Tân Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc trước nhiệm vụ khó khăn
Ông Liu Shiyu, người từng là phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và mới được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trung Quốc (CSRC) cuối tuần qua, sẽ phải gánh vác một nhiệm vụ khó khăn, nhất là việc đáp ứng được kỳ vọng lớn mà hàng triệu nhà đầu tư nhỏ đang khốn đốn vì cổ phiếu mất giá đặt vào ông.
Các chỉ số chứng khoán chủ lực của Trung Quốc giảm gần 50% so với mức đỉnh vào tháng 6/2015, được cho là do những sai lầm chính sách. Phiên 22/2, ngày giao dịch đầu tiên kể từ khi ông Liu Shiyu được bổ nhiệm, chỉ số CSI300 chạm mức cao nhất trong gần một tháng.
Các nhà đầu tư đang có nhiều mong muốn như khôi phục thị trường kỳ hạn hay kỳ vọng chỉ số Shanghai Composite sẽ vượt mức kỷ lục 6.124 điểm đạt được vào năm 2007.
Tuy nhiên, không nhiều nhà phân tích cho rằng ông Liu Shiyu sẽ tiến hành cải cách triệt để trong ngắn hạn và cũng không cho rằng việc bổ nhiệm ông cuối tuần qua là dấu hiệu về sự thay đổi lớn trong chính sách của Chính phủ Trung Quốc.
Theo nhà nghiên cứu Zhao Yayun ở Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang, để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư, ông Liu Shiyu cần thực hiện một số biện pháp cải cách.
Các nhà đầu tư cho rằng, trong danh sách những việc cần làm, tân Chủ tịch CSRC sẽ phải tái khởi động quy trình cải cách bị đình trệ, với những cam kết về tự do hóa quy định về phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và khôi phục lại các thị trường phái sinh để tăng khả năng phòng vệ của nhà đầu tư trước nguy cơ đi xuống của thị trường.
Các nhà phân tích cho rằng có thể nhiệm vụ khó khăn nhất của ông Liu Shiyu là khôi phục niềm tin đã bị tổn hại giữa CSRC và các nhà đầu tư, cả cá nhân và tập thể.
Họ ước tính các nhà đầu tư lẻ ở Trung Quốc chiếm khoảng 80% giao dịch hàng ngày và nói nhiều người đã đầu tư vào cuối giai đoạn phục hồi đầu năm ngoái và ngay sau đó thì thị trường lao dốc.
Ông Zhao cho rằng thúc đẩy lòng tin của nhà đầu tư đòi hỏi sự phối hợp giữa CSRC với các cơ quan nhà nước khác. Niềm tin của thị trường chứng khoán Trung Quốc được tạo nên bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là nguồn cung tiền và sự hỗ trợ chính sách cho nhiều ngành./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc “đau đầu” vì tình trạng dư cung
09:00' - 23/02/2016
Phòng Thương mại EU ở Trung Quốc ngày 22/2 công bố một báo cáo cho thấy tình trạng dư cung tại các ngành công nghiệp nặng của nước này đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng trên 6,5% trong 5 năm tới
14:35' - 22/02/2016
Với điều kiện phát triển tốt, các nền tảng cho tăng trưởng vững chắc và các công cụ chính sách đa dạng, kinh tế Trung Quốc được cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trên 6,5% trong 5 năm tới.
-
Ngân hàng
Trung Quốc nỗ lực kiểm soát thanh khoản
07:31' - 22/02/2016
Sự sẵn sàng cung cấp thanh khoản của PBoC minh chứng cho nỗ lực kiềm chế đà tăng lãi suất cũng như thái độ nhất quán trong quan điểm chính sách tiền tệ của ngân hàng này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cách chức Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước
11:03' - 20/02/2016
Ngày 20/2, Trung Quốc đã cách chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Tiêu Cương (Xiao Gang).
-
Ngân hàng
Trung Quốc bơm 163 tỷ USD vào hệ thống tài chính
22:16' - 19/02/2016
Theo Tân Hoa xã, ngày 19/2, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC - tức ngân hàng trung ương) đã bơm 163 tỷ NDT (tương đương 25 tỷ USD) vào hệ thống tài chính thông qua các hoạt động thị trường mở.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19'
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58'
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45'
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45'
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.