính phủ Anh đã công bố gói hỗ trợ toàn diện cho ngành ô tô của nước này trước áp lực ngày càng tăng từ các mức thuế cao của Mỹ và xu hướng chuyển dịch toàn cầu sang xe điện (EV).
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Hơn 50 quốc gia liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán
06:00' - 07/04/2025
Ngày 6/4, trả lời phỏng vấn trên chương trình "This Week" của ABC News, Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett cho biết hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Indonesia không áp thuế trả đũa Mỹ
21:59' - 06/04/2025
Malaysia và Indonesia khẳng định sẽ không trả đũa quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế quan thương mại.