Ưu tiên kinh tế quan trọng nhất của Thái Lan
Ông Witt đã làm việc về các vấn đề thuế ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 2005. Dưới đây là nội dung bài viết.
Khi nhậm chức Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan hồi cuối tháng Tư năm nay, ông Pichai Chunhavajira ngay lập tức đối mặt với một chương trình nghị sự dày đặc: Duy trì mối quan hệ tốt với ngân hàng trung ương; Đảm bảo thu ngân sách mạnh mẽ và theo đuổi các chính sách có trách nhiệm về tài chính; Quản lý hải quan và thuế tiêu thụ đặc biệt; Theo dõi lạm phát; Cải thiện khả năng tiếp cận tài chính. Tuy nhiên, bất chấp danh sách dài các yêu cầu này, nhiệm vụ chính của ông Pichai trên thực tế chỉ có một, đó là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Trong khi Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Thái Lan sẽ tăng từ 1,9% trong năm 2023 lên 2,4% vào năm 2024, thì tốc độ tăng trưởng đã giảm trong quý IV năm ngoái. Thái Lan tiếp tục tụt hậu so với các thành viên ASEAN khác, trong đó có Malaysia với mức tăng trưởng 4,2% trong quý đầu tiên của năm nay. Số liệu thống kê của các đối thủ cạnh tranh ở ASEAN cho thấy việc tập trung vào tăng trưởng đã phát huy hiệu quả. Nói ngắn gọn thì Thái Lan phải – và có thể – làm tốt hơn. Điều quan trọng là áp dụng các chính sách lấy tăng trưởng làm ưu tiên hàng đầu.Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu thực sự trong các lĩnh vực như giảm nghèo, sản xuất và cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Việc tập trung vào tăng trưởng đã giúp giảm nghèo đáng kể và có thể đưa Thái Lan thoát khỏi tình trạng tăng trưởng ảm đạm sau đại dịch. Là một phần quan trọng trong chính sách kinh tế của chính phủ, kích thích tài khóa có thể giúp cải thiện nhu cầu trong nước và nhờ đó tạo ra động lực tạm thời, nhưng vẫn còn câu hỏi bỏ ngỏ là liệu điều này có thực sự tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế bền vững và rộng hơn hay không. Kích thích tài khóa cũng đang gặp nhiều thách thức vào thời điểm nợ công của Thái Lan đang tăng– chỉ số này đã tăng 9,4% trong 8 tháng đầu tài khóa 2024 (bắt đầu từ tháng 10/2023).* Đầu tư và việc làmCó một công thức đơn giản: Đầu tư tạo ra việc làm, tạo ra doanh thu thuế và dẫn đến phát triển. Sự gia tăng nguồn thu từ thuế - mối quan tâm của bất kỳ bộ tài chính nào - phụ thuộc vào lợi nhuận của các doanh nghiệp sử dụng lao động và nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các cuộc thảo luận về chính sách thuế thường bỏ qua yếu tố quan trọng nhất là làm thế nào để thiết kế một hệ thống thuế có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và từ đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.
Lấy thuế tiêu thụ đặc biệt làm ví dụ. Cục Thuế phải đối mặt với nhiều thách thức. Doanh số bán ô tô giảm khiến doanh thu giảm, trong khi thuốc lá lậu và thuốc lá điện tử ảnh hưởng đến việc thu thuế thuốc lá. Điều thú vị là thuế đánh vào đồ uống, sân golf và các địa điểm giải trí ban đêm đã tăng 10% trong 8 tháng đầu tài khóa 2024, mặc dù chỉ chiếm 6% tổng doanh thu thuế. Tuy nhiên, hệ thống thuế suất đơn lẻ được đề xuất cho thuốc lá không bao giờ thành hiện thực. Thuế tiêu thụ đặc biệt nên được thiết kế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Đối với đầu tư tư nhân, ngay cả trước đại dịch COVID-19, Thái Lan đã phải đối mặt với sự sụt giảm mạnh về đầu tư tư nhân. Đầu tư tư nhân giảm sút sẽ tạo ra bất ổn, vì vốn sẽ được chuyển đến những nơi có thể tìm kiếm lợi nhuận cao nhất.Trong bối cảnh đó, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một khu vực có tính cạnh tranh cao là rất cần thiết. Giờ đây, khi Thái Lan cùng với các đối thủ châu Á chuẩn bị áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% (đối với các công ty đa quốc gia), nước này phải nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy đầu tư theo cách phù hợp với những thay đổi mạnh mẽ này.
Thái Lan đã đạt được tiến bộ mạnh mẽ trong phát triển kinh tế số, nhưng việc thực hiện đầy đủ sẽ đòi hỏi phải có những cải cách hơn nữa. Những thay đổi này sẽ làm tăng năng suất vốn chưa mấy khởi sắc ở Thái Lan. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự đối xử bình đẳng với cả doanh nghiệp số trong và ngoài nước.* Phá vỡ liên kết tổng bằng khôngBộ công cụ số VAT của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dành cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương phác thảo cách xử lý các giao dịch mua kỹ thuật số đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị thấp để giảm sự phức tạp về thuế, khuyến khích thương mại kỹ thuật số và tạo doanh thu từ thuế. Các công ty Thái Lan có thể cạnh tranh tốt trong nền kinh tế số, nhưng luật lệ phải công bằng với tất cả.
Bản thân những tiến bộ công nghệ không thay thế được nhu cầu tập trung vào tăng trưởng như một mệnh lệnh kinh tế. Ví dụ, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nhiều hơn có thể giúp cải thiện năng suất. Tuy nhiên, chỉ điều đó thôi sẽ không thể tạo sự tăng trưởng bền vững trên diện rộng. Thay vào đó, tăng trưởng mở đường cho việc áp dụng nhiều hơn các công nghệ mới, chẳng hạn như trong nông nghiệp hoặc sản xuất, nhằm tạo ra tăng trưởng hơn nữa.
Quy định quá mức có thể cản trở tăng trưởng. Đặc biệt là với việc áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu, các quốc gia nên thận trọng với các quy định về đầu tư nước ngoài. Ví dụ, một đề xuất gần đây của Liên hợp quốc sẽ thay đổi thời gian cần thiết để một doanh nghiệp đặt “cơ sở thường trú” (PE) tại một quốc gia từ 183 ngày xuống còn 30 ngày.Và trong khi Liên hợp quốc thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng một cách đúng đắn thì ủy ban thuế của tổ chức này lại tìm cách mở rộng các quy định về PE để bao gồm cả năng lượng tái tạo cũng như hoạt động khai thác.Thái Lan không phải là quốc gia duy nhất gần đây không chú trọng đến tăng trưởng như mục tiêu hàng đầu của chính sách kinh tế. Mô tả các cuộc tranh luận kinh tế hiện nay ở Mỹ, cựu Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Mỹ Glenn Hubbard đã viết rằng “một xã hội không có tăng trưởng đòi hỏi phải có ai đó trở nên tồi tệ hơn để bạn trở nên tốt hơn. Tăng trưởng phá vỡ mối liên kết tổng bằng 0 đó”.
Lời nhắc nhở về kinh tế cơ bản này là cần thiết để hiểu tại sao tăng trưởng phải là mục tiêu của chính sách tài khóa. Đây là thời điểm để nắm bắt cơ hội và khôi phục mức tăng trưởng mà Thái Lan từng đạt được.
- Từ khóa :
- asean
- thái lan
- kinh tế thái lan
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Thái Lan mở đăng ký tham gia chương trình ví số 10.000 baht
12:54' - 01/08/2024
Từ ngày 1/8, người dân Thái Lan có thể đăng ký để được nhận khoản tiền số trị giá 10.000 baht theo chương trình ví số đã được Chính phủ Thủ tướng Srettha Thavisin công bố trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu sáng đối với ngành du lịch Thái Lan
16:34' - 28/07/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok ngày 28/7, Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết từ ngày 1/1 đến ngày 25/7, Thái Lan đã đón hơn 20 triệu lượt du khách quốc tế, tăng 34% so với cùng kỳ.
-
Kinh tế & Xã hội
Thái Lan phát động chiến dịch chống lừa đảo trực tuyến
14:03' - 27/07/2024
Thái Lan ngày 26/7 đã phát động chiến dịch nâng cao hiểu biết về kỹ thuật số chống lừa đảo nhằm trang bị kỹ năng giúp người dùng cảnh giác, nhận diện và xử lý vấn đề lừa đảo trực tuyến.
-
Ô tô xe máy
Thái Lan yêu cầu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tăng tỉ lệ nội địa hóa
08:53' - 24/07/2024
Thái Lan đang yêu cầu các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc có nhà máy lắp ráp tại nước này đạt tỉ lệ nội địa hóa tối thiểu 40% nhằm hỗ trợ chuỗi cung ứng ô tô của nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan công bố kế hoạch chuyển mình thành trung tâm tài chính toàn cầu
21:52' - 19/07/2024
Ngày 19/7, Thái Lan công bố mục tiêu đưa nước này trở thành trung tâm tài chính toàn cầu thông qua cải cách luật pháp, khuyến khích đổi mới và tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.