UNCTAD: Trữ lượng khí đá phiến có thể khai thác của Algeria lớn thứ ba thế giới
Trích dẫn một nghiên cứu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) thực hiện năm 2015, UNCTAD ước tính trữ lượng khí đá phiến (RTR) của toàn thế giới vào khoảng 7,567 triệu tỷ ft3 (tương đương 214.500 tỷ m3).
Trữ lượng này đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ toàn cầu trong 61 năm (với mức độ sử dụng của năm 2016). Mười quốc gia sở hữu nguồn khí đá phiến có thể khai thác về mặt kỹ thuật hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Argentina, Algeria, Mỹ, Canada, Mexico, Australia, Nam Phi, Liên bang Nga và Brazil.
Theo báo cáo Đánh giá sự phát triển của ngành khai thác dầu khí đá phiến tại Mỹ và một số quốc gia khác nhằm xem xét việc chấp hành các cam kết được đưa ra trong khuôn khổ Hiệp định Paris về khí hậu trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, 10 quốc gia kể trên chiếm 3/4 trữ lượng “tài nguyên có thể khai thác về mặt kỹ thuật” toàn cầu. Khoảng 50% tài nguyên của thế giới tập trung ở Algeria, Argentina, Canada, Trung Quốc và Mỹ. Tại khu vực châu Phi, riêng Algeria nắm giữ khoảng 707.000 tỷ ft3 khí đá phiến, tương đương 9,3% trữ lượng RTR toàn cầu và hơn 50% tổng RTR của châu Phi.Về phần mình, Nam Phi ước tính có thể khai thác 390.000 tỷ ft3 khí đá phiến, tương đương 5,1% RTR thế giới và 28% RTR của châu lục. Các nước Nam Sahara hầu như không xuất hiện trong phân tích, ngoại trừ CH Chad (Sát với 3,2% RTR của châu Phi).
Đối với khí đốt thông thường, Algeria sở hữu khoảng 30% trữ lượng, 43% sản lượng và 56% xuất khẩu của “lục địa đen”. Ngoài ra, trong năm 2016, 60% sản lượng khí tự nhiên của Algeria dành cho xuất khẩu, và chủ yếu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU). Cơ cấu năng lượng của Algeria chủ yếu dựa trên nguồn nhiên liệu hoá thạch, với dầu thô và khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 99,6%. UNCTAD cũng đánh giá rằng tương lai của ngành khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng này của châu Phi sẽ dựa vào Algeria và Nam Phi, những quốc gia được coi là sở hữu các nguồn tài nguyên chính của châu lục.Việc hệ thống hoá, sử dụng kết hợp phương pháp khoan ngang và công nghệ “bẻ gãy thuỷ lực” được đưa ra kể từ đầu những năm 2000 đã cho phép các công ty dầu khí khai thác được một khối lượng lớn khí đá phiến tồn tại trong đá nguồn.
Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ, hơn 300.000 giếng khí đá phiến đã được khai thác trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 và khoảng một triệu giếng kể từ cuối những năm 1940. Tuy nhiên, khai thác thương mại loại khí này vẫn còn bị giới hạn tại Mỹ và Canada hiện nay do những lo ngại về vấn đề môi trường. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng xuất phát từ đặc điểm địa chất khác nhau của các mỏ, cũng như các vùng địa lý, cần phải có kiến thức chuyên sâu, kỹ thuật hiện đại cũng như phải nắm rõ được vị trí các tầng chứa nước và các nguồn tài nguyên khác để tránh bất kỳ nguy cơ ô nhiễm nào trong quá trình khai thác khí đá phiến.Tin liên quan
-
Thị trường
Dầu khí đá phiến đe dọa thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC
14:49' - 05/06/2017
Các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và 11 quốc gia đối tác ngoài tổ chức này mới đây đã nhất trí gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ đến tháng 3/2018.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường dầu đá phiến phục hồi ngoạn mục
14:24' - 17/04/2017
Các nhà đầu tư từng chịu thiệt hại lớn vào năm 2016 sau khi hàng chục công ty khai thác dầu đá phiến của Mỹ đệ đơn xin phá sản, lại đang "đặt cược" lớn vào sự hồi sinh của ngành công nghiệp này.
-
Hàng hoá
Nguồn cung dầu đá phiến dồi dào tại Mỹ "đe dọa" thị trường năng lượng
06:09' - 11/03/2017
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, lượng dầu dự trữ của nước này đã tăng 8,2 triệu thùng tính đến ngày 3/3 lên 528,4 triệu thùng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Hàng hoá
Mỹ: Chi phí sản xuất dầu đá phiến dự kiến tăng
14:02' - 25/02/2017
Các nhà sản xuất dầu khí đá phiến Mỹ đang đối mặt với sức ép chi phí sản xuất gia tăng lần đầu tiên trong 5 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.
-
DN cần biết
Hà Nội thành lập Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp
20:53' - 03/04/2025
Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ doanh nghiệp có trụ sở tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất.
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.