Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các báo cáo kinh tế - xã hội
*Phân tích tác động từ kinh tế thế giới
Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, năm 2018, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với định hướng, chủ trương kịp thời của Đảng, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đã có chuyển biến tích cực, đúng hướng và cơ bản thực hiện được mục tiêu tổng quát đã đề ra.Việc thực hiện thành công mục tiêu kép là vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng GDP đã tạo thêm dư địa để thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo đảm an sinh xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân, ổn định trật tự, an toàn xã hội trong các năm tiếp theo.
Hoan nghênh những kết quả đạt được, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng luôn đi sâu, đi sát cơ sở, bám sát thực tiễn, giải quyết kịp thời vướng mắc. Lãnh đạo Chính phủ cũng thường xuyên đối thoại, lắng nghe, tham dự các cuộc xúc tiến đầu tư với các tỉnh, động viên, khuyến khích và tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, Báo cáo của Chính phủ cần nhấn mạnh thêm về công tác phòng, chống tham nhũng. Đây là giai đoạn công tác này được đẩy mạnh với phương châm "nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ", bất kể người đó là ai, ở cương vị công tác nào. Ngoài ra, còn một số vấn đề cử tri rất quan tâm và đề nghị làm rõ. Cụ thể, chất lượng các công trình hạ tầng nói chung, đặc biệt là công trình giao thông “làm thì lâu mà hỏng thì nhanh”.Dẫn chứng tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi được đầu tư 34.500 tỷ đồng và mới thông xe nhưng đã xuống cấp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị, làm rõ những vụ việc cụ thể mà dư luận và báo chí phản ánh, nhất là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan.
Trong giải trình phải nói rõ và nghiêm túc để không tồn tại việc né tránh trách nhiệm như nói đường xuống cấp do mưa...
Liên quan đến tội phạm ma túy, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, đây là vấn đề rất đáng quan ngại. Đáng chú ý, dư luận phản ánh nhiều về việc một số dạng chất gây nghiện mới như bóng cười, tem lưỡi… đang bày bán ngang nhiên, công khai ở nhiều nơi trong đó có quán bar, vũ trường ở một số thành phố lớn. Để tránh ảnh hưởng lớn đến thế hệ trẻ, Chính phủ cần tập trung chỉ đạo các thành phố lớn kiểm soát các quán bar, vũ trường. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng bày tỏ lo ngại về việc quản lý nhà đất, tài sản công với nhiều vụ sai phạm diễn ra trong thời gian dài, có sự tiếp tay, biểu hiện lợi ích nhóm, "sân sau", công ty gia đình… đang dần lộ diện. Do đó, Chính phủ và các cơ quan tư pháp cần có giải pháp xử lý phù hợp với tình hình thực tế. Nhắc lại câu chuyện lãng phí trong sử dụng sách giáo khoa 1 lần, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đề nghị, Chính phủ quan tâm giải quyết cụ thể.Theo bà Hải, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn hướng dẫn, nhắc nhở Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố nhiều năm qua nhưng tình hình viết vào sách giáo khoa không giảm.
“Tại sao người dân biết, cử tri biết, học sinh biết nhưng người quản lý lại không biết rằng đó là sự lãng phí”, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải đặt câu hỏi và cho rằng, số tiền lãng phí mỗi năm 1.000 tỷ đồng từ sách giáo khoa đủ để xây dựng và sửa chữa hàng chục nghìn căn nhà cho người có công.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý, Chính phủ, các bộ, ngành về những rủi ro của tác động kinh tế thế giới, nhất là cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ có thể tác động tiêu cực trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế nước ta, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu và đầu tư.Bên cạnh đó, cần chú ý những rủi ro về lạm phát, tỷ giá; các rào cản về thủ tục hành chính…
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ phân công các bộ, ngành chuẩn bị những nội dung để giải trình thêm với đại biểu Quốc hội như vì sao năng suất lao động năm nay không bằng năm trước; thu ngân sách ở cả 3 khu vực (khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân) đều chưa đạt dự toán; chỉ số Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) giảm nhưng vẫn còn cao so với khu vực và các nước… *Xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản Chiều 15/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Báo cáo đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trình bày Báo cáo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: 3 năm qua, tỷ trọng đầu tư công trên GDP dịch chuyển tích cực, phù hợp với các mục tiêu về cơ cấu lại đầu tư công đã đề ra. Tính đến năm 2017, tỷ trọng vốn đầu tư của nhà nước giảm xuống còn 34,8% so với tổng đầu tư toàn xã hội.Cơ cấu vốn đầu tư công dịch chuyển theo hướng phù hợp hơn với các định hướng đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, trong đó, cơ cấu đầu tư các ngành giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, y tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, lĩnh vực hạ tầng chiếm tỷ trọng ngày càng cao.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải - đại diện cơ quan thẩm tra nhận định, thời gian qua, việc thực hiện mục tiêu cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công đã đạt được kết quả bước đầu khá tích cực.Việc bố trí, phân bổ vốn đã ưu tiên cho các vùng khó khăn, tỷ lệ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu đối với những vùng khó khăn chiếm gần 50% tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương.
Việc phân bổ vốn cơ bản tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thực hiện theo từng thứ tự ưu tiên, khắc phục dần tình trạng không cân đối được nguồn vốn, bị động, đầu tư cắt khúc, số lượng dự án khởi công mới giảm mạnh; cơ bản xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản, dành số vốn đáng kể để thanh toán vốn ứng trước.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải, việc xác định danh mục các dự án đầu tư công theo thứ tự ưu tiên còn nhiều vướng mắc.
Tỷ lệ giải ngân trong năm 2016, 2017 thấp, nhất là nguồn trái phiếu Chính phủ. Nhiều chương trình mục tiêu dự kiến phải kéo dài thời gian thực hiện sang giai đoạn sau, tỷ lệ giao vốn các chương trình mục tiêu thấp.
Việc xây dựng kế hoạch, danh mục đối với nguồn vốn ODA trong một số trường hợp chưa bảo đảm tính chính xác, nhiều dự án chưa được bố trí đủ nguồn vốn đối ứng, chưa bao quát được hết các hiệp định đã ký kết, chưa tổng hợp đầy đủ số dự án, chưa tính toán, cân đối hợp lý giữa nhu cầu vay và khả năng trả nợ, dẫn đến vượt mức trần 300.000 tỷ đồng vốn ODA.
Một số dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội bố trí vốn nhưng tiến độ triển khai chậm, một số công trình phải điều chỉnh tổng mức đầu tư quá lớn, ảnh hưởng đến cân đối nguồn lực, hiệu quả đầu tư vốn.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị việc phân bổ nguồn lực dự phòng phải đảm bảo các nguyên tắc: Cân đối được nguồn lực toàn giai đoạn, tuyệt đối không để vượt trần 2.000.000 tỷ đồng, giữ vững bội chi, an toàn nợ công.Đồng thời, phải tuân thủ đúng Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 về nguyên tắc, điều kiện, tiêu chí, thứ tự ưu tiên trong phân bổ, theo đó ưu tiên cho thanh toán dứt điểm nợ xây dựng cơ bản phát sinh trước 31/12/2014.
Ngoài ra, tập trung cho các công trình đang thực hiện dở dang, thiếu vốn nhằm hoàn thành dứt điểm, đưa vào sử dụng, tránh kéo dài thời gian thực hiện, gây lãng phí; cân đối cho các dự án ODA đã ký kết được hưởng lãi suất ưu đãi; cần ưu tiên cho những dự án thực sự cấp bách, phải khắc phục được tính dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt tại những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn…
Cũng tại phiên họp chiều 15/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nghe Báo cáo về điều chỉnh kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2018./. Xem thêm:>>Khai mạc Phiên họp thứ 28 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
>>Ngày 15/10, khai mạc Phiên họp thứ 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
20:10' - 20/09/2018
Chiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc Phiên họp thứ 27, kết thúc 9 ngày làm việc với nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XIV sẽ diễn ra vào tháng 10 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội băn khoăn về quy hoạch xây dựng tỉnh
19:49' - 19/09/2018
Theo chương trình làm việc tại phiên họp thứ 27, chiều 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hành chính công
13:08' - 11/09/2018
Phiên họp thứ 27 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã đề nghị Quốc hội rút dự án Luật Hành chính công khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
18:41' - 13/08/2018
Chiều 13/8, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình làm việc của Phiên họp thứ 26.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Tô Lâm trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
09:19' - 13/08/2018
Ngày 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.