Ứng dụng công nghệ số trong kết nối cung cầu nông sản
Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Tổ công tác đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số như: sử dụng trang web, zalo vào kết nối cung cầu và đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Trang web kết nối cung cầu của Tổ công tác phía Nam của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: htx.cooplink.com.vn đã có 1.144 đơn vị đăng ký và truy cập thường xuyên gồm: 911 đầu mối bán, cung cấp hàng hóa, chiếm 80%; 141 đơn vị mua nông sản, chiếm 12,3%; 72 cơ quan nhà nước, chiếm 6% và 20 đơn vị khác là trưởng ấp, người hỗ trợ nông dân đăng bán hàng. Trong tổng số 911 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký qua Tổ công tác gồm: rau củ 257 đầu mối, trái cây 224 đầu mối, thủy hải sản - chăn nuôi 345 đầu mối, lương thực 44 đầu mối, các mặt hàng khác 41 đầu mối. Theo Tổ công tác, việc ứng dụng công nghệ số vào kết nối cung cầu đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đó là số liệu báo cáo nhanh, chính xác, phân tích và dự báo được xu hướng cung cầu hàng hóa. Người mua và người bán tiếp cận thông tin đầy đủ gồm: tên hàng, sản lượng, tên người liên hệ, số điện thoại liên lạc nên việc mua bán diễn ra thuận lợi cho cả người mua và người bán. Nhờ đó, việc hình thành các đầu mối lớn cung cấp nông sản - hàng hóa giúp đẩy nhanh thời gian cung cấp hàng từ các tỉnh về Tp. Hồ Chí Minh trong những ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Mỗi ngày, các ứng dụng công nghệ số đã kết nối thành công hàng trăm tấn nông sản và hàng hóa. Thông qua các thông tin được kết nối, người mua và người bán liên hệ mua bán trực tiếp. Bên cạnh đó, Tổ công tác đã tổ chức hai diễn đàn trực tuyến kết nối cung cầu sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi - thủy sản rất có hiệu quả. Điều này nhằm chia sẻ và tháo gỡ các khó khăn chung của doanh nghiệp; thống nhất các biện pháp chống dịch COVID-19 và đảm bảo sản xuất và lưu thông hàng hóa. Sau hai diễn đàn, Tổ công tác cũng kết nối tiêu thụ được hai đơn hàng lớn của hai công ty có vốn liên doanh với nước ngoài. Qua đây, hơn 2.400 tấn thủy sản được kết nối và tiêu thụ thành công tại 11 tỉnh trong vùng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản thông qua trang web kết nối cung cầu nhờ Tổ công tác kết nối xây dựng vùng nguyên liệu đạt chất lượng cao để xuất khẩu trong tương lai. Nhiều đơn cung ứng phân bón, vật tư sản xuất nông nghiệp cũng được Tổ công tác kết nối bán hàng cho các hợp tác xã và doanh nghiệp có nhu cầu. Theo Tổ công tác, các sản phẩm đông lạnh xuất khẩu dự đoán sẽ tăng nhu cầu từ tháng 9/2021 - 1/2022 do các nước bắt đầu mùa đông nên các sản phẩm nhiệt đới ở các quốc gia họ không thể sản xuất, hoặc có sản xuất thì chi phí cao hơn nhập khẩu. Do vậy, các nước sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu từ các nước nhiệt đới như Việt Nam. Thống kê hiện có 324/449 cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” tiếp tục sản xuất, chiếm 72%. Riêng tỉnh Tiền Giang chỉ còn 6/31 cơ sở đáp ứng sau khi rà soát. Do thiếu công nhân hoặc chia ca để phòng, chống dịch nên tổng công suất chế biến thủy sản giảm chỉ khoảng từ 30 - 50% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg. Hiện việc sản xuất, chế biến thủy sản đang có 2 khó khăn lớn cần ưu tiên tháo gỡ. Đó là, khâu vận chuyển cần tiếp tục được thông suốt để đảm bảo sản xuất. Do cơ sở sản xuất con giống, thức ăn không cùng địa bàn với cơ sở nuôi nên cần phải vận chuyển qua các địa phương khác nhau. Hàng tháng, các đơn vị cần vận chuyển khoảng 7 tỷ tôm giống từ Nam Trung bộ và khoảng 150 nghìn tấn thức ăn từ khu vực Đồng Nai, Bình Dương vào Tây Nam bộ. Tiếp theo là khâu tiêu thụ, nhà máy chế biến là khâu đặc biệt quan trọng trong chuỗi thủy sản. Do thiếu công nhân, không đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ”… nên một số nhà máy phải tạm ngừng hoạt động đang gây khó khăn cho các cơ sở nuôi đến kỳ phải thu hoạch sản phẩm. Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với tôm, cá tra do vậy, các địa phương tích cực tháo gỡ những khó khăn để duy trì hoạt động của nhà máy chế biến. Điển hình như: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã huy động đội ngũ công nhân đi thu hoạch cá tra trên diện tích thả nuôi nằm ở nhiều tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang nhưng gặp khó khăn đi lại giữa các tỉnh. Các tỉnh cần có cơ chế phối hợp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết khó khăn trong lưu thông, tiêu thụ nông sản
21:41' - 07/08/2021
Các bộ, ngành và các địa phương đang nỗ lực giải quyết để đảm bảo thuận lợi cho nông dân trong sản xuất cũng như người dân trong vùng dịch đảm bảo cuộc sống.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Doanh nghiệp đồng hành tiêu thụ lúa Hè Thu
13:55' - 07/08/2021
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, các doanh nghiệp chia sẻ khó khăn và đồng hành với bà con nông dân trong tiêu thụ lúa Hè Thu.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn về tiêu thụ nông thủy sản ở các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên?
20:21' - 06/08/2021
Chiều 6/8, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021”.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang
14:37' - 18/04/2025
Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.
-
Hàng hoá
Đưa cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào tập trung có kiểm soát
09:26' - 18/04/2025
Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn có 718 cơ sở giết mổ, nhưng chỉ có 140 cơ sở được chính quyền địa phương cho phép hoạt động hoặc tạm thời cho phép hoạt động.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp đà tăng khi nông sản sụt giảm
08:53' - 18/04/2025
Lực bán đang tăng mạnh trên thị trường năng lượng thế giới trước phản ứng tích cực về triển vọng thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và EU thì nông sản lại có phiên giao dịch trầm lắng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng hơn 3% nhờ hy vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ-châu Âu
08:05' - 18/04/2025
Giá dầu chốt phiên 17/4 tăng hơn 3% nhờ những hy vọng về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
-
Hàng hoá
Giá dầu nối dài đà tăng do lệnh trừng phạt Iran và OPEC siết nguồn cung
15:55' - 17/04/2025
Ông Sycamore cho rằng giá dầu WTI có thể tăng trở lại mức 65-67 USD/thùng nhưng sẽ khó để tăng cao hơn nữa.
-
Hàng hoá
Hàng chục nghìn đôi tất giả mạo thương hiệu nổi tiếng bị thu giữ tại Hà Nội
15:50' - 17/04/2025
Thời điểm kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường phát hiện số lượng lớn sản phẩm dệt kim có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike, Tommy Hilfiger, Asics, Yonex, NY và LA của công ty MLB.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp
14:52' - 17/04/2025
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4. Theo đó, giá các loại nhiên liệu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả tiếp tục giảm.
-
Hàng hoá
Xây dựng hệ sinh thái để sản phẩm Việt tiếp cận thị trường Halal
12:45' - 17/04/2025
Ngành kinh tế Halal đã trở thành phân khúc phát triển nhanh nhất trên thế giới với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,2%, có lợi nhuận và sức ảnh hưởng nhất trong kinh doanh thực phẩm toàn cầu hiện nay.
-
Hàng hoá
Giá hàng hóa đồng loạt tăng, chỉ số MXV-Index hồi phục
10:01' - 17/04/2025
Trên thị trường năng lượng, giá các mặt hàng năng lượng cũng như kim loại đồng loạt tăng mạnh. Động lực tăng giá đến từ các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ nhắm đến mặt hàng dầu thô Iran.