Vai trò của Nga trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Phần 1)
Đồng thời, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng tham dự Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Papua New Guinea.
Liên quan đến vấn đề này, báo Độc lập (Nga) số ra mới đây đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Georgi Toloraia, Giám đốc Trung tâm chiến lược Nga (thuộc Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga), nội dung như sau:
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang diễn ra sự thay đổi mô hình chính trị. Vào những năm 1990, sau Chiến tranh Lạnh, tưởng như châu Á có thể đi theo con đường đồng thuận trong giải quyết các vấn đề, chấm dứt xung đột, và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu nhắm đến vai trò trung tâm trong duy trì nền an ninh châu lục.
Nước Nga lúc đó cũng đặt hy vọng vào việc tham gia các cơ cấu quốc tế: năm 1996, Nga tham gia ASEAN với tư cách là đối tác đối thoại. Năm 2010, Nga được mời tham dự EAS. Tuy nhiên, sự hiện diện của Nga tại các cơ cấu này phần nhiều vẫn chỉ mang tính hình thức.
Tình hình thay đổi sau năm 2014 với chính sách xoay trục sang phía Đông của Nga, khi nhiệm vụ đặt ra cho Moskva không chỉ là phát triển quan hệ song phương (trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy) mà còn phát triển quan hệ với các tổ chức hợp tác đa phương.
Tưởng như triển vọng nhất, hữu ích nhất đối với Nga là định dạng APEC - thực tế là dự án của Mỹ, bao gồm nhiều nước và nền kinh tế khác nhau - từ Đông Á, Nam Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và thậm chí cả vùng bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ Latinh. Nỗ lực xây dựng nên những quy tắc thống nhất trong quan hệ kinh tế ở đây có lẽ mang ý nghĩa quan trọng.
Tuy nhiên, việc Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra ở Papua New Guinea mới đây không ra được tuyên bố chung do mâu thuẫn Mỹ-Trung đã đặt dấu chấm hết cho câu hỏi liệu APEC có thể trở thành diễn đàn đối thoại chính trị trung tâm được hay không, hay chỉ còn là một kênh thảo luận những vấn đề thuần túy kinh tế và thương mại.
Vấn đề ở đây là nước Nga có gì để đưa ra với các nước Đông Nam Á? Cho đến nay, có sáng kiến từ phía Nga về ký thỏa thuận quan hệ đối tác toàn diện, bao hàm và không chia tách trong lĩnh vực an ninh ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nga muốn chính thức hóa quan hệ trong khuôn khổ "Đối tác lớn Á-Âu" giữa Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) và ASEAN. Tuy nhiên, cả hai sáng kiến đều không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các đối tác châu Á. Sáng kiến về an ninh tập thể được coi là trừu tượng trong bối cảnh quan hệ đối đầu Mỹ-Trung, còn cơ hội ký thỏa thuận về thương mại tự do thì không được giới chuyên gia đánh giá cao.
Thế nhưng, đó không phải là điều khiến châu Á lo ngại. Châu Á lo ngại về cuộc đụng độ giữa hai trung tâm sức mạnh theo hai quan niệm đối đầu: phía Trung Quốc là “Vành đai và Con đường”, phía Mỹ là “Đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Bản thân thuật ngữ “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” đã xuất hiện trong đề nghị của New Delhi và Tokyo khoảng 10 năm trước, và bây giờ mới được Washington sử dụng nhiều để mong muốn thành lập một kiểu liên minh của các nền dân chủ gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và đặc biệt là Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Trong khi đó, Nga hiện có nguy cơ bị cô lập vì ngay cả Trung Quốc cũng muốn tìm mảnh đất cho riêng mình để hội nhập vào quan điểm “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và tránh cuộc xung đột giữa các cường quốc lục địa và cường quốc biển nảy sinh từ sự đụng độ giữa “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” và “Vành đai và Con đường”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga
07:01' - 23/12/2018
Quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Liên bang Nga trong những năm qua có bước phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trở thành tài sản vô giá đối với cả hai dân tộc, hai đất nước.
-
Kinh tế Thế giới
EU gia hạn trừng phạt kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng
08:13' - 22/12/2018
Hội đồng châu Âu ngày 21/12 tuyên bố đã quyết định gia hạn các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống V. Putin: Nga sẽ có bước đột phá về kinh tế
20:13' - 20/12/2018
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh nước Nga cần có bước đột phá hơn nữa trong phát triển kinh tế cũng như nhảy vọt trong lĩnh vực công nghệ để đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga thích nghi trừng phạt, phương Tây tự đánh mất thị trường
18:53' - 20/12/2018
Theo nhà lãnh đạo Nga, các biện pháp trừng phạt không logic, đó đơn giản là biện pháp bổ sung nhằm kiềm chế nước Nga, nhưng nền kinh tế Nga đã thích nghi với mọi biện pháp trừng phạt.
-
Kinh tế Thế giới
Giải mã hiện tượng kinh tế Nga giữa các “vòng vây” trừng phạt (Phần 2)
06:30' - 14/12/2018
Sự khôn ngoan của điện Kremlin còn được thể hiện ở cách biến “bại thành thắng” trong mối tương quan kinh tế - chính trị.
-
Kinh tế Thế giới
Giải mã hiện tượng kinh tế Nga giữa các “vòng vây” trừng phạt (Phần 1)
06:30' - 13/12/2018
Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ cùng các nước châu Âu luôn căng thẳng. Một loạt những sự kiện địa chính trị xảy ra đã khiến Nga trở thành nơi đón nhận hàng loạt các lệnh trừng phạt và cấm vận kinh tế.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.