Trung Quốc và 4 điều không ngờ trong chính sách với Donald Trump
Từ đầu năm tới nay, số lần tán dương Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ít hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Cho dù người đứng đầu Nhà Trắng vẫn nói ông Tập Cận Bình là “bạn tốt”, nhưng rốt cuộc Mỹ lại giáng đòn nặng nề nhằm vào Trung Quốc và dường như Bắc Kinh không lường được điều này. Tại sao vậy?Một là thù hận của Mỹ đối với Trung Quốc không ngờ lớn đến vậy. Tổng thống Mỹ Donald Trump coi Trung Quốc là “kẻ xâm lược kinh tế toàn cầu” và là “kẻ phá hoại quy tắc”. Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên truyền của Trung Quốc về quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, đó là “trong tôi có anh, trong anh có tôi, không ai có thể rời khỏi ai”.Hai là không ngờ chính quyền Donald Trump lại thực sự là “phải hành động”, ra tay mạnh mẽ, quyết liệt, không cho phép đàm phán thêm nữa, khiến sách lược “câu giờ” của Trung Quốc hoàn toàn bị phế bỏ.Ba là không ngờ được rằng trong chiến tranh thương mại, dù nhiều nước bất mãn với chính sách của Tổng thống Donald Trump nhưng không có nước nào đứng ra đồng tình hoặc ủng hộ Trung Quốc, càng không thể nói tới việc xây dựng liên minh thống nhất chống Mỹ cùng Trung Quốc. Ý đồ liên kết với Liên minh châu Âu (EU), liên kết với Nhật Bản chống Mỹ của Trung Quốc rốt cuộc đã “xôi hỏng bỏng không”.Bốn là không ngờ rằng trên phương diện chiến tranh thương mại với Trung Quốc, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ ở Mỹ lại có sự thống nhất cao độ. Trong Quốc hội Mỹ cũng không còn ai đứng ra nói hộ Trung Quốc.Bốn điều không ngờ nêu trên cho thấy nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và ê-kíp của mình cùng với các cơ cấu tham mưu ở Trung Quốc đã thiếu hiểu biết sâu sắc về tình hình của Mỹ sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền và mắc sai lầm nghiêm trọng khi nhìn nhận về ông.Thứ nhất, tưởng rằng ông Donald Trump là “Tổng thống doanh nhân”, chỉ cần “thả mồi” là có thể dụ dỗ được. Nhằm “mua chuộc” ông Trump, Trung Quốc đã tìm cách “đi cửa sau” thông qua con gái và con rể của ông Trump (là Ivaka Trump và Jared Kushner). Trong vòng 3 tháng, Trung Quốc phê chuẩn liền 13 đăng ký thương hiệu do công ty của Ivanka xin phép vốn trước đó gặp nhiều khó khăn. Việc đi qua cửa con gái và con rể Donald Trump không phải không có thành quả, chí ít việc này đã thúc đẩy cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ-Trung tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago vào tháng 4/2017, đẩy lùi thời điểm bùng nổ chiến tranh thương mại và khiến Mỹ chưa đưa Trung Quốc vào danh sách “quốc gia thao túng tiền tệ” như ông Donald Trump tuyên bố lúc tranh cử.Vấn đề là tiến triển nhỏ trong quan hệ với Mỹ đó khiến ê-kíp của ông Tập Cận Bình nhầm tưởng “doanh nhân Donald Trump” cũng dễ mua chuộc. Đến khi Ivanka Trump đóng cửa thương hiệu thời trang mang tên mình, gia tộc Kushner cũng từ bỏ hợp tác với tập đoàn bất động sản Trung Quốc, Bắc Kinh mới ý thức được quyết tâm của ông Trump và “miếng mồi dụ nho nhỏ” của Trung Quốc không thể mua chuộc được vị Tổng thống Mỹ này.Thứ hai, tưởng rằng ông Trump giống với các Tổng thống Mỹ trước đây, có thể bị lay động bằng những hợp đồng mua bán lớn. Tháng 11 năm ngoái, ông Donald Trump thăm Trung Quốc, Bắc Kinh chuẩn bị một danh sách mua hàng Mỹ trị giá hơn 200 tỷ USD song các thương vụ này vẫn không làm ông Trump lay động. Sau đó, Bắc Kinh vẫn tin rằng chiến tranh thương mại có thể tránh được, do đó, tại Đối thoại kinh tế thương mại vòng 3 vào tháng 4 năm nay, phía Trung Quốc tiếp tục tư duy “vung tiền dẹp họa” mà không chịu nhượng bộ trước những mối quan tâm lớn của phía Mỹ, rốt cuộc tự mình đánh mất cơ hội hết lần này đến lần khác.Thứ ba, tưởng rằng Tổng thống Trump cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề thương mại chỉ là sách lược tạm thời phục vụ bầu cử giữa nhiệm kỳ, sau đó mọi việc sẽ như cũ. Hơn nữa, Bắc Kinh còn lạc quan tin rằng việc áp thuế trừng phạt nhằm vào những nông dân ủng hộ ông Trump sẽ khiến ông phải xuống thang, không tin rằng vị Tổng thống này có thể phá bỏ các quy tắc thương mại, gạt Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sang một bên, xây dựng các quy tắc mới, loại Trung Quốc ra ngoài.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga-Trung phản đối Mỹ đề xuất bổ sung trừng phạt Triều Tiên
10:37' - 10/08/2018
Nga và Trung Quốc đã phản đối đề xuất của Mỹ bổ sung một ngân hàng của Nga, một chủ ngân hàng Triều Tiên hoạt động tại Moskva và 2 thực thể khác vào danh sách đen của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Thái Bình Dương - "Sàn đấu" mới giữa Trung Quốc và Mỹ
06:03' - 10/08/2018
Các diễn biến mới đây đang làm dấy lên quan ngại rằng khu vực Nam Thái Bình Dương đang trở thành "sàn đấu" của cuộc cạnh tranh chiến lược Chiến tranh Lạnh kiểu mới giữa Trung Quốc và Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gặp khó khi đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Mỹ
16:03' - 09/08/2018
Trong tuần này, Tổng thống Mỹ dự kiến ký một đạo luật nhằm tăng cường sự kiểm soát, giám sát của chính phủ đối với các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như việc xuất khẩu công nghệ nhạy cảm.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà sản xuất dầu Mỹ đã tìm thấy bạn hàng thay thế Trung Quốc
11:28' - 09/08/2018
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, các nhà sản xuất dầu thô của Mỹ dường như đã tìm thấy một bạn hàng thay thế cho đối tác lâu nay Trung Quốc: Đó là Ấn Độ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.