Truyền thông Triều Tiên giữ im lặng về việc rút khỏi văn phòng liên lạc liên Triều
Ngày 24/3, truyền thông Triều Tiên tiếp tục phản đối lập trường dè dặt của Hàn Quốc trong việc hướng tới hợp tác thiết thực với Bình Nhưỡng, đồng thời giữ im lặng ngày thứ 3 liên tiếp về việc đột ngột rút khỏi văn phòng liên lạc liên Triều.
Bình Nhưỡng, cùng với các kênh truyền thông của nhà nước như Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), báo Rodong Sinmun hay kênh truyền hình trung ương Triều Tiên đều giữ im lặng sau khi Triều Tiên rút khỏi văn phòng liên lạc liên Triều ở thành phố biên giới Kaesong mà không nêu bất kỳ lý do cụ thể nào.
Tuy nhiên, truyền thông Triều Tiên đã chỉ trích sự phối hợp giữa Seoul và Washington về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, cũng như kế hoạch của Seoul trong việc thúc đẩy các dự án hợp tác liên Triều trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Trang tuyên truyền của Triều Tiên Uriminzokkiri đã ra đăng một bài bình luận, trong đó phản đối thái độ của Seoul đối với các dự án hợp tác với Triều Tiên. Trang mạng nêu rõ việc Chính phủ Hàn Quốc mong muốn hợp tác với Mỹ nhằm hướng tới việc thiết lập một cơ chế hòa bình và đạt được hợp tác liên Triều sẽ không mang lại kết quả.
Uriminzokkiri cũng đã chỉ trích Mỹ vì cố gắng cản trở các nỗ lực xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài trên Bán đảo Triều Tiên bằng cách tiếp tục tập trận chung với Hàn Quốc và gây trở ngại cho hợp tác kinh tế liên Triều.
Trong khi đó, tuần báo Tongil Sinbo tuyên truyền đối ngoại của Triều Tiên cũng đã cảnh báo kế hoạch của Seoul nhằm thúc đẩy các dự án hợp tác liên Triều trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt quốc tế sẽ chỉ châm ngòi cho "sự can thiệp không cần thiết từ các thế lực bên ngoài".
Tongil Sinbo cũng cho rằng kế hoạch của Hàn Quốc đi ngược lại tinh thần cơ bản của các thỏa thuận liên Triều gần đây.
Tuần báo này nhận định các kế hoạch mới đây của Chính phủ Hàn Quốc làm trung gian cho đàm phán hạt nhân Mỹ-Triều là "quá tự tin", khi mà Seoul không thể hành động mà không có được sự đồng ý của Mỹ.
Trước đó, ngày 22/3, Triều Tiên đã thông báo rút khỏi Văn phòng liên lạc chung liên Triều đặt ở thành phố biên giới Kaesong.
Seoul sau đó đã bày tỏ lấy làm tiếc trước quyết định này, đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng sớm quay lại để văn phòng này có thể tiếp tục hoạt động theo thỏa thuận của hai bên.
Giới chức Nhà Xanh cũng cho biết Hàn Quốc vẫn đang duy trì đối thoại với Triều Tiên thông qua các kênh "khác nhau".
Các chuyên gia cho rằng bằng cách rút khỏi Văn phòng liên lạc liên Triều, Triều Tiên dường như đang tăng cường áp lực ép Seoul đóng vai trò lớn hơn trong việc thuyết phục Mỹ nhượng bộ trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa đang bị đình trệ.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần thứ hai rất được mong đợi diễn ra tại Hà Nội đã kết thúc mà không đạt thỏa thuận vì hai bên không thu hẹp được sự khác biệt về phạm vi các bước phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng và sự nới lỏng trừng phạt của Washington.Việc hội nghị không đạt được thỏa thuận là một đòn giáng mạnh vào Hàn Quốc, nước đang thúc đẩy các dự án xuyên biên giới để giữ Bình Nhưỡng trên con đường phi hạt nhân hóa./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ rút lại lệnh trừng phạt liên quan đến Triều Tiên
08:03' - 23/03/2019
Ngày 22/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã ra lệnh rút lại những biện pháp trừng phạt có liên quan đến Triều Tiên do Bộ Tài chính Mỹ công bố gần đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Triều Tiên bất ngờ rút khỏi Văn phòng liên lạc chung
15:45' - 22/03/2019
Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết Triều Tiên ngày 22/3 đã rút khỏi Văn phòng liên lạc chung liên Triều đặt ở thành phố biên giới Kaesong.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm kế hoạch toàn diện hơn về vấn đề giải trừ hạt nhân của Triều Tiên
18:47' - 18/03/2019
Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha cho biết Mỹ muốn đạt được một thỏa thuận với Triều Tiên dựa trên một kế hoạch "toàn diện hơn" để loại bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thắt chặt kiểm soát thị thực với lao động Triều Tiên
06:30' - 15/03/2019
Theo hãng thông tấn Yonhap, Chính phủ Trung Quốc dường như đang tăng cường kiểm soát thị thực đối với người lao động Triều Tiên.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.