Trung Quốc vất vả ngăn chặn "chảy máu" vốn
Tính trong vòng một năm rưỡi trở lại đây, Bắc Kinh đã chứng kiến gần 1.000 tỷ USD bị chuyển ra thị trường ngoại quốc – điều trước đây chưa từng xảy ra.
Theo giới chuyên gia, chính quyền Bắc Kinh đã nỗ lực tìm cách ngăn chặn hiện trạng trên, nhưng đây là một vấn đề hết sức khó khăn vì bắt nguồn từ việc thị trường mất niềm tin vào nền kinh tế Trung Quốc.
Theo tờ Le Monde (Pháp) số ra mới đây, tình trạng vốn liếng “tháo chạy” khỏi Trung Quốc rất nghiêm trọng và vẫn đang có chiều hướng tiếp diễn, thể hiện rõ nhất ở việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBoC) đã "giấu" thống kê về vốn xuất ngoại của nước này trong tháng 1/2016.
Mặt khác, truyền thông Nhà nước Trung Quốc cũng đã được huy động để kêu gọi người dân không mua USD, cho rằng các tài sản được định giá bằng đồng bạc xanh không sinh lời bằng tài sản được định giá bằng đồng nội tệ nước này.
Đối với giới chuyên gia kinh tế, vốn “bốc hơi” sẽ gây khó khăn cho Bắc Kinh trong việc cung cấp thanh khoản cho thị trường trong nước nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế, khôi phục niềm tin đã mất trong giới đầu tư.
Để chống lại tình trạng rút vốn khỏi Trung Quốc, giới chức tài chính nước này đã áp dụng rất nhiều biện pháp, cả kinh tế lẫn hành chính. Một trong những biện pháp phổ biến nhất là thu mua NDT để giúp đồng tiền này tăng giá. Biện pháp này được cho là đã có những thành công nhất định, giá NDT đang tăng và dần bình ổn trong tháng này.
Thế nhưng cái giá phải trả rất cao khi kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc đã bị mất 108 tỷ USD trong tháng 12/2015, và hụt thêm 99 tỷ USD vào tháng 1/2016. So với mức “đỉnh” 4.000 tỷ USD trong năm 2014, kho ngoại tệ của Trung Quốc hiện chỉ còn hơn 3.200 tỷ USD cho thấy mức giảm lớn nhất từ trước tới nay.
Về mặt hành chính, chính quyền Bắc Kinh đang nỗ lực hạn chế việc chuyển tiền ra thị trường nước ngoài, tăng cường kiểm soát ở các cửa khẩu để chống nạn chuyển tiền “lậu”.
Nhìn chung, giới có tiền tại Trung Quốc đã nghĩ ra hàng loạt kế sách để chuyển USD ra nước ngoài một cách gần như hợp pháp. Một trong những biện pháp đang rất thịnh hành là thuê người mang hộ.
Theo luật hiện hành, mỗi người Trung Quốc có quyền mang tối đa 50.000 USD tiền mặt mỗi năm khi xuất ngoại. Do vậy, chỉ cần nhờ được 50 người “giúp sức” là một người có thể chuyển 2,5 triệu USD ra khỏi biên giới Trung Quốc một cách hợp pháp.
Bên cạnh đó, các cách chuyển tiền “lậu” trá hình khác còn là mua bảo hiểm nhân thọ bằng ngoại tệ, mua bất động sản hay công ty tư nhân ở nước ngoài.
Riêng đối với các công ty, một “mánh” khác được áp dụng khá phổ biến là khai báo lượng hàng xuất khẩu thấp hơn thực tế, yêu cầu đối tác nước ngoài thanh toán số hàng khai báo trên giấy tờ vào tài khoản chính của công ty tại Trung Quốc, còn phần dôi ra thì trả vào tài khoản mà công ty Trung Quốc đã mở ở nước ngoài.
Theo các chuyên gia, trấn áp không phải là giải pháp cho tình trạng này. Vấn đề là phải làm sao trấn an được các nhà đầu tư Trung Quốc cũng như nước ngoài về khả năng kinh tế Trung Quốc khởi sắc trở lại. Chỉ có cách này mới giúp nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tránh được tình trạng "chảy máu" vốn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tân Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc trước nhiệm vụ khó khăn
07:13' - 24/02/2016
Các nhà đầu tư đang có nhiều mong muốn như khôi phục thị trường kỳ hạn hay kỳ vọng chỉ số Shanghai Composite sẽ vượt mức kỷ lục 6.124 điểm đạt được vào năm 2007.
-
Kinh tế & Xã hội
Trung Quốc: Du lịch là để mua sắm
06:48' - 24/02/2016
Hiện nay, người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài để thư giãn, ngắm cảnh hay chỉ để mua sắm. Hãy để tôi chỉ cho bạn!
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc “đau đầu” vì tình trạng dư cung
09:00' - 23/02/2016
Phòng Thương mại EU ở Trung Quốc ngày 22/2 công bố một báo cáo cho thấy tình trạng dư cung tại các ngành công nghiệp nặng của nước này đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.