Tương lai khó đoán định của Internet
Trang thông tin The Conversation của Australia mới đây đăng bài viết của tác giả Dan Jerker B. Svantesson - Đồng giám đốc Trung tâm luật thương mại, Đại học Bond (Australia) - đề cập đến một viễn cảnh mạng Internet mà chúng ta không thể truy cập bất kỳ nội dung nào trừ khi nội dung đó tuân thủ pháp luật của tất cả các nước trên thế giới.
Với mạng Internet đó, mọi người sẽ bị ngăn cản không được bày tỏ các quan điểm phê phán nhiều quốc gia có chế độ độc tài trên thế giới, cũng không thể chất vấn một số vấn đề tôn giáo do vi phạm luật chống báng bổ.
Mỗi quốc gia đều muốn pháp luật của mình được tôn trọng trên mạng. Kịch bản trên có thể là kết quả khó tránh nếu các quốc gia đều thành công trong việc áp đặt luật pháp của mình trên toàn thế giới. Thậm chí ngay cả khi không thể truy tố người đã đăng nội dung lên mạng, các quốc gia có thể yêu cầu các trang mạng có nội dung này gỡ bỏ hay ngăn chặn nội dung đó.
Tuần trước, trong một vụ kiện đang được xét xử tại các tòa án ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), có ý kiến cho rằng một nội dung chỉ nên bị chặn ở những nước mà nội dung đó bị coi là vi phạm pháp luật, chứ không nên bị chặn trên toàn cầu. Đây là một cách tiếp cận hợp lý, và là một điều cần thiết nếu chúng ta muốn tiếp tục có được những lợi ích hiện nay của mạng Internet.
Đã có rất nhiều tòa án muốn áp đặt những hạn chế nội dung toàn cầu bằng cách yêu cầu các hãng công nghệ gỡ bỏ hay chặn truy cập những nội dung nhất định. Vụ việc thu hút quan tâm gần đây nhất là quyết định ban hành năm 2017 của Tòa án Tối cao Canada buộc Google ngăn chặn một số kết quả tìm kiếm trên toàn cầu. Quyết định này vẫn gây tranh cãi sau khi một tòa án ở Mỹ đứng về phía Google.
Các tòa án ở Australia và Mỹ cũng đang có xu hướng muốn áp đặt những hạn chế nội dung toàn cầu mà không quan tâm đến ảnh hưởng của chúng đối với người sử dụng Internet ở các nước khác. Chẳng hạn như ở Australia, Thẩm phán Pembroke đã yêu cầu Twitter chặn tất cả các nội dung đưa lên mạng trong tương lai trên toàn cầu, bất kể về chủ đề nào, của một cá nhân sử dụng Twitter.
Vấn đề ở chỗ là những gì bất hợp pháp ở một quốc gia này có thể hoàn toàn hợp pháp ở tất cả các quốc gia khác. Vậy lý do gì để những luật hà khắc nhất quyết định những gì được đăng tải trên mạng? Tại sao những nghĩa vụ quy định bởi một quốc gia lại ngăn cản các quyền được công nhận bởi luật pháp ở nhiều nước khác?
Vụ kiện mới nhất liên quan đến vấn đề trên là vụ tranh chấp đang diễn ra ở EU. Cơ quan Bảo vệ dữ liệu Pháp (CNIL) nỗ lực buộc các công cụ tìm kiếm gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm toàn cầu nếu những kết quả này vi phạm pháp luật của EU về “quyền được lãng quên”.
Quyền được lãng quên được quy định trong luật bí mật dữ liệu của EU. Hiểu theo cách đơn giản nhất, luật này trao cho người dân có quyền yêu cầu ngăn chặn truy cập trên các công cụ tìm kiếm những nội dung trên mạng không còn liên quan.
Google không chấp nhận yêu cầu này và đưa vấn đề lên tòa cao nhất của EU, Tòa án Công lý của EU. Ngày 10/1 vừa qua, một luật sư quốc gia của tòa án này đã công bố ý kiến của mình về vấn đề trên (cho đến nay mới chỉ có bản tiếng Pháp của ý kiến này).
Những ý kiến như vậy không có tính ràng buộc đối với Tòa Công lý của EU. Tuy nhiên, phán quyết đưa ra thường căn cứ vào lập luận của luật sư quốc gia. Các thẩm phán đã bắt đầu thảo luận về vụ việc này và phán quyết sẽ được đưa ra trong thời gian tới.
Trong ý kiến của mình, vị luật sư quốc gia nói trên kết luận rằng, liên quan đến quyền được lãng quên, các công cụ tìm kiếm “phải thực hiện mọi biện pháp sẵn có để bảo đảm việc gỡ bỏ đầy đủ và hiệu quả trong EU”. Ông nói thêm rằng việc gỡ bỏ các kết quả tìm kiếm chỉ nên áp dụng bên trong EU. Nhưng ông cũng không loại trừ khả năng rằng “… trong một số trường hợp nhất định, các hãng tìm kiếm có thể được yêu cầu thực hiện các hành động ngăn chặn ở cấp độ toàn cầu”.
Nếu tòa án EU áp dụng cách thức tiếp cận của Tòa Tối cao Canada và muốn áp đặt luật pháp EU toàn cầu, nhiều nước khác, trong đó có cả các quốc gia độc tài, rất có thể coi đây là động thái “bật đèn xanh” cho việc áp đặt pháp luật của nước mình trên khắp thế giới.
Nhưng nếu tòa án EU chọn cách thức theo đề xuất của luật sư quốc gia nói trên, chúng ta có thể chờ đợi sự đảo chiều của xu hướng các tòa án ra phán quyết áp đặt hạn chế nội dung toàn cầu. Có thể mất nhiều tháng nữa mới có phán quyết cuối cùng./.
- Từ khóa :
- internet
- an ninh mạng
- liên minh châu âu
- mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Báo động về nguy cơ an ninh mạng tại khu vực Đông Nam Á
05:30' - 12/12/2018
Vấn đề an ninh mạng vô cùng quan trọng và cần thiết vì số lượng người sử dụng Internet trong khu vực Đông Nam Á được biết đến là cao nhất thế giới và vẫn đang có xu hướng tăng thêm.
-
Đời sống
ITU: Hơn 50% dân số toàn cầu sử dụng Internet
20:28' - 07/12/2018
Khoảng 3,9 tỷ người hiện đang sử dụng mạng Internet, đồng nghĩa với việc lần đầu tiên hơn một nửa dân số toàn cầu đang dùng mạng trực tuyến.
-
Kinh tế & Xã hội
Châu Âu thông qua biện pháp ngăn chặn nội dung khủng bố trên Internet
07:53' - 07/12/2018
Hội đồng châu Âu (EC) đã thông qua quan điểm đàm phán về các biện pháp mới nhằm ngăn chặn việc phổ biến những nội dung mang tính khủng bố trên mạng Internet.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ công bố chiến lược an ninh mạng mới
10:28' - 21/09/2018
Ngày 20/9, Nhà Trắng đã công bố chiến lược an ninh mạng mới, trong đó nêu rõ ưu tiên phòng thủ của chính phủ liên bang và cam kết tăng cường tấn công chống lại các tin tặc nước ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Cuba thử nghiệm truy cập Internet di động miễn phí
14:10' - 23/08/2018
Người dân Cuba đã có cơ hội truy cập Internet di dộng miễn phí trong ngày 22/8 khi công ty viễn thông ETECSA triển khai một chương trình thí điểm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Việt Nam-Singapore tăng trưởng trên 15%
20:16' - 24/01/2025
Năm 2024 chứng kiến sự tăng trưởng hết sức ấn tượng trong kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Singapore, với 10 tháng trên 12 tháng có mức tăng trưởng trên 15%.
-
Kinh tế Thế giới
Các khu kinh tế đặc biệt của Indonesia thu hút hơn 5,5 tỷ USD vốn đầu tư
14:53' - 24/01/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, các khu kinh tế đặc biệt (SEZ) của Indonesia đã thu hút 90,1 nghìn tỷ Rp (5,5 tỷ USD) vốn đầu tư mới và tạo ra 47.747 việc làm trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ trước những thay đổi mang tính bước ngoặt
14:06' - 24/01/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có động thái quan trọng, tác động đến một số lĩnh vực kinh tế nước này, trong đó có các luật về tiền kỹ thuật số và điều chỉnh lãi suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản tăng lãi suất lên mức cao nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu
13:23' - 24/01/2025
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã quyết định nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ cam kết tăng cường xuất khẩu LNG sang châu Âu
07:59' - 24/01/2025
Trong bối cảnh giá khí đốt tại Mỹ thấp hơn châu Âu khoảng 4 lần, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khẳng định cam kết cấp phép cho các dự án hạ tầng xuất khẩu LNG để đáp ứng nhu cầu năng lượng từ châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo nguy cơ thảm khốc từ xung đột thương mại
07:58' - 24/01/2025
Tổng Giám đốc WTO cảnh báo các cuộc xung đột thương mại từ việc áp thuế, xuất phát từ các đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, có thể gây ra những hậu quả thảm khốc cho kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Doanh số thương mại điện tử tăng lần đầu tiên kể từ năm 2021
20:58' - 23/01/2025
Các nhà bán lẻ trực tuyến của nước này đã ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lần đầu tiên kể từ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36' - 23/01/2025
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48' - 23/01/2025
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.