Vai trò của lao động nữ đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu (Phần 2)

06:30' - 28/03/2019
BNEWS Đầu tư vào cơ sở hạ tầng chăm sóc cũng cần được xem là một phần của chương trình nghị sự liên quan đến sự tham gia của người phụ nữ vào lực lượng lao động.
Dịch vụ xã hội giúp người phụ nữ dung hòa giữa công việc và trách nhiệm gia đình. Ảnh: TTXVN

Nhiều chính phủ hiện nay đã quan tâm hơn tới việc cung cấp các dịch vụ xã hội, để giúp các hộ gia đình dung hòa giữa công việc và trách nhiệm chăm sóc. Phần lớn báo cáo chi tiêu công của chính phủ các nước Đông Nam Á đều thể hiện một khoản chi phí thấp dành cho cơ sở hạ tầng chăm sóc thiết yếu như chăm sóc trẻ em, dịch vụ chăm sóc người già, trợ cấp người cao tuổi hoặc người tàn tật và nghỉ thai sản.

Tuy các quốc gia đã tăng cường sự chú ý nhưng chi tiêu công tại Indonesia, Philippines và Việt Nam dành cho lĩnh vực chăm sóc vẫn ít hơn mức trung bình của khu vực. Theo tính toán gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ngay cả các nước thu nhập thấp cũng có thể chi trả chi phí bảo trợ xã hội cho các công dân dễ bị tổn thương nhất.

Việc cung cấp cơ sở hạ tầng dịch vụ không đầy đủ của chính phủ khiến hàng triệu hộ gia đình trên khắp Đông Nam Á phụ thuộc vào lực lượng lao động nữ, bị trả lương thấp và không kiểm soát được. Tính chất không kiểm soát được của các công việc này khiến rất nhiều nhân viên chăm sóc dễ bị lợi dụng hoặc lạm dụng.

Bên cạnh đó, thời gian làm việc kéo dài cũng khiến những người phụ nữ, làm các công việc chăm sóc, gặp khó khăn trong việc quan tâm chính bản thân họ. Hợp thức hóa các công việc chăm sóc, đối với cả những người làm chính thức và không chính thức, sẽ là cần thiết để đảm bảo rằng mọi phụ nữ đều có khả năng điều hòa giữa công việc và nhiệm vụ chăm sóc của họ.

Trong khi đó, đầu tư vào cơ sở hạ tầng chăm sóc cũng cần được xem là một phần của chương trình nghị sự liên quan đến sự tham gia của lực lượng lao động. Những nỗ lực chính thức để cải thiện việc trao quyền kinh tế và an ninh cho phụ nữ đòi hỏi các công việc chăm sóc không được trả lương phải được công nhận, giảm tải và phân phối lại. Nó có nghĩa là chính phủ phải chi tiêu nhiều hơn cho hạ tầng cơ sở chăm sóc thiết yếu. 

Đây có thể là thách thức đối với các quốc gia nhỏ và thu nhập thấp tại Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự thất bại trong việc xây dựng bình đẳng giới và hạ tầng chăm sóc công cộng sẽ làm dấy lên sự đấu tranh đòi quyền lợi gia tăng lực lượng nữ giới tham gia thị trường lao động trên toàn cầu.

Cơ sở hạ tầng chăm sóc bao gồm các chính sách làm việc được luật hóa, cho phép chăm sóc gia đình và cộng đồng, các dịch vụ chăm sóc chính thức được tài trợ công khai và việc làm được trả lương tương xứng cho lực lượng chăm sóc.

Mặc dù, công việc chăm sóc là điều thiết yếu cho phương trình bình đẳng giới, nhưng nó hiếm khi được đưa vào các tiêu chuẩn cần thiết được quy định để tăng sự tham gia của nữ giới trong nền kinh tế. Một phần là do lực lượng nữ giới làm các công việc chăm sóc trong gia đình không trả lương, không được tính vào GDP, khiến công việc này trở thành “vô hình” đối với các nhà hoạch định chính sách. 

Nhưng những lợi ích đáng kể đối với sự thịnh vượng và hạnh phúc quốc gia thường gắn liền với sự gia tăng lực lượng phụ nữ tham gia vào nền kinh tế, đã khiến vấn đề này trở nên cấp bách hơn.

Việc thiết kế các chính sách công và việc làm nhằm thúc đẩy sự công nhận và phân phối lại công việc chăm sóc giữa nam và nữ là cần thiết để đảm bảo công bằng giới trong công việc và gia đình. Nếu nữ giới đảm nhận vị trí xứng đáng trong lĩnh vực việc làm của địa phương, nam giới sẽ phải đảm nhiệm thêm các công việc chăm sóc. 

Tạo sự hiểu biết toàn cầu về vai trò chăm sóc có thể và nên được chia sẻ giữa nam và nữ sẽ đóng vai trò là bước tiến đầu tiên tạo công bằng hơn nữa giữa lực lượng lao động nam và nữ trong lĩnh vực việc làm và chăm sóc./.     

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục