Giải mã hiện tượng kinh tế Nga giữa các “vòng vây” trừng phạt (Phần 1)
Tuy nhiên, có một sự thật là dù đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng kinh tế Nga không "gục ngã". Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng, so với các quốc gia khác khốn khổ vì cấm vận của Mỹ như Iran, Cuba, Myanmar và CHDCND Triều Tiên, Nga có vai trò lớn hơn rất nhiều trong thương mại toàn cầu.
Điều này khiến việc áp đặt các lệnh trừng phạt và cô lập kinh tế lên Nga có nhiều nguy cơ tạo ra những tác động tiêu cực lan rộng, khiến nhiều “anh lớn” phải thận trọng mỗi khi quyết định sẽ trừng phạt nước này.
* Quá lớn để sụp đổ
Richard Sawaya, một chuyên gia thuộc Hội đồng Ngoại thương Quốc gia Mỹ nhận định Nga là một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới, với sự hội nhập sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, đây còn là quốc gia xuất khẩu khí đốt, dầu và lúa mì hàng đầu thế giới, đồng thời là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với mạng lưới ngân hàng trải rộng trên khắp châu Âu và Mỹ.
Nga đã trở nên “miễn nhiễm” trước các lệnh trừng phạt nhờ vào sức mạnh nội tại của nền kinh tế. Các chính sách tiền tệ thông suốt đã được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chấp thuận, cộng với việc giá dầu gia tăng trong thời gian gần đây đã giúp dự trữ ngoại hối của Moskva phục hồi đáng kể từ sau lần sụt giảm vào năm 2014 và hiện đạt ngưỡng gần 500 tỷ USD (tương đương 1/3 GDP của nước này).
Mặc dù các chính trị gia phương Tây hay nói về sự sụt giảm giá trị của đồng rouble một cách hả hê, song ít ai biết được rằng việc đồng tiền này giảm 25% trong năm nay thực sự là một “phước lành” đối với ngân sách nhà nước của Nga. May mắn thay cho Tổng thống Vladimir Putin, giữa bối cảnh các lệnh trừng phạt và cô lập kinh tế, dòng USD chảy vào nước Nga vẫn được duy trì bởi hoạt động xuất khẩu năng lượng ổn định và các dự án xã hội.
Trên thực tế, cũng bởi sức ảnh hưởng quá lớn nên đôi khi các lệnh trừng phạt kinh tế đáng lẽ chỉ nhằm vào Nga lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các quốc gia khác. Lấy ví dụ như việc Mỹ chính thức áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tỷ phú nhôm của Nga là Oleg Deripaska và công ty sản xuất nhôm Rusal do ông điều hành.
Sau khi lệnh trừng phạt được công bố, các khách hàng phương Tây ngay lập tức ngừng mua nhôm từ những công ty này khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Khối tài sản của tỷ phú Deripaska ngay lập tức giảm từ 6,7 tỷ USD xuống còn 3,4 tỷ USD chỉ trong chớp mắt, theo ước tính của Forbes.
Tuy nhiên, tác động của các biện pháp trừng phạt này cũng không chỉ giới hạn trong nội bộ nước Nga. Sự ngừng chơi của Nga khiến giá nhôm toàn cầu tăng vọt, gây ảnh hưởng đến các công ty Âu-Mỹ phải sử dụng kim loại này trong quá trình sản xuất.
Kết quả là sau khi đón nhận làn sóng phản đối kịch liệt từ các nhà sản xuất và Chính phủ nước ngoài, Washington đã chịu làm dịu lập trường của mình và cho các công ty nhiều thời gian hơn để chấm dứt giao dịch với nhà sản xuất nhôm Rusal, đồng thời đưa ra đề nghị sẽ dỡ bỏ lệnh trừng phạt cho Rusal; nếu Deripaska nhượng lại quyền kiểm soát đối với công ty này.
Trong khi đó, nợ công của Nga cũng được quản lý một cách chặt chẽ khi chỉ chiếm 17% GDP của đất nước (tính đến năm 2017), tương đương khoảng 50% các khoản dự trữ. Trong khi một số người ủng hộ các lệnh trừng phạt muốn thắt chặt việc phát hành nợ mới, Chính phủ thường có ít mong muốn hoặc nhu cầu huy động tiền bởi các ngân hàng của họ luôn “no đủ” với những khoản doanh thu từ dầu mỏ.
Sự thống trị không ngừng của nhà nước đối với nền kinh tế đã cung cấp cho điện Kremlin nhiều sức mạnh. Có ít nhất 80% nền kinh tế Nga hoặc thuộc về nhà nước hoặc chịu kiểm soát bởi một nhóm người tinh hoa trong giới chính trị. Khoảng 38% lực lượng lao động là lao động nhà nước.
Điều này có nghĩa là phần lớn hoạt động kinh tế của người Nga không phụ thuộc vào thăng trầm của thị trường mà phụ thuộc vào sự sẵn lòng của Chính phủ khi phân phối lại một phần doanh thu từ xuất khẩu năng lượng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga vượt Anh trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới
09:06' - 10/12/2018
Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 10/12 công bố báo cáo cho biết Nga đã vượt Anh để trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chỉ trích vụ bắt giữ lãnh đạo Huawei
20:19' - 07/12/2018
Theo Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, vụ bắt giữ lãnh đạo Huawei phản ánh chính sách "nước lớn" của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẽ đầu tư 6 tỉ USD vào lĩnh vực dầu khí và khai khoáng tại Venezuela
07:47' - 07/12/2018
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thông báo đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc tiếp nhận khoản đầu tư trị giá 6 tỷ USD vào các lĩnh vực dầu mỏ và khai khoáng.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC và Nga mâu thuẫn về việc giảm sản lượng dầu
20:50' - 04/12/2018
Cuộc họp sắp tới của OPEC diễn ra trong một tình thế không thuận lợi và sự phản đối của Nga sẽ là yếu tố chủ chốt trong việc đạt được một thỏa thuận vể cắt giảm sản lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Kremlin hối thúc tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ
09:31' - 03/12/2018
Cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Mỹ có thể diễn ra trước Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi lớn nhất thế giới (G20) sắp tới tại Nhật Bản vào tháng 6/2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.