Tương lai của nguồn tài nguyên lớn nhất nhưng ít được khai thác
“Quả bom dinh dưỡng”
Chuyên gia nghiên cứu về tảo biển và cũng là Cố vấn về đại dương cho Hiệp ước Toàn cầu của Liên hợp quốc Vincent Doumeizel giải thích rằng sự tiến hóa của con người trên Trái đất phụ thuộc nhiều vào việc tiêu thụ tảo.
Ông nói: ‘‘Chúng chứa các axit béo không bão hòa giúp não bộ của chúng ta trở nên như hiện tại, tức là lớn đặc biệt so với khối lượng cơ thể. Chính nhờ chúng mà con người, từ thời kỳ xa xưa, đã có thể phát triển trí thông minh và đi được rất xa’’. Một giả thuyết lịch sử cho rằng những người đầu tiên đến châu Mỹ đã đi theo những khu rừng tảo biển dọc theo bờ biển Thái Bình Dương để định cư.
Chuyên gia Vincent Doumeizel nhận định sự kết thúc của truyền thống ẩm thực này vào khoảng 12.000 năm trước, với sự phát triển của nông nghiệp quanh khu vực Địa Trung Hải. Nhiệt độ cao và ô nhiễm đặc trưng của khu vực khi đó đã khiến tảo biển khó có thể phát triển. Nền văn hóa Hy Lạp - La Mã đã nhanh chóng loại bỏ việc sử dụng các tài nguyên từ đại dương và coi tảo biển là một loài thực vật tầm thường.
Cho đến nay, việc sử dụng tảo biển trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn rất hiếm trong văn hóa phương Tây. Nhưng ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, vẫn duy trì thói quen này.
Chuyên gia Vincent Doumeizel xác nhận: "Y học truyền thống Trung Quốc đặc biệt coi trọng vai trò của chế độ ăn uống đối với sức khỏe và tảo biển chính là thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe". Kháng khuẩn, chống viêm, kháng virus, chống nấm, giảm đau... giàu chất đạm, tảo biển mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Đây là loại thực vật duy nhất có chứa vitamin B12 và được ví như một “quả bom dinh dưỡng".
Tại Nhật Bản, tảo biển chiếm 10% khẩu phần ăn, góp phần kéo dài tuổi thọ của người dân và giảm tỷ lệ ung thư, tiểu đường, béo phì và các bệnh tim mạch. Trong nửa cuối thế kỷ XX, các nước châu Á đã phát triển nông nghiệp biển để cung cấp thực phẩm cho người dân của họ. Hầu hết các loại tảo biển được tiêu thụ tại Pháp đều được nhập khẩu từ các nước khác.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang đe dọa hệ thống lương thực thế giới, ông Vincent Doumeizel cũng đặc biệt nhấn mạnh sự đóng góp của hệ thống lương thực trong sự gia tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, sự mất đa dạng sinh học, sự khô cạn của đất đai và thậm chí cả sự bất công xã hội. Với ông, giải pháp không nằm trên đất liền mà ở các đại dương, nơi có nguồn tài nguyên bị lãng quên thực sự trong mô hình dinh dưỡng của chúng ta.
Một giải pháp, nhiều lợi ích
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), sản lượng tảo biển đã tăng gấp ba lần từ năm 2000 đến năm 2018. FAO cũng lưu ý rằng đây là ngành sản xuất thực phẩm ‘‘phát triển nhanh nhất trên toàn cầu’’.
Lợi ích của tảo biển không chỉ dừng lại ở lĩnh vực thực phẩm mà còn mở rộng sang nhiều ngành khác nhau. Các ngành như sức khỏe, nhà hàng, bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm và nông nghiệp đã bắt đầu quan tâm về lợi ích của tảo biển và sử dụng chúng trong các ứng dụng khác nhau.
Công ty Alpha Biotech đã thành lập trang trại vi tảo đầu tiên tại Pháp vào năm 1993. Sau khi được sáp nhập vào Algosource năm 2012, công ty đã cung cấp các thành phần chức năng hoặc sản phẩm hoàn chỉnh cho các công ty trong lĩnh vực sức khỏe, mỹ phẩm và chế phẩm dinh dưỡng.
Theo ông Olivier Lepine, Giám đốc khoa học và kỹ thuật của Algosource: “Ngày nay, chúng tôi chủ yếu tập trung vào việc ngăn ngừa bệnh tật và duy trì sức khỏe. Sản phẩm của chúng tôi sẽ hoạt động như chất chống oxy hóa, cải thiện giấc ngủ, tuần hoàn máu…’’.
Công ty cũng hướng đến các ứng dụng cụ thể hơn, nhằm giải quyết các vấn đề có ít hoặc không có giải pháp. Hợp tác với một số bệnh viện ở Pháp, công ty hiện đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên người để chứng minh rằng một trong những chiết xuất vi tảo của mình có khả năng làm giảm tác dụng phụ do hóa trị trong điều trị ung thư gây ra.
Song song với các hoạt động chính của mình, Algosource đang nỗ lực cải tiến hệ thống nuôi trồng và khai thác vi tảo để giảm tác động môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế. Ví dụ, hợp tác với Ademe, công ty đã lắp đặt một hệ thống thử nghiệm quy trình mới trong điều kiện thực tế tại nhà máy xi măng Vicat ở Montalieu-Vercieu. Điều này cho phép sử dụng nhiệt thải và CO2 do nhà máy xi măng tạo ra làm nguồn carbon và năng lượng cho vi tảo. Chuyên gia Olivier Lepine cho biết thêm: “Dự án này giúp giảm 1/3 lượng khí thải CO2 liên quan đến hoạt động sản xuất’’.
Những trở ngại đối với sự phát triển
Theo số liệu của FAO, sản lượng tảo trồng trên thế giới ngày nay vào khoảng 35 triệu tấn. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng con số này thấp hơn so với sản lượng thực tế. Để đóng vai trò thực sự trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, diện tích nuôi trồng tảo cần phải được tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, điều này hiện nay dường như khó có thể thực hiện được. “Lý do đầu tiên là về mặt sinh thái. Các đại dương không có khả năng chứa đựng nhiều hệ thống nuôi trồng tảo như vậy’’, nhà sinh vật học Philippe Potin giải thích.
Đặc biệt, nhà khoa học thừa nhận rằng các dự án này vẫn rất tốn kém để triển khai. Ở Đông Nam Á, khu vực chính nuôi trồng tảo, các hệ thống này đã có thể được phát triển là nhờ chi phí sản xuất cực kỳ thấp, nhưng điều này lại hạn chế thu nhập của người sản xuất.
Chuyên gia Philippe Potin dự báo: ‘‘Giá của tảo sẽ dần tăng lên do ngày càng ít người sản xuất tảo, vì ngành này không hấp dẫn đối với giới trẻ’’. Ông khuyến khích tăng cường việc đánh giá cao các loại tảo được sản xuất tại châu Âu để thúc đẩy phát triển của ngành này.
Chuyên gia Vincent Doumeizel nhận xét: ‘‘Tình hình đang tiến triển, nhưng vẫn rất chậm chạp’’. Ông tiếc nuối về sự thiếu hợp tác trên toàn cầu về vấn đề này. Sự thiếu hiểu biết về vấn đề này ở phương Tây cũng làm chậm quá trình.“Chúng tôi không biết cách nuôi trồng tảo ở châu Âu và thật không may là chúng không giống ở châu Á. Chúng ta cần hiểu rõ về tảo, cách chúng sinh sản và tự vệ, để có thể nuôi trồng chúng trong điều kiện tốt nhất có thể”, ông giải thích. Cho đến nay, việc đầu tư và hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng tảo vẫn còn rất ít.
Cả hai chuyên gia Philippe Potin và Vincent Doumeizel đều là thành viên của Liên minh tảo biển toàn cầu, tập hợp các nhà công nghiệp, nhà khoa học và nhà sản xuất để cơ cấu việc khai thác tảo biển và thiết lập luật pháp quốc tế trong lĩnh vực này. Một bản tuyên ngôn của Liên minh đã được trình lên Liên hợp quốc vào năm 2021 và nguồn lợi từ tảo biển là rất lớn và quan trọng đối với tương lai của thế giới.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Cô Gái Hà Lan cam kết sứ mệnh cải thiện dinh dưỡng tại Việt Nam
17:40' - 29/03/2024
FrieslandCampina luôn đồng hành cùng Việt Nam theo đuổi sứ mệnh lớn lao về dinh dưỡng với nhiều thương hiệu quen thuộc như: sữa Cô Gái Hà Lan, Yomost, Friso, Fristi.
-
Chuyển động DN
Nâng cao dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng độ ng cho học sinh tiểu học
22:35' - 31/01/2024
Nestlé Việt đồng hành cùng Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) nâng cao vai trò của dinh dưỡng hợp lý và lối sống năng động cho học sinh tiểu học.
-
Kinh tế Việt Nam
Mong sớm ban hành Luật Dinh dưỡng học đường
18:16' - 26/12/2023
Nếu như, thừa dinh dưỡng có thể gây ra các bệnh mạn tính, thì thiếu dinh dưỡng lại ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí não và thể chất của trẻ nhỏ.
-
Chuyển động DN
Nutricare và NMNI-USA hợp tác phát triển sản phẩm dinh dưỡng y học
13:02' - 17/07/2023
Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nutricare và Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ (NMNI-USA) công bố hợp tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm dinh dưỡng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.
-
DN cần biết
Công ty Nhật Bản đánh giá cao lợi thế của Việt Nam trong khu vực
22:07' - 18/11/2024
Phó Tổng Giám đốc THK cho biết Việt Nam có sức phát triển to lớn, đây là yếu tố đầu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.
-
DN cần biết
Gần 500 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang cao cấp
18:31' - 18/11/2024
Đơn vị vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam do nhà đầu tư HGQ ASIA PTE. LTD.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024
15:45' - 16/11/2024
Ngày 16/11, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công Thương tổ chức Khai mạc Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024.