Tương lai ảm đạm của thị trường bất động sản Thụy Sỹ
Đại dịch COVID-19 đã không thể cản đà tăng mạnh trên thị trường bất động sản Thụy Sỹ, khi giá các tòa nhà chung cư tăng cao kỷ lục trong năm 2021. Tuy nhiên, xung đột Nga-Ukraine và xu hướng lãi suất tăng cao có nguy cơ lật ngược tình thế, khiến thị trường bất động sản Thụy Sỹ đối mặt với tương lai ảm đạm.
Thị trường bất động sản Thụy Sỹ đã ghi nhận một năm bội thu trong năm 2021, với tổng lợi nhuận, bao gồm thu nhập cho thuê và giá trị bất động sản, của các nhà đầu tư nhà đất đều tăng. Với lãi suất thấp, giá bất động sản Thụy Sỹ đã đi theo chiều hướng tăng trong 7 năm qua. Điều này tạo điều kiện lý tưởng cho những người có khả năng chi trả giá cao và đầu tư vào nhà ở hoặc nhà chung cư.Tuy nhiên, giờ đây, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine diễn ra từ cuối tháng Hai đã làm đảo lộn mọi dự báo. Phát biểu tại một hội nghị truyền thông ở Zurich vào tháng trước, chuyên gia Donato Scognamiglio thuộc công ty tư vấn bất động sản IAZI cho biết: “Tình hình ở Ukraine đã tạo ra một đường cơ sở mới khi mà lạm phát - rủi ro mà trước đây không tồn tại - hiện giờ đã xuất hiện”.Vượt qua đại dịchThị trường bất động sản Thụy Sỹ đã vượt qua các cuộc khủng hoảng gần đây một cách ấn tượng. Chuyên gia Scognamiglio phân tích rằng kể từ năm 1998, Thụy Sỹ đã chứng kiến khả năng chống chịu của thị trường bất động sản, đạt hết giá trị này đến giá trị khác. Điều này thậm chí đúng ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Fritz Zurbrügg, thành viên của hội đồng quản trị tại Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ (SNB, ngân hàng trung ương), nhấn mạnh rằng trong bối cảnh khủng hoảng, giá bất động sản Thụy Sỹ đã tiếp tục tăng đều đặn kể từ đó.Cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng hầu như không thay đổi được điều này. Giá trị thị trường của các căn hộ chung cư trong năm 2021 đã tăng 4,1% so với năm trước đó, đạt mức cao nhất từ trước tới nay.Trong khi đó, tình hình thị trường bất động sản thương mại gặp khó khăn hơn. Nhiều nhà bán lẻ ở Thụy Sỹ đã phải vật lộn với khoản lỗ sau khi buộc phải đóng cửa tạm thời do các biện pháp hạn chế vì đại dịch hoặc người dân ở nhà để tránh nhiễm virus SARS-CoV-2.Tuy nhiên, ngay cả như vậy, giá trị thị trường bất động sản thương mại vẫn tăng 2,7% vào năm 2021. Giá bất động sản tăng không chỉ ở Thụy Sỹ. Số liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy ở một số quốc gia, giá bất động sản đang tăng nhanh hơn ở Thụy Sỹ.Theo ông Zurbrügg, xu hướng quốc tế này là kết quả của việc nguồn cung bất động sản khan hiếm, nhu cầu bất động sản nhà ở tăng do đại dịch và lãi suất thấp trong lịch sử trong những năm gần đây.Giá bất động sản ở các nước trên thế giới cũng tăng mạnh trong thời gian đại dịch và SNB đã nhiều lần cảnh báo rằng giá nhà đất ngày càng trở nên không thể chi trả được. Mặc dù mức tăng giá của Thụy Sỹ có vẻ vừa phải so với quốc tế, nhưng bất động sản ở Thụy Sỹ vẫn là một trong những nơi đắt nhất thế giới, ngay cả khi tính đến thu nhập khả dụng trung bình của quốc gia.Cảnh báo rủi roBất động sản thường được coi là một khoản đầu tư an toàn nhưng tình hình hiện nay lại là một trong những nguy cơ gia tăng. Chuyên gia Scognamiglio cho rằng lạm phát chắc chắn sẽ kéo theo việc tăng lãi suất. Lãi suất tăng có thể dẫn đến giá trị tài sản giảm đáng kể. Điều này sẽ đặt ra một vấn đề, đặc biệt là đối với những người đã vay những khoản vay lớn để mua bất động sản.Và nếu con nợ không thể trả hết các khoản thế chấp của họ, thì đây cũng là rủi ro cho các ngân hàng, SNB cảnh báo. Kinh tế Thụy Sỹ, vốn tiếp tục phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực ngân hàng, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trong tình hình hiện nay, các ngân hàng rất dễ tăng lãi suất đột ngột hoặc đối mặt với tình hình kinh tế xấu đi. Ông Zurbrügg cho biết, hiện có những dấu hiệu về việc định giá quá cao trên thị trường chứng khoán và bất động sản, trong khi nợ công và nợ công ty đang ở mức cao trên toàn thế giới.Chi phí gia tăngTheo Văn phòng Thống kê Liên bang, khoảng 60% hộ gia đình ở Thụy Sỹ vẫn sưởi ấm nhà của họ bằng dầu hoặc khí đốt. Các số liệu trung bình này cũng tương tự như ở Liên minh châu Âu (EU). Thụy Sỹ, giống như nhiều nước châu Âu, phụ thuộc nhiều vào Nga về khí đốt. Vì vậy, nhiều người Thụy Sỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi giá dầu và khí đốt tăng do hậu quả của căng thẳng ở Ukraine.Chi phí nhà ở sẽ vẫn đắt không chỉ vì giá bất động sản cao kỷ lục. Những người đang tìm kiếm một căn hộ cho thuê cũng sẽ gặp khó khăn do hậu quả bất ổn địa chính trị. Vì Thụy Sỹ được coi là một thị trường việc làm hấp dẫn và an toàn nên tỷ lệ nhập cư sẽ tăng lên, theo báo cáo mới nhất của các nhà tư vấn bất động sản Wüest Partner. Người tỵ nạn Ukraine ở Thụy Sỹ cũng sẽ cần chỗ ở cho thuê. Ngay cả trước khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, nguồn cung bất động sản cho thuê cũng đã giảm mạnh.Trong đại dịch COVID-19, mọi người muốn tìm thêm không gian sống vì họ dành nhiều thời gian hơn ở nhà, nhất là khi làm việc từ xa. Theo Wüest Partner, nguồn cung căn hộ cho thuê trong 12 tháng qua đã giảm nhiều hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong 9 năm qua. Chính phủ Thụy Sỹ đã quyết định kích hoạt lại bộ đệm yêu cầu vốn trong nỗ lực chống lại rủi ro ngày càng tăng trên thị trường thế chấp và bất động sản.Theo yêu cầu của ngân hàng trung ương, Chính phủ Thụy Sỹ đầu năm nay đã yêu cầu các ngân hàng Thụy Sỹ nắm giữ vốn bổ sung 2,5%. Biện pháp này sẽ có hiệu lực từ cuối tháng Chín tới. Chính phủ cảnh báo rằng việc lãi suất tăng mạnh bất ngờ sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng đối với những người đi vay, khu vực ngân hàng và nền kinh tế Thụy Sỹ”.Yêu cầu bộ đệm vốn của Thụy Sỹ ban đầu được đưa ra như một phần nỗ lực cải cách nhằm giúp các ngân hàng có khả năng phục hồi tốt hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị đình chỉ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát vào tháng 3/2020 để mang lại cho các ngân hàng sự linh hoạt cần thiết trong việc cho vay doanh nghiệp.Kể từ đó, rủi ro trên thị trường bất động sản thế chấp và nhà ở đã tăng lên, khiến khối lượng tín dụng thế chấp và giá bất động sản tăng bất thường. Tuy nhiên, tình hình kinh tế tổng thể ở Thụy Sỹ hiện nay đã được cải thiện và không có dấu hiệu về sự suy giảm tín dụng doanh nghiệp đối với các công ty./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ tiếp tục thua lỗ
18:31' - 20/04/2022
Ngày 20/4, Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ - cảnh báo nguy cơ lỗ nặng trong quý I năm 2022 do ảnh hưởng của những vấn đề pháp lý lâu nay và xung đột Nga-Ukraine.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn kinh doanh dầu mỏ lớn Thụy Sĩ-Hà Lan ngừng làm ăn với Nga
15:23' - 13/04/2022
Theo Bloomberg, tập đoàn kinh doanh dầu mỏ lớn của Thụy Sĩ-Hà Lan Vitol Group có kế hoạch ngừng kinh doanh dầu và các sản phẩm hóa dầu xuất xứ từ Nga cho đến cuối năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Thụy Sĩ
07:35' - 13/04/2022
Phóng viên TTXVN tại Geneva dẫn thông cáo báo chí của Chính phủ Thụy Sĩ cho biết xuất khẩu hàng hóa của Thụy Sĩ sang Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong 20 năm qua, đạt 47 tỷ CHF (50,4 tỷ USD) vào năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Thụy Sĩ cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ sang Nga
13:30' - 19/03/2022
Thụy Sĩ đã thông qua các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ tới Nga liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thời điểm bản lề đối với nền kinh tế Indonesia
06:30'
Indonesia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các động lực bên ngoài, bao gồm cuộc chiến thuế quan đang diễn ra, đặc biệt là giữa các cường quốc, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chơi công nghệ lớn?
05:30'
Vài tuần sau khi chính phủ mới của Hàn Quốc nhậm chức, thị trường đã định giá sẵn những kỳ vọng lạc quan nhất dành cho ngành công nghệ Hàn Quốc thông qua việc chỉ số KOSPI liên tục tăng nóng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự báo tiếp tục tăng mạnh
16:07' - 11/07/2025
Theo báo cáo Triển vọng Dầu mỏ Thế giới năm 2025 do OPEC công bố ngày 11/7, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức gần 123 triệu thùng/ngày vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học từ "thập kỷ mất mát": Trung Quốc có đi vào vết xe đổ của Nhật Bản?
06:30' - 11/07/2025
Trong bối cảnh Trung Quốc đang đứng trước những thách thức mang tính cấu trúc, bài học từ Nhật Bản về các điểm bất hợp lý trong chính sách cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng chuyển đổi tất yếu của ngành vận tải biển
05:30' - 11/07/2025
Vận tải biển, chiếm hơn 80% giá trị thương mại toàn cầu và đóng góp hơn 900 tỷ USD/năm vào nền kinh tế đại dương, sắp bước vào giai đoạn chuyển đổi toàn diện, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Á - lời giải cho bài toán khí đốt của Canada
06:30' - 10/07/2025
Canada mới đây đã xuất khẩu một lô hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á, báo hiệu sự khởi đầu tươi sáng trên bước đường vươn xa ra thị trường LNG toàn cầu của cường quốc Bắc Mỹ này.
-
Phân tích - Dự báo
Chương trình "Mua trước, Trả sau": Cạm bẫy nợ nần tại Malaysia?
05:30' - 10/07/2025
Các chương trình "Mua trước, Trả sau" đang phát triển nhanh chóng tại Malaysia đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng bảo vệ người tiêu dùng và tình trạng vay mượn quá mức.
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
05:30' - 09/07/2025
Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ.