Trung Quốc sẽ tăng cường các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
Theo Thời báo Hoàn Cầu, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) ngày 22/8 đã giảm lãi suất cho vay chuẩn trên thị trường và hạ lãi suất tham chiếu thế chấp trong động thái mới nhất nhằm thúc đẩy chi tiêu trong nước và thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19 vẫn còn. Trong một cuộc họp vào ngày 22/8, PBoC đã yêu cầu đảm bảo những nhu cầu tài chính hợp lý của các nhà phát triển bất động sản.
Theo ngân hàng trung ương Trung Quốc, lãi suất cơ bản cho vay một năm (LPR) ở mức 3,65% hôm 22/8, giảm từ mức 3,7%. LPR 5 năm trở lên, mức lãi suất mà nhiều bên cho vay làm căn cứ cho lãi suất thế chấp của họ, đã giảm 15 điểm cơ bản xuống còn 4,3%, bằng mức cắt giảm lớn nhất lập kỷ lục.Đây là lần thứ hai trong năm nay, cả LPR 1 năm và 5 năm đều bị giảm cùng một lúc, sau một động thái trước đó vào tháng 1/2022. Những mức cắt giảm này nằm trong dự đoán của các chuyên gia phân tích, vì PBoC tuần trước đã hạ lãi suất cho vay trung hạn (MLF - một chỉ số chuẩn chính sách chủ chốt), 10 điểm cơ bản xuống 2,75%, sau khi giữ nguyên trong sáu tháng.Dương Đức Long, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Công ty quản lý quỹ Khu vực ven biển Đệ nhất (First Seafront) cho biết, "những đợt cắt giảm (lãi suất) là kịp thời, vì thị trường cần những tín hiệu tích cực hơn để củng cố niềm tin sau khi công bố các số liệu kinh tế thấp hơn dự kiến vào tháng Bảy.”Trong tháng 7/2022, hoạt động cung cấp tài chính xã hội mới, một thước đo nguồn tiền mà các cá nhân và công ty phi tài chính nhận được từ hệ thống tài chính, đạt 756,1 tỷ NDT (110,55 tỷ USD), giảm 319,1 tỷ NDT so với cùng tháng năm ngoái.Chuyên gia Dương Đức Long cho biết, việc nới lỏng chính sách tiền tệ cho thấy việc hoạch định chính sách của Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi các đợt tăng lãi suất khá lớn của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Với ưu tiên ổn định kinh tế Trung Quốc, động thái của PBoC sẽ có lợi trong việc duy trì đủ thanh khoản và hỗ trợ nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Nghiêm Dược Tiến, Giám đốc nghiên cứu tại Viện nghiên cứu và phát triển Nhà Thông minh có trụ sở tại Thượng Hải, nói với Thời báo Hoàn Cầu rằng việc cắt giảm 15 điểm cơ bản cho LPR 5 năm là hơi vượt quá dự kiến, nhấn mạnh sự cấp thiết của việc giảm chi phí vay trung và dài hạn.Theo ông Nghiêm Dược Tiến, động thái này sẽ tiếp tục giảm chi phí tài chính cho các doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời kích thích nhu cầu tín dụng một cách hiệu quả. Ông lưu ý rằng động thái này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản. Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), trong tháng 1-7/2022, đầu tư bất động sản của Trung Quốc giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh số bán nhà ở thương mại giảm 28,8%. Người phát ngôn NBS Phó Lăng Huy cho biết, mặc dù việc việc bàn giao bất động sản bị đình trệ ở một số thành phố của Trung Quốc, nhưng hoạt động xây dựng các dự án bất động sản trên khắp đất nước vẫn ổn định và rủi ro tổng thể có thể kiểm soát được. Ông nói: "Thị trường bất động sản của đất nước được kỳ vọng sẽ ổn định và duy trì mức tăng trưởng vững chắc và lành mạnh trong những tháng tới. Tác động tiêu cực của lĩnh vực này đối với nền kinh tế sẽ dần giảm bớt".Lý Tấn Lỗi, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Trung Thái, nhận định rằng vẫn còn dư địa để nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ, điều chủ yếu sẽ được quyết định bởi việc liệu có sự cải thiện rõ rệt trong việc bán bất động sản đô thị hay không.Ông nói: "Nếu tác động của dịch COVID-19 vẫn nghiêm trọng, và thu nhập của người tiêu dùng và kỳ vọng đầu tư tiếp tục yếu, lãi suất thế chấp có thể tiếp tục sụt giảm", đồng thời lưu ý rằng PBoC sẽ sử dụng các công cụ bao gồm cắt giảm lãi suất tiền gửi và tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR).
Chuyên gia Lý Tấn Lỗi cho biết, để khôi phục niềm tin thị trường và thúc đẩy tiêu dùng, các nhà hoạch định chính sách cần giải quyết những rủi ro tiềm ẩn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giảm tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế và tiếp tục thúc đẩy thu nhập của người lao động.Tại một hội nghị chuyên đề của PBoC do Thống đốc Dịch Cương chủ trì vào ngày 22/8, Thống đốc Dịch Cương cho biết sự phục hồi kinh tế thời điểm hiện tại đang ở thời điểm thách thức nhất và kêu gọi ý thức cấp bách trong việc củng cố nền tảng phục hồi kinh tế.Vị Thống đốc ngân hàng trung ương kêu gọi các tổ chức tài chính lớn, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh lớn, đóng vai trò hàng đầu trong việc duy trì tăng trưởng cho vay và PBoC yêu cầu đáp ứng những nhu cầu tài chính hợp lý của các nhà phát triển bất động sản.
PBoC cũng yêu cầu các bên cho vay tăng tốc hỗ trợ cho vay đối với những công ty vừa và nhỏ, các công ty đổi mới công nghệ xanh và công nghệ cao, đồng thời tăng cường hỗ trợ tài chính cho các nền tảng Internet chủ chốt theo quy định của pháp luật. Trong một thông báo, PBoC cho biết, ngày 22/8 ngân hàng trung ương Trung Quốc đã phát hành tín phiếu ngân hàng trung ương trị giá 25 tỷ NDT tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), cung cấp thêm các công cụ quản lý thanh khoản bằng đồng NDT. Trong tổng số tín phiếu trị giá 25 tỷ NDT này, 10 tỷ NDT sẽ đáo hạn trong 3 tháng, và 15 tỷ NDT còn lại sẽ đáo hạn trong một năm, với lãi suất lần lượt là 1,9% và 2,3%./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hạn hán nghiêm trọng tại Trung Quốc
14:35' - 25/08/2022
Hạn hán nghiêm trọng do nắng nóng kỷ lục đã lan ra 50 tỉnh, thành Trung Quốc, đến cả Cao nguyên Tây Tạng - vốn thường xuyên lạnh giá.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trung Quốc cảnh báo việc các ngân hàng bán đồng NDT
10:55' - 25/08/2022
Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) ngày 24/8 đã cảnh báo một số ngân hàng đang bán ra đồng nhân dân tệ (NDT), trong khi đồng tiền này gần đây xuống giá.
-
Bất động sản
Trung Quốc điều tra một số nhà quản lý của các công ty bất động sản nhà nước
07:20' - 25/08/2022
Trung Quốc thông báo đang tiến hành điều tra các nhà quản lý của một số công ty bất động sản thuộc sở hữu nhà nước do cáo buộc về các vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD và “khoảnh khắc kinh tế”
06:30'
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan Mỹ–EU: "Ngoại lệ Pháp"
05:30'
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm trừng phạt EU vì thặng dư thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến Pháp theo cách tương tự như với các đối tác khác trong khối.
-
Phân tích - Dự báo
Trợ giá điện có cứu được ngành công nghiệp Đức?
06:30' - 24/05/2025
Chính phủ liên minh Đức đang lên kế hoạch “giải cứu” ngành công nghiệp Đức, trong đó tính tới các biện pháp cứu trợ rộng rãi để giảm giá điện công nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
Vùng Vịnh - điểm đến tiềm năng của chuỗi cung ứng mới
05:30' - 24/05/2025
Vùng Vịnh đang trở thành điểm đến tiềm năng của hoạt động dịch chuyển sản xuất trong bối cảnh các doanh nghiệp đa quốc gia đang hiệu chỉnh lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
-
Phân tích - Dự báo
Giáo sư sử học Pháp: Mối quan hệ Việt - Pháp đầy hứa hẹn
09:41' - 23/05/2025
Giáo sư sử học Pháp Pierre Journoud đã phân tích chi tiết về quan hệ Việt -Pháp và quá trình phát triển của mối quan hệ đã được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Anh "lột xác" hậu Brexit
06:30' - 23/05/2025
Brexit đã dựng lên các rào cản thương mại, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Anh. Tuy nhiên, những rào cản này có thể được giảm bớt thông qua đàm phán, và với những đánh đổi.
-
Phân tích - Dự báo
Tiền tệ châu Á mạnh lên: Tín hiệu sáng cho lĩnh vực bất động sản?
05:30' - 23/05/2025
Sự tăng giá của các đồng tiền châu Á mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản, nhưng các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại và du lịch cần thận trọng.
-
Phân tích - Dự báo
Các cảng hàng hóa của Mỹ bấp bênh trong vòng xoáy thuế quan
06:30' - 22/05/2025
Các cảng hàng hóa Mỹ, đặc biệt là cảng Los Angeles, đang đối mặt với biến động lớn do ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thỏa thuận hoãn thuế 90 ngày với Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia đang ở đâu trong cuộc tái thiết kinh tế toàn cầu?
05:30' - 22/05/2025
Đối với Malaysia, nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do với tỷ trọng thương mại/GDP lên tới hơn 130%, những cơn chấn động của thế giới đã làm rung chuyển nền tảng.