Vấn đề Brexit: Con đường chông gai phía trước của Chính phủ Anh (Phần 1)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Theresa May và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Hội nghị thượng đỉnh EU và Tây Balkans ở Sofia (Bulgaria). Ảnh: AFP/ TTXVN
Cựu Thủ tướng David Cameron từ chức do bị chỉ trích về sự thất bại trong cuộc trưng cầu ý dân về Brexit mà bà Theresa May cũng phải lao tâm tổn sức để thực hiện cam kết sau khi nước Anh rời khỏi EU.
Từ khi Chính phủ Anh thông qua trưng cầu ý dân quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, vào mùa Hè năm 2016 đến nay, sự kiện này đã gây nhiều xôn xao trên trường quốc tế, cũng như nhiều tranh cãi trong EU, và trở thành sự kiện chính trị gây chấn động nhất của châu Âu trong những năm gần đây.
Mặc dù Brexit chỉ phản ánh nguyện vọng của khoảng một nửa số cử tri Anh, nhưng nó đã “bắt cóc” ý kiến của một nửa số cử tri Anh phản đối Brexit theo hình thức dân chủ đa số đơn giản.
Brexit chỉ là một quyết định, còn làm thế nào rời bỏ EU, đạt được hiệu quả và mục đích ra sao thì còn phụ thuộc vào các cuộc đàm phán Brexit. Xét theo ý nghĩa này, rút khỏi châu Âu khó khăn hơn nhiều so với việc thoát khỏi châu Âu.
Nước Anh có khả năng đạt được mục đích ban đầu hay không và có thể tối đa hóa lợi ích quốc gia trên mức độ ra sao là những vấn đề gai góc mà bà May phải đối mặt. Kể từ khi chính quyền Theresa May chính thức khởi động cánh cửa đàm phán rời khỏi EU vào tháng 3/2017, tiến trình Brexit đã không còn đường về.
Giai đoạn đầu của cuộc đàm phán kéo dài trong vòng 1 năm, 3 câu hỏi lớn cơ bản đã có lời giải: Chính phủ Anh nhất trí trả EU “phí chia tay” 100 tỷ euro, quyền lợi của công dân EU sinh sống ở Anh, đảm bảo biên giới giữa Bắc Ireland và Ireland “sẽ không bị kiểm soát”.
Đổi lại, EU đồng ý kết thúc giai đoạn đàm phán đầu tiên vào tháng 2/2018, trao cho Anh thời kỳ chuyển tiếp kéo dài 21 tháng (từ cuối tháng 3/2019-12/2020).
Nếu giai đoạn đầu chủ yếu là các câu hỏi mang tính nguyên tắc, thì giai đoạn hai của cuộc đàm phán chủ yếu liên quan tới các vấn đề thực chất hơn như khuôn khổ của thỏa thuận thương mại tự do Anh-EU và liên minh hải quan.
Sức ép cứng rắn từ bên ngoài
Theo bài viết trên tạp chí Tri thức thế giới (Trung Quốc), sở dĩ sự kiện Brexit gây nên cơn địa chấn chính trị ở châu Âu là vì nhiều lý do.Trước hết, Anh là một “nước lớn vượt trội” trong EU, chiếm 17,2% tổng GDP của EU vào năm 2015. Thứ hai, Anh là trung tâm tài chính của châu Âu, quản lý hầu hết các quỹ đầu tư và quỹ đầu tư vốn tư nhân của châu Âu, tham gia vào 35% đầu tư mạo hiểm của EU.
Sau khi Anh rời khỏi EU, ngân sách hàng năm của EU sẽ thiếu hụt từ 2-3 tỷ euro. Hơn nữa, Anh còn là một nước lớn quân sự và là một trong 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tiến trình xây dựng an ninh và quốc phòng ở châu Âu không thể tách rời nước Anh. Ngoài ra, Anh còn có năng lực mạnh mẽ trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới.Chính vì tầm quan trọng của Anh nên việc nước này chọn rời đi đã khiến EU vô cùng tức giận. EU không phải là liên minh siêu quốc gia, song khối này có quyền lực tương tự một số quốc gia nào đó trong lĩnh vực ngoại giao, tư pháp, đồng thời còn có thể làm giảm dòng chảy tự do trong việc kiểm soát biên giới, vốn, hàng hóa và nhân sự giữa các nước thành viên. Thành tựu nhất thể hóa từng khiến EU cảm thấy tự hào đang mất dần đi khi tiến trình Brexit đang diễn ra.Một chuyên gia của tờ The Economist cho biết 7 trong số các nước thành viên EU mà dẫn đầu là Đức và Pháp thuộc “phe không khoan nhượng”, chủ trương trừng phạt nghiêm đối với Anh; 12 quốc gia đại diện là Italy, Tây Ban Nha thuộc “phe cứng rắn” chủ trương Anh đã rời khỏi EU thì không nên quay trở lại, chỉ có 8 quốc gia nhỏ như Ireland và Thụy Điển... thuộc “phe ôn hòa” chủ trương “cứ dần dần bàn bạc với Anh”. Tổng cộng có trên 2/3 quốc gia thành viên giữ lập trường cứng rắn với tiến trình Brexit.Các quan chức EU nhiều lần nhấn mạnh: một là Anh phải trả giá đắt cho việc rút khỏi EU; hai là mọi quy tắc thương mại trong tương lai đều phải làm cho các nước thành viên được hưởng ưu đãi hơn so với nước đã rút khỏi tổ chức; ba là không nên mơ mộng rằng “chỉ cần tuân thủ các quy tắc có lợi cho mình”.Sở dĩ EU giữ lập trường cứng rắn, một là do lo ngại Anh rời khỏi EU dẫn tới chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa ly khai của phe cực hữu châu Âu lan rộng (trên thực tế đã nảy sinh hiệu ứng tương tự); hai là lo ngại việc Anh rời khỏi EU dẫn tới hiệu ứng domino trong các nước thành viên EU; ba là xem xét tầm quan trọng của Anh trong EU và những tổn hại của Brexit đối với tiến trình hội nhập châu Âu, phải khiến Anh trả một mức giá đắt đỏ.
Dựa trên những tính toán này, EU luôn giữ lập trường cứng rắn trong các cuộc đàm phán với Anh. Các quan chức cấp cao của EU cho biết nếu Anh rời khỏi liên minh hải quan và thị trường chung thì sẽ phải đối mặt với rào cản thương mại không thể tránh khỏi, đồng ý cho phép Anh ở lại thị trường chung châu Âu và liên minh hải quan trong thời kỳ chuyển tiếp đã là một “ân sủng”, người Anh không nên mặc cả.Tất nhiên, EU cũng biết rõ hậu quả của việc cả hai cùng tổn thất nếu làm Anh tức giận, nên đã cố ý dành cho Anh nhiều sự nhượng bộ hơn trong 21 tháng giai đoạn chuyển tiếp, song nhấn mạnh rằng Anh cần chấp nhận sự quản lý giám sát của EU trong giai đoạn chuyển tiếp, nhưng không được tham gia các quyết sách của EU./.- Từ khóa :
- brexit
- vương quốc anh
- thủ tướng theresa may
- anh rời eu
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đại diện các doanh nghiệp thúc giục tiến triển trong đàm phán Brexit
21:52' - 27/06/2018
Các tập đoàn và doanh nghiệp lớn như Siemens, Airbus hay BMW đều bày tỏ mối lo ngại về kịch bản một Brexit “không thỏa thuận” sẽ tác động tiêu cực đến những lợi ích kinh tế của họ.
-
Kinh tế Thế giới
Anh: Đầu tư vào ngành ô tô sụt giảm nghiêm trọng do Brexit
07:23' - 27/06/2018
Do tác động của tiến trình Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU), đầu tư vào ngành chế tạo ô tô của Anh đã sụt giảm nghiêm trọng trong 6 tháng đầu năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề Brexit: Nữ hoàng Anh phê chuẩn dự luật rút khỏi EU
18:56' - 26/06/2018
Ngày 26/6, dự luật Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là dự luật Brexit, của Chính phủ Anh đã được Nữ hoàng Elizabeth II phê chuẩn để chính thức ban hành thành luật.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng giám đốc IMF: EU cần tăng cường năng lực quản lý để chuẩn bị cho Brexit
14:30' - 26/06/2018
Tổng Giám đốc IMF cho rằng EU cần đảm bảo năng lực quản lý và giám sát để chuẩn bị cho “làn sóng” các công ty tài chính rời nước Anh như là một phần kết quả của quá trình Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Các ngân hàng Anh cần sẵn sàng cho Brexit
19:55' - 25/06/2018
EBA cho rằng các ngân hàng tại Vương quốc Anh chưa tiến hành đủ các bước chuẩn bị trước khả năng nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng nghìn người biểu tình yêu cầu tổ chức trưng cầu về thỏa thuận Brexit
20:03' - 23/06/2018
Ngày 23/6, hàng nghìn người ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) đã tập trung tại trung tâm thủ đô London để kêu gọi Chính phủ Anh tổ chức bỏ phiếu công khai về các điều khoản đưa Anh rời EU - Brexit.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48' - 18/02/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18' - 18/02/2025
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23' - 18/02/2025
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12' - 18/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43' - 18/02/2025
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00' - 18/02/2025
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35' - 18/02/2025
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15' - 18/02/2025
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01' - 18/02/2025
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.