Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công
Các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết sửa đổi Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Luật trong thời gian qua.
Đồng thời thể chế hóa Điều 53 Hiến pháp năm 2013 về tài sản công, tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, bảo đảm quản lý chặt chẽ tài sản công, góp phần khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Các ý kiến trong Thường vụ Quốc hội đều nhìn nhận đây là dự án luật khó, ban soạn thảo đã phải rà soát tới 49 luật và nhiều văn bản dưới luật, phải thẩm tra rất kỹ càng. Phạm vi điều chỉnh của luật không chỉ là vấn đề quản lý, sử dụng tài sản công mà điều chỉnh cả quyền, nghĩa vụ của các cơ quan quản lý, sử dụng tài sản công.Đây là vấn đề quá lớn, đối tượng rộng. Một số ý kiến cho rằng, việc đổi tên từ Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi) thành Luật quản lý, tài sản công là hợp lý, bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật dân sự 2015.
*Phân loại tài sản công – không nên cầu toàn
Song, đại biểu cũng cho rằng, bên cạnh những quy định mới tiến bộ, Dự thảo còn lúng túng trong việc xác định khái niệm về tài sản công, một số yêu cầu về quản lý và sử dụng chưa được đề cập đầy đủ.
Dự thảo luật chỉ mang tính liệt kê một số loại tài sản mà không đưa ra được định nghĩa chung nhất về các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Việc liệt kê các loại tài sản và cơ quan quản lý, sử dụng tài sản dẫn đến không đủ tính bao quát, không phù hợp với xu thế phát triển, vận động và thay đổi của nền kinh tế.
Nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu để định nghĩa lại về tài sản công mang tính bao quát và quy định ngay các nhóm loại tài sản trong phần khái niệm để phù hợp với Hiến pháp và đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định, đối với tài sản chưa có luật chuyên ngành điều chỉnh thì điều chỉnh tại luật này. Luật điều chỉnh những điều chung nhất, có tính nguyên tắc, mang tính tổng quát, các quy định cụ thể không mâu thuẫn với các luật chuyên ngành.
Cả tài sản hữu hình và vô hình đều phải được đưa vào quản lý. Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải nêu quan điểm quy định chi tiết sẽ là thiếu và khó, nên loại trừ những gì không thuộc tài sản công.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, mục tiêu đặt ra của Luật là sử dụng tài sản công, tài sản nhà nước hiệu quả, tiết kiệm khắc phục yếu kém, bất cập lâu nay, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng trong quản lý, sử dụng tài sản công. Hiện nay vẫn còn những lúng túng về phạm vi điều chỉnh của luật.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội , theo Hiến pháp, tài sản công phạm vi rất rộng, nếu bao gồm cả tài sản vô hình, hữu hình, tài sản trí tuệ sẽ động đến nhiều luật chuyên ngành, đưa hết vào sẽ rất lớn, mất thời gian, công phu và không thể thực hiện được.
Theo Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, nếu nghiên cứu xây dựng thành một Bộ luật sẽ bao trùm tất cả các loại tài sản tài chính và tài sản công, có hành lang pháp lý tập trung và tính đồng bộ cao hơn nhưng như vậy phải nghiên cứu kỹ hơn và kết cấu lại.
Trong phạm vi của một dự luật, không thể "quét" hết các loại tài sản, do đó Luật quản lý, tài sản nhà nước sửa đổi vẫn mang tính chất là một luật khung, còn nhiều nội dung giao Chính phủ quy định.
*Quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công
Quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản công là vấn đề nhiều đại biểu quan tâm thảo luận. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đưa ra câu chuyện dư luận quan tâm về quản lý xe công và nhà công vụ.
“Chính sách có rồi nhưng sao chúng ta vẫn chưa quản lý tốt nhà công vụ, xe công?” – bà Nga đặt câu hỏi và đề nghị Chính phủ tổng hợp ý kiến đầy đủ từ các cơ quan, đơn vị có quản lý sử dụng tài sản công để mang tính phổ quát, phản ánh đúng tình hình thực tế.
Theo bà Lê Thị Nga, tính đến thời điểm ngày 31/7, khối cơ quan nhà nước đang sử dụng 16.653 xe ô tô công. Tình hình quản lý sử dụng xe công sai mục đích đã giảm nhiều nhưng số lượng xe công vẫn còn lớn; tình trạng sử dụng xe quá niên hạn và sai mục đích vẫn còn. Còn tình trạng nói không cho mua xe mới nhưng chi phí sửa chữa hàng năm cho xe cũ lại rất lớn – bà Nga cho hay, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra chi phí này.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng cho biết, xu hướng các nước là khoán xe công nhưng ở Việt Nam chưa có sự đổi mới mạnh mẽ trong khi dư luận rất quan tâm. Điều 33 có nói khoán kinh phí sử dụng tài sản công ở cơ quan nhà nước nhưng mới chỉ là quy định chung, xác định mức khoán là do Bộ Tài chính quy định
Cũng đề cập đến việc sử dụng xe công, đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa nói đến sửa chữa tài sản, việc chi trả cho sửa chữa so với mua sắm mới thế nào và tiêu chuẩn định mức ra sao?
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhìn nhận, tài sản công không phát huy được hiệu quả kinh tế, đó là lãng phí. Luật đưa ra được nguyên tắc quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực từ tài sản công, căn cứ xác định tiêu chuẩn định mức là cần thiết.
Luật cần đưa vào cơ chế, chế định kiểm tra, thanh tra giám sát để bảo đảm sử dụng hiệu quả tài sản công, bổ sung thêm trách nhiệm của Quốc hội, của các cơ quan được giao tài sản công trong quản lý, sử dụng tài sản công.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng bày tỏ băn khoăn về mối quan hệ của luật này với các luật chuyên ngành đã ban hành, bởi Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước liên quan đến nhiều luật chuyên ngành trong quản lý, sử dụng các loại tài sản như đất đai, khoáng sản./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Quản lý chặt chẽ tài sản công bằng pháp luật
16:35' - 15/09/2016
Cần sử dụng tài sản công nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả bằng pháp luật; quy định những nguyên tắc chung nhất trong quản lý, sử dụng tài sản công…
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc Phiên họp thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
16:59' - 12/09/2016
Phiên họp thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV với nhiều nội dung quan trọng nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Phiên họp thứ ba Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 12/9, bắt đầu phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV
13:34' - 08/09/2016
Diễn ra đến ngày 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian cho công tác xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Hạn chế trong khai thác nguồn lực từ tài sản công
16:11' - 29/07/2016
Việt Nam hiện chưa có một cơ sở dữ liệu thống nhất, đầy đủ và cập nhật về tài sản công, với tư cách là một nguồn lực quan trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
08:36'
Sáng 17/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường, trong đó có việc thảo luận về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài cuối: Từ cam kết tới hành động
08:34'
Xuất khẩu xanh đang trở thành động lực mới cho thương mại toàn cầu khi nhiều nền kinh tế lớn đẩy mạnh chiến lược giảm phát thải và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 3: Áp lực cho chuỗi giá trị
08:24'
Các thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… đang chuyển hướng mạnh mẽ sang tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất theo hướng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 2: Lựa chọn sống còn để tiến xa hơn
08:10'
Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp dệt may, da giày đã chia sẻ về mô hình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, các bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp có bước tiến xa hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu xanh - Bài 1: Bắt nhịp "cuộc chơi" toàn cầu
08:08'
Thông tấn xã Việt Nam thực hiện 4 bài viết về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số với những bài học thực tế và những giải pháp để các nhà xuất khẩu của Việt Nam tiến xa hơn trong "cuộc chơi" toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.