Ứng phó nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn tại Trung Bộ và Tây Nguyên
Theo nội dung công điện, từ đầu năm 2020 đến nay, lượng mưa tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên bị thiếu hụt nghiêm trọng, thấp hơn từ 20-90% so với trung bình cùng kỳ nhiều năm, riêng Ninh Thuận và Bình Thuận hầu như không mưa.
Hạn hán, thiếu nước gay gắt đã xảy ra ở một số địa phương; dung tích trữ tại hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ còn 20-60% dung tích thiết kế, riêng Ninh Thuận và Bình Thuận dưới 20%, thấp hơn so với trung bình nhiều năm, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước.
Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn, thời gian tới lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt từ 20-60%, một số sông thiếu hụt trên 70% và có khả năng xuất hiện mực nước thấp nhất trong chuỗi số liệu quan trắc, hạn hán và kéo dài đến hết tháng 8/2020, nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước trên diện rộng, ảnh hưởng sản xuất và sinh hoạt của nhân dân tại khu vực duyên hải miền Trung, nhất là các tỉnh Nam Trung Bộ. Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 22/1/2020 về việc triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt. Theo đó, các tỉnh, thành phố, nhất là tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống hạn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi; đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước, ngăn mặn; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt; lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến; triển khai kéo dài mạng lưới đường ống dẫn nước để kết nối nguồn nước từ đô thị phục vụ khu vực nông thôn; vận chuyển nước sinh hoạt cho người dân, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế tại các khu vực không đảm bảo nguồn nước...Tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp tích trữ nước, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nước, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.
Đồng thời, chủ động thực hiện giải pháp cung cấp nước, không để thiếu nước cho sinh hoạt và chăn nuôi, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm kê, đánh giá nguồn nước trữ tại các hồ chứa nước, công trình thủy lợi trên địa bàn, tính toán cân bằng nước để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phương án sử dụng nước, phòng, chống hạn hán, trong đó trước hết ưu tiên nguồn nước cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi gia súc và tưới cây công nghiệp lâu năm, các vùng đã sản xuất; rà soát, điều chỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch vận hành cụ thể từng hệ thống thủy lợi, hồ chứa thủy lợi, thủy điện...
Các tỉnh căn cứ tình hình cụ thể về nguồn nước và khả năng cấp nước, tiếp tục rà soát, điều chỉnh mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp theo hướng chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng hạn hán, chưa bảo đảm cấp nước sang cây trồng cạn.
Bên cạnh đó, chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình cấp nước tập trung lồng ghép vào Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công 1 đồng chí lãnh đạo Bộ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương xây dựng và triển khai thực hiện phương án phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; Tiếp tục tổ chức dự báo chuyên ngành, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống, hạn hán và xâm nhập mặn; Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, hướng dẫn điều tiết nước tại các hồ chứa thủy lợi, quản lý nguồn nước trong các hệ thống công trình thủy lợi, ao, đầm, vùng trũng; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá cân đối nguồn nước, điều chỉnh kế hoạch sử dụng nước phù hợp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất.Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các nhà máy thủy điện và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên từng lưu vực sông để bổ sung nước cho hạ du, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương rà soát, xác định vùng trồng lúa chủ động được nguồn nước, vùng thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng, xây dựng các mô hình chuyển đổi gắn với liên kết sản xuất và thị trường; Tổng hợp tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở các địa phương, chủ động phối hợp với các bộ, ngành đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ các địa phương, nhất là các tỉnh khu vực Trung Bộ thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn theo quy định của pháp luật...
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường dự báo, nhận định về tình hình khí tượng thủy văn, đặc biệt là tình hình mưa, dòng chảy kịp thời cung cấp thông tin về khí tượng, thủy văn, hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ chỉ đạo sản xuất phù hợp với điều kiện nguồn nước và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các địa phương thống nhất kế hoạch điều tiết nước các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để bổ sung nước phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn cho hạ du. Đặc biệt, Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; tăng cường sử dụng các nguồn điện, ưu tiên dành nước của các hồ chứa thủy điện phục vụ phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm phục vụ phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; phối hợp với các cơ quan truyền thông làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền ý thức sử dụng tiết kiệm điện, đặc biệt là trong các tháng mùa khô... Các Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông chủ động phối hợp hướng dẫn người dân các kỹ năng để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng gay gắt kéo dài; lực lượng y tế cơ sở chủ động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn nhân dân bảo đảm an toàn môi trường, tránh bùng phát dịch bệnh do ảnh hưởng của nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; hỗ trợ cứu đói cho nhân dân các vùng xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn; tuyên truyền để thay đổi, nhận thức người dân, chủ động sử dụng tiết kiệm điện, nước, ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước có thể thường xuyên xảy ra.../.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nhiều giải pháp cấp nước sinh hoạt phục vụ nhân dân vùng hạn mặn
08:47' - 19/05/2020
Mùa khô 2020, hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân tỉnh Tiền Giang.
-
Doanh nghiệp
Công đoàn PVFCCo tặng bồn nước cho bà con vùng hạn mặn Bến Tre
17:07' - 16/05/2020
Công đoàn PVFCCo phối hợp cùng Hội cựu chiến binh PVFCCo và một số đơn vị tại Bến Tre trao tặng bồn chứa nước và các phần quà cho nhiều hộ gia đình chính sách, gặp khó khăn do ảnh hưởng của hạn mặn.
-
Kinh tế tổng hợp
Đến năm 2025 sẽ khắc phục cơ bản hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:52' - 15/05/2020
Về trung hạn 2021-2025, sẽ tập trung đầu tư các hệ thống thuỷ lợi liên vùng và dự kiến ngân sách nhà nước sẽ chi khoảng 30.000 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững cực tăng trưởng khu vực phía Bắc với mục tiêu hai con số
18:05' - 18/07/2025
Hải Phòng đang triển khai loạt giải pháp đột phá nhằm mở rộng không gian phát triển, thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng đẩy nhanh tiến độ các dự án động lực, trọng điểm
18:04' - 18/07/2025
Trong các tháng cuối năm 2025, thành phố Đà Nẵng nỗ lực đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân được giao.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Trần Đức Thắng được giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường
17:19' - 18/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định về việc điều động, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn sẽ vận hành trở lại vào tháng 8
15:09' - 18/07/2025
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Sơn (LSP) chủ đầu tư Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP) cho biết, Tổ hợp này sẽ được vận hành trở lại vào tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến khởi công cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài vào dịp Quốc khánh 2/9
14:41' - 18/07/2025
Dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài dài 51km dự kiến sẽ khởi công dịp chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh với gói thầu đầu tiên triển khai là rà phá bom mìn và di dời hạ tầng kỹ thuật.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp xác định tăng trưởng từ “kiềng ba chân” kinh tế
12:37' - 18/07/2025
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, ngay từ đầu năm đã xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai đồng bộ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh Hòa sẽ khởi công 4 dự án quy mô lớn chào mừng Quốc khánh 2/9
12:37' - 18/07/2025
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Trần Hòa Nam, qua rà soát, tỉnh có 4 dự án đủ điều kiện khởi công, đăng ký tham gia lễ khởi công chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9.
-
Kinh tế Việt Nam
Môi trường kinh doanh minh bạch “hút” dòng vốn FDI
12:24' - 18/07/2025
Số lượng dự án đầu tư mới tăng lên cho thấy niềm tin của nhà đầu tư FDI với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố, không chỉ đến đầu tư mới mà còn mở rộng quy mô hoạt động hiện hữu.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
10:11' - 18/07/2025
Sáng 18/7, Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.