Tuyên bố tăng thuế của Tổng thống Trump chỉ là chiến thuật gây sức ép?
Dù Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có động thái gây căng thẳng khi bất ngờ tuyên bố sẽ tiếp tục tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng giới phân tích cho rằng đây chỉ là chiến thuật gây sức ép của Washington và đàm phán thương mại Trung-Mỹ chưa bị rơi vào cảnh “vô phương cứu chữa”.
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn báo Giáo sư Trần Ba của trường Đại học Khoa học kỹ thuật Hoa Trung (Trung Quốc) phân tích động thái bất ngờ kể trên có thể chỉ là chiến thuật gây sức ép của Washington vì cho đến nay vẫn còn một số vấn đề mang tính mấu chốt chưa được giải quyết.
Thêm vào đó, theo số liệu công bố cuối tháng 4 vừa qua, kinh tế Mỹ trong quý I/2019 vừa qua vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao (3,2%), nên Tổng thống Trump càng tự tin hơn trong việc ép Trung Quốc phải chấp nhận các điều kiện của mình.
Về phần mình, Phó Giáo sư Thành Hiểu Hà của trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng cách làm của ông Trump hoàn toàn mang tính “phá hoại” khi chọn đúng thời điểm trước phiên giao dịch chứng khoán để tuyên bố tăng thuế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường chứng khoán của Trung Quốc.
Ngoài ra, theo ông, hành động của Tổng thống Mỹ còn tạo ra một tiền lệ rất xấu cho quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, ông Thành Hiểu Hà cũng cho rằng Tổng thống Trump đang áp dụng chính sách “bên miệng hố chiến tranh”, dồn đối phương vào đường cùng để giành lợi ích lớn nhất. Điều này có thể làm gia tăng mức độ rủi ro cho đàm phán, nhưng sẽ không làm cho đàm phán đổ vỡ hoàn toàn, hoặc rơi vào cảnh “vô phương cứu chữa”.
Phó Giáo sư Thành Hiểu Hà giải thích thêm Trung-Mỹ đã tiến hành được 10 vòng đàm phán, nên nếu bị đổ vỡ thì hậu quả đối với cả hai sẽ tồi tệ hơn hiện nay rất nhiều.
Đáng chú ý, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 6/5 đã chính thức phủ nhận tin đồn về việc Phó Thủ tướng Lưu Hạc hủy chuyến công du tới Mỹ, đồng thời cho biết đoàn đại biểu của Bắc Kinh đang chuẩn bị lên đường đến Washington.
Phó Giáo sư Hà Hiểu Thành nhấn mạnh không gian đàm phán vẫn đang hiện hữu và chưa mất hết hy vọng về một thỏa thuận sẽ được ký kết giữa các bên.
Cùng quan điểm trên, Phó Giáo sư Vương Giang Vũ, trường Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng nếu Phó Thủ tướng Lưu Hạc vẫn đến Washington theo kế hoạch, điều này chứng tỏ Trung Quốc đã có sự tính toán rất kỹ lưỡng và không ngoại trừ khả năng sẽ nỗ lực để đạt được thỏa thuận vào phút chót./.
- Từ khóa :
- mỹ
- trung quốc
- thuế hàng hóa
- căng thẳng thương mại
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed cảnh báo những rủi ro trong hệ thống tài chính Mỹ
13:01' - 07/05/2019
Fed đã cảnh báo những rủi ro đối với hệ thống tài chính, do giá cổ phiếu và nợ công tăng cao, bên cạnh các tác động từ những tranh chấp thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Trung Quốc đi ngược các cam kết trong đàm phán thương mại
10:33' - 07/05/2019
Các quan chức thương mại Mỹ cho rằng Trung Quốc đã đi ngược lại những cam kết đưa ra trong các cuộc đàm phán thương mại, buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump phải tuyên bố áp thuế bổ sung.
-
Chứng khoán
Tổng thống Mỹ đe dọa áp thuế, chứng khoán thế giới chìm trong sắc đỏ
09:24' - 07/05/2019
Chứng khoán thế giới chìm trong sắc đỏ trong phiên ngày 6/5, sau khi lời đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.