Ùn tắc giao thông ở Hà Nội - Bài 2: Quyết tâm thực hiện
Nội dung cấm xe máy được dự thảo Nghị quyết đưa ra đã làm “nóng” dư luận với câu hỏi cấm xe máy thì người dân đi bằng phương tiện gì khi với điều kiện kinh tế như hiện nay chiếc xe máy vẫn là kế sinh nhai của một bộ phận lớn người dân nghèo và có tới gần 90% dân số lưu thông trên đường bằng xe máy.
Để giải đáp băn khoăn này, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện tin tưởng với khoảng thời gian từ nay đến năm 2030, với việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư các hệ thống vận tải giao thông công cộng khối lượng lớn, các tuyến đường BRT và đặc biệt là mở rộng nâng cao dịch vụ vận tải hành khách công cộng sẽ đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của nhân dân.Đồng thời đảm bảo kết nối giữa Hà Nội với các tỉnh, thành khác, qua đó sẽ hạn chế được phương tiện giao thông cá nhân.
"Tôi nghĩ rằng, lộ trình này tương đối dài để cho các doanh nghiệp, người dân từng bước thay đổi thói quen của mình”, ông Vũ Văn Viện nhận định. * 6 giải pháp tổng thể Dự thảo Nghị quyết về đề án hạn chế xe cá nhân bao gồm 6 giải pháp chính với 34 nội dung, trong đó có 26 nội dung thuộc thẩm quyền thành phố; 8 nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành. 6 giải pháp chính để hạn chế phương tiện giao thông cá nhân gồm: giải pháp về quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông; quản lý về chất lượng phương tiện tham gia giao thông;quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện tham gia giao thông; phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tăng cường quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
Với lộ trình từ năm 2017 đến năm 2018, Hà Nội sẽ tập trung rà soát, thống kê và có cơ chế hỗ trợ chuyển đổi phương tiện, việc làm khi thực hiện dừng hoạt động đối với xe ba bánh chở hàng, xe xích lô. Thành phố sẽ rà soát, bổ sung, đề xuất danh mục các tuyến phố để cấm trông giữ phương tiện phù hợp với thực tế, nghiên cứu khu vực cấm taxi giờ cao điểm.Với ô tô, cấm hoạt động theo giờ, theo ngày trên một số tuyến phố. Rà soát, mở rộng danh mục các tuyến phố cấm dừng, cấm đỗ đối với ô tô, thí điểm cấm đỗ theo ngày chẵn, lẻ.
Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, thành phố điều tra, rà soát thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng theo năm sản xuất, nếu không còn đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sẽ đề xuất tiêu hủy. Đối với ô tô, không áp dụng biện pháp hành chính để hạn chế về số lượng phát triển, mà sẽ hạn chế việc lưu thông qua việc tính phí vào khu vực trung tâm.Riêng đối với ô tô dưới 9 chỗ ngồi sẽ lập quy hoạch vận tải hành khách bằng taxi đến năm 2030. Ban hành quy định ô tô phải mở tài khoản điện tử và lắp thiết bị phụ trợ để phục vụ công tác quản lý, thu phí tự động trên địa bàn thành phố.
Từ năm 2020 trở đi, thành phố tập trung mở rộng phát triển phương tiện xe buýt với các sức chứa khác nhau (xe buýt sức chứa nhỏ, xe buýt 2 tầng…) phù hợp với hạ tầng từng khu vực.Hiện nay, đề án còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc, từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho đến phân cấp, phân quyền quản lý và dư luận cũng như nội dung đề án về lộ trình cấm xe máy trong nội đô đang có nhiều luồng ý kiến trái chiều hoài nghi về tính khả thi của đề án.
“Nếu thấy khó mà không làm sẽ không bao giờ giải quyết được vấn đề. Phải mạnh dạn làm, làm có lộ trình, có giải pháp cụ thể.Thế giới cũng đã làm, có thành công, có thất bại. Chúng ta rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm có hiệu quả hơn. Trong quá trình thực hiện có gì sai hoặc chưa phù hợp thì sửa, điều chỉnh” – Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng cho rằng, quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là việc khó, lớn và nóng. Thời gian qua, Thành uỷ, HĐND, UBND và các sở ngành của thành phố đã tập trung tối đa, toàn diện cho nội dung này; thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ Thủ tướng giao.Ông Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các sở, ngành liên quan tiếp tục hoàn chỉnh đề án trước khi trình HĐND xem xét thông qua./.
Xem thêm:
>>>Ùn tắc giao thông ở Hà Nội - Bài 1: "Cuộc chiến" không cân sức
>>>Gặp gỡ chàng trai khởi nghiệp với ứng dụng giao thông tránh tắc đường
Tin liên quan
-
Đời sống
Chống ngập ở TPHCM: Ưu tiên xóa "điểm đen" có lưu lượng giao thông cao
08:47' - 07/06/2017
Hàng loạt dự án chống ngập đã và đang được triển khai tại TP Hồ Chí Minh nhưng chỉ mới bước vào đầu mùa mưa, nhiều tuyến đường ở đây đã ngập nặng, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Tai nạn giao thông liên hoàn, 3 người thương vong
16:43' - 03/06/2017
Ngày 3/6, trên đường ĐT743, phường An Phú, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã xảy ra một vụ tai nạn liên hoàn khiến 3 người thương vong.
-
Kinh tế Thế giới
Lệnh cấm các thiết bị điện tử cản trở giao thông hàng không giữa Trung Đông và Mỹ
18:56' - 02/06/2017
IATA cho biết lệnh cấm mang các thiết bị điện tử cỡ lớn vào khoang hành khách máy bay trên một số tuyến bay đến Mỹ đang ảnh hưởng đến tình hình giao thông hàng không giữa Trung Đông và Mỹ.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Các công trình giao thông ở Đà Nẵng đã sẵn sàng
15:18' - 02/06/2017
Ngoài gần 30 tuyến đường được cải tạo và chỉnh trang, các công trình Nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng và hầm chui nút giao thông phía Tây cầu sông Hàn đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông
17:47' - 01/06/2017
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có Chỉ thị về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông đường bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tắc đường nghiêm trọng tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất
17:17' - 09/01/2017
từ khoảng 11 giờ trưa ngày 9/1 xảy ra vụ tắc đường nghiêm trọng tại cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.