Tự sản xuất chất bán dẫn - xu hướng mới của ngành sản xuất ô tô?
Ngày 18/11, hai hãng ô tô Ford và GM của Mỹ tuyên bố đang lên kế hoạch tự sản xuất chất bán dẫn sau một năm tê liệt hoạt động trên toàn cầu vì thiếu chip điện tử.
Hãng Ford cho biết đã phác thảo thỏa thuận chiến lược với GlobalFoundries, công ty sản xuất chất bán dẫn có trụ sở tại Mỹ, để phát triển chip điện tử và hợp tác sản xuất tại Mỹ. Hãng GM cùng ngày 18/11 cho hay hãng đã hợp tác với một số tên tuổi lớn nhất trong làng sản xuất chất bán dẫn như Qualcomm Inc. và NXP Semiconductors NV, đồng thời đạt được thỏa thuận cùng phát triển và sản xuất chip điện tử. Bước tiến của hai hãng ô tô tên tuổi này là ví dụ mới nhất cho thấy tình trạng đứt gãy sản xuất do đại dịch gây ra đang tạo động lực để các công ty tìm kiếm những phương thức chủ động nhằm kiểm soát các chuỗi cung ứng của chính họ thông qua việc dịch chuyển dần chuỗi sản xuất linh kiện về nước, hoặc thậm chí về bên trong hãng của mình. Các công ty đa quốc gia đã phải đối mặt với tình trạng tê liệt hoạt động khi đại dịch xảy ra bởi các nước đều đóng cửa biên giới, áp đặt hạn chế đi lại và thậm chí đóng cửa hoàn toàn nền kinh tế, khiến hoạt động sản xuất ô tô rơi vào tình trạng khủng hoảng. Các công ty sản xuất ô tô hiện nay vẫn tiếp tục phải đối mặt với tình trạng vận chuyển hàng linh kiện chậm và bị hoãn huỷ thường xuyên, khiến họ buộc phải tính tới các chiến lược đảm bảo nguồn cung phụ tùng sản xuất ổn định hơn. Theo Wall Street Journal, trong ngành sản xuất ô tô, các công ty bắt đầu tính tới thay đổi phương thức đã tồn tại nhiều thập kỷ là thuê các công ty bên ngoài ở các nước sản xuất linh kiện, bởi tình hình thiếu hụt chất bán dẫn đã ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất hàng triệu xe từ đầu năm tới nay. Giám đốc một số hãng xe cho biết họ phải tính tới việc đảm bảo nguồn cung chip điện tử - một linh kiện quan trọng trong chuỗi sản xuất mà từ trước tới nay họ không hề nắm quyền kiểm soát. Cuộc khủng hoảng vừa qua đã khiến các ngành sản xuất ô tô và các công ty công nghệ quyết định bắt tay nhau nhằm tìm giải pháp cho các thách thức mới, cho ra đời sản phẩm mới, nhất là trong bối cảnh ngày càng nhiều chức năng ô tô đã được tự động hóa. Tại một sự kiện vào tháng Chín, khi phát biểu về quan hệ của các hãng ô tô và các hãng công nghệ, Tổng Giám đốc Intel Pat Gelsinger tuyên bố rằng “chúng tôi cần nhau” và rằng “tương lai hai ngành sẽ phải cộng sinh bởi cả hai đều phải không ngừng đổi mới trong bối cảnh ô tô đang thực sự giống như một chiếc máy tính có bánh xe vậy”. Hãng Ford thậm chí còn định tiến một bước xa hơn là đưa mảng sản xuất chip điện tử trở thành một phần trong quy trình sản xuất tại hãng bởi việc tự thiết kết chip điện tử có thể giúp cải thiện một số tính năng của xe, chẳng hạn như tính năng lái tự động hay nâng cấp hệ thống pin đối đối với xe điện. Phó Giám đốc Ford phụ trách các phần mềm và phần điều khiển tích hợp vào xe Chuck Gray cho rằng nếu làm được như vậy, hãng sẽ tăng được năng lực sản xuất và có thể độc lập về mặt công nghệ. Một phần thỏa thuận của Ford với GlobalFoundries là sẽ tăng cường nguồn cung chip trước mắt, sau đó hai bên sẽ hợp tác sản xuất chip cao cấp hơn để dùng cho các sản phẩm xe trong những năm tới. Thế nhưng, thiết kế và sản xuất chip không phải chuyện đơn giản và nhiều công ty phải mất nhiều năm mới có thể làm được. Hơn nữa, trước khi đại dịch xảy ra, ngay cả các công ty chuyên sản xuất chất bán dẫn cũng đã lên tiếng kêu ca về tình trạng thiếu kỹ sư giỏi. Như vậy, Ford sẽ phải cạnh tranh nhân tài với không chỉ với các công ty chuyên sản xuất chip như Intel và Nvidia Corp mà cả với các hãng công nghệ khổng lồ như Amazon hay Apple, hiện cũng đang hướng tới tự thiết kế và sản xuất chip. Việc GM và Ford định tham gia vào sản xuất chip điện tử cho thấy các công ty ô tô có xu hướng muốn tích hợp các công nghệ chủ chốt vào công đoạn sản xuất của họ để đảm bảo tính cạnh tranh trong tương lai. Công nghệ chip nhanh hơn, ưu việt hơn sẽ cần thiết cho mọi thứ, từ sản xuất màn hình truyền thông đa phương tiện cảm ứng cho tới cập nhật phần mềm từ xa để sửa lỗi. Hiện Ford, Volkswagen AG, GM và nhiều hãng ô tô khác đang hợp tác với các công ty sản xuất pin để xây dựng nhà máy mới nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định trong tương lai và có lợi thế cạnh tranh về công nghệ. Chất bán dẫn được dùng để điều khiển điện tử rất nhiều chức năng trong xe ô tô, từ hiệu chỉnh động cơ cho tới đánh lái và điều khiển túi khí. Thế nhưng, những con chip điện tử quan trọng này đã khan hiếm suốt từ đầu năm tới nay bởi các hãng xe giờ phải cạnh tranh với nhiều hãng sản xuất hàng tiêu dùng khác cũng phải dùng chip điện tử, chẳng hạn như thiết bị điện tử và đồ gia dụng. Tình trạng thiếu chip điện tử đã khiến các hãng sản xuất ô tô điêu đứng và hiện cũng chưa biết tình trạng này sẽ kéo dài trong bao lâu. Một số hãng nhận định tình hình sẽ dần khá lên dù khả năng cao sẽ kéo dài ít nhất là hết năm 2022./.- Từ khóa :
- ford
- gm
- sản xuất chất bán dẫn
- sản xuất ô tô
- chip
- bán dẫn
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Ford ký thỏa thuận với GlobalFoundries sản xuất chíp bán dẫn
16:20' - 19/11/2021
Tập đoàn sản xuất ô tô Ford của Mỹ cho biết, Tập đoàn này và GlobalFoundries - công ty cung cấp chíp bán dẫn đã ký một thỏa thuận không ràng buộc để hợp tác phát triển chip cho xe Ford.
-
Phân tích doanh nghiệp
Qualcomm tượng đài trong thế giới chip
09:58' - 17/11/2021
Sau khi thành lập năm 1985, Qualcomm đã phát triển mạnh mẽ và trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới chuyên cung cấp chip cho các thiết bị di động.
-
Chuyển động DN
Samsung xúc tiến dự án xây nhà máy sản xuất chip tại Mỹ
19:02' - 14/11/2021
Samsung đã tính toán việc xây dựng nhà máy sản xuất chip mới ở các thành phố Taylor và Austin ở bang Texas, Mỹ.
-
Ô tô xe máy
Nguồn cung chip khan hiếm không thể tiếp tục “cản bước” GM
08:55' - 31/10/2021
Lần đầu tiên sau tám tháng, tình trạng thiếu chip bán dẫn trên toàn cầu không khiến hãng sản xuất ô tô General Motors (GM) của Mỹ phải đóng cửa bất kỳ nhà máy nào ở khu vực Bắc Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30'
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30'
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức giảm phát thải carbon thúc đẩy đầu tư công nghệ xanh
05:30' - 05/07/2025
Thách thức về giảm phát thải carbon và lưu trữ khí nhà kính đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác và chế biến hydrocarbon.
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD có khởi đầu năm tệ nhất trong nửa thế kỷ
06:30' - 04/07/2025
Theo tờ New York Times, đồng tiền của Mỹ đã giảm hơn 10% trong sáu tháng qua, khi so sánh với những đồng tiền của các đối tác thương mại lớn trong rổ tiền tệ quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc dịch chuyển chiến lược của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu
05:30' - 04/07/2025
Theo tờ China Daily, các chuyên gia trong ngành cho biết những nhà sản xuất ô tô đa quốc gia đang đẩy nhanh các nỗ lực để nội địa hóa hoạt động ở Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài cuối: Địa kinh tế xoay trục
06:30' - 03/07/2025
Theo trang thediplomat.com, tầm ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ các cường quốc thương mại hàng đầu thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Đông Nam Á trên bàn cờ thương mại mới - Bài 1: Sự tham gia chiến lược
05:30' - 03/07/2025
Chính sách thuế quan đối ứng của Chính phủ Mỹ đã đóng vai trò như một chất xúc tác, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nhanh chóng các khối thương mại trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Nam Á.
-
Phân tích - Dự báo
Trung Quốc và bàn cờ ảnh hưởng tại lục địa Đen
06:30' - 02/07/2025
Theo tờ The Economist, hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, bao gồm từ quần áo đến nồi chiên không dầu tràn ngập thị trường, đang thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của tầng lớp trung lưu ở châu Phi.