Vận chuyển hàng hóa quốc tế tiếp tục chậm trễ trong năm 2022
Các chuyên gia về chuỗi cung ứng kỹ thuật số của công ty công nghệ hậu cần Project44 cho biết, thời gian chậm trễ trung bình đối với việc vận chuyển từ Trung Quốc đến châu Âu tăng lên 6 ngày vào tháng 12/2021. Thời gian chậm trễ trên các tuyến đường từ Trung Quốc đến bờ biển phía Tây của Mỹ cũng đang tăng đều đặn kể từ tháng Mười.
Tắc nghẽn ở các cảng và chậm trễ trong sản xuất làm gián đoạn lịch trình trong nhiều tháng. Project44 cho biết: “Sự chậm trễ có vẻ như sẽ duy trì trong năm 2022 vì các đợt bùng phát COVID-19 vẫn tiếp tục diễn ra ở khắp chuỗi cung ứng và người tiêu dùng duy trì tốc độ mua sắm đều đặn”.Báo cáo của Project44 nói rằng đại dịch COVID-19 tiếp tục có tác động lớn đến thương mại toàn cầu, vì chi phí vận chuyển tăng cao, sự chậm trễ trở thành thông lệ và các container vận chuyển trống rỗng trên toàn thế giới đang ở sai vị trí. Điều đó có nghĩa là số lượng các chuyến xuất cảng trống không - khi các tàu chở container hủy tuyến hoặc bỏ qua các cảng theo lịch trình bình thường của họ - ngày càng tăng.Josh Brazil, Phó Chủ tịch phụ trách dữ liệu chuỗi cung ứng tại Project44, nói rằng: “Các chuyến xuất cảng trống rỗng sẽ tiếp tục trong năm 2022, khi các cảng giảm số lượng hàng tồn đọng và chi tiêu của người tiêu dùng vẫn ở mức cao”.Các tàu cũng đang phải chờ đợi lâu hơn dự kiến tại cảng để bốc dỡ hàng. Ví dụ, vào lúc 08:00 giờ GMT ngày 25/1, theo công ty dữ liệu Lloyd's List Intelligence, có 82 tàu chở container neo đậu tại cảng Thượng Hải và Ninh Ba của Trung Quốc, đang chờ bốc hàng lên tàu. Xa hơn về phía Nam, gần Diêm Điền và Hong Kong (Trung Quốc), 61 tàu khác đang đợi sẵn.Ở bên kia Thái Bình Dương, bên ngoài các cảng Long Beach và Los Angeles (Mỹ), 68 tàu đang chờ dỡ hàng. Và ở châu Âu, có 19 tàu ở ngoài khơi Rotterdam và Antwerp. Vào một số thời điểm nhất định trong năm ngoái, các con số này còn cao hơn, đặc biệt là ở Mỹ, và tình trạng căng thẳng về chuỗi cung ứng vẫn còn nghiêm trọng.Các cảng trên khắp thế giới đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ. Ví dụ, Rotterdam đã xử lý số lượng container kỷ lục vào tháng 12/2021 và một số cảng đã chuyển sang chế độ làm việc 24/7 để cố gắng đáp ứng kịp nhu cầu.Chính sách “Không COVID-19” (Zero COVID) của Trung Quốc khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn. Sự gián đoạn được dự báo sẽ duy trì trong tương lai gần. Michelle Wiese Bockmann, biên tập viên về thị trường tại Lloyd's List nói: “Hầu hết sự chậm trễ trong cập cảng và bốc dỡ hàng ở Trung Quốc là kết quả của các hạn chế trên bộ do các nhà chức trách cảng đưa ra tại các cảng xuất khẩu chính. Chính sách 'Không COVID-19' đã dẫn đến việc hạn chế công nhân làm việc tại cảng, với chỉ một nửa số công nhân làm việc cùng một lúc và bị giữ lại ở cảng, trong khi những người khác nghỉ việc”.Lý do các nhà chức trách cảng làm điều này là bởi, nếu có bất kỳ ca lây nhiễm nào xuất hiện ở các bến cảng, cảng sẽ bị đóng cửa và gây ra sự chậm trễ hơn nữa. Tuy nhiên, năng lực xếp dỡ hàng thấp hơn đồng nghĩa với việc thời gian tàu phải chờ ở bến cảng lâu hơn.Những người hưởng lợi chính từ cú sốc này là các hãng tàu, vốn đang kiếm được lợi nhuận lớn từ nhu cầu khổng lồ, trong bối cảnh các khách hàng phải cạnh tranh khốc liệt để giành được một container trên tàu.Chi phí vận chuyển một container từ châu Á đến châu Âu hoặc Mỹ đã tăng vọt và công ty tư vấn hàng hải Drewry ước tính rằng ngành công nghiệp vận tải biển đã đạt lợi nhuận kỷ lục 190 tỷ USD trong năm 2021. Drewry nói rằng kỷ lục đó có thể bị phá vỡ vào năm 2022, và tác động dây chuyền là khá rõ ràng - chi phí vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới tăng cao đang thúc đẩy lạm phát gia tăng lên tất cả các nền kinh tế./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Liệu gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu có dấu hiệu kết thúc?
06:30' - 18/01/2022
Sự chậm chễ trong việc vận chuyển trang phục ma cà rồng và phù thủy cho dịp Halloween năm ngoái là ví dụ hoàn hảo nhất phản ánh tình trạng hỗn loạn vận tải đường biển trong 18 tháng qua.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách zero-Covid của Trung Quốc khiến chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn kéo dài
16:02' - 17/01/2022
Theo nhà kinh tế Katrina Ell của Moody’s Analytics, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đang tiếp tục chủ yếu do chính sách zero-Covid của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn biến dịch tại Trung Quốc gây bất ổn cho chuỗi cung ứng toàn cầu
14:56' - 12/01/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, việc Trung Quốc xuất hiện nhiều ca nhiễm biến thể Omicron dẫn đến sự bất ổn của chuỗi cung ứng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.