Vấn đề người di cư: Hy Lạp sẵn sàng cho "kế hoạch B"
Ngày 28/2, Bộ trưởng Nhập cư Hy Lạp Yannis Mouzalas tuyên bố Athens đang chuẩn bị mọi phương án cho trường hợp khẩn cấp và sẵn sàng khởi động "kế hoạch B" nếu tất cả các quốc gia láng giềng đều đóng cửa biên giới với nước này.
Phát biểu trên truyền hình, ông Mouzalas cho biết Hy Lạp đã trình kế hoạch khẩn cấp lên Liên minh châu Âu (EU), trong đó yêu cầu hỗ trợ thêm 450 triệu euro để tăng cường số trại tạm trú cho người di cư có thể bị mắc kẹt tại đây do các quốc gia khác đóng cửa biên giới.
Trong tuần qua, các nước thuộc khu vực Balkan tiếp tục tăng cường kiểm soát biên giới sau khi Áo giới hạn số người di cư vào quốc gia này. Đây là nguyên nhân khiến số người di cư mắc kẹt tại Hy Lạp tăng lên hơn 20.000 người chỉ trong vònvài ngày.
Chính phủ Hy Lạp dự báo con số này có thể tăng lên hơn 70.000 người trong vòng 1 tháng tới khi số người di cư vượt biển Aegean từ Thổ Nhĩ Kỳ dồn về đây vẫn không có dấu hiệu giảm đi.
Cùng ngày, nhiều người di cư cùng với gia đình, con cái bị mắc kẹt tại Hy Lạp đã nằm lên các đường ray đường sắt ở khu vực biên giới phía Bắc Hy Lạp giáp với Macedonia để gây sức ép được tiếp tục hành trình tới quốc gia mà họ mong muốn.
Hàng trăm người di cư đã tập trung trên các tuyến đường sắt của khu vực, biểu tình yêu cầu mở cửa biên giới, nhiều người thậm chí đe dọa tuyệt thực.
Trong năm ngoái, hơn 1 triệu người di cư, tị nạn chiến tranh đã tới Hy Lạp để tìm đường tới các quốc gia Trung và Đông Âu. Hầu hết trong số này đi qua các quốc gia trên lộ trình Balkan.
Vì vậy việc các quốc gia Balkan xây dựng các rào chắn và tăng cường kiểm soát biên giới đã khiến hàng nghìn người mắc kẹt tại thủ đô Athens hoặc trên các tuyến đường cao tốc nối giữa Athens và miền Bắc nước này.
Dù đã lập thêm 7 trại tiếp nhận tị nạn và được sự trợ giúp của rất nhiều tổ chức nhân đạo và các nhà từ thiện, chính quyền các địa phương vẫn tiếp tục vấp phải nhiều khó khăn trong việc bố trí chỗ ở cho người di cư. Nhiều người thậm chí còn phải ở trong những trại tị nạn tạm bợ hay lang thang trên các tuyến đường nhiều ngày qua./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Thủ tướng Đức kêu gọi EU không đẩy Hy Lạp vào tình trạng hỗn loạn
10:51' - 29/02/2016
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) không thể để Hy Lạp rơi vào tình trạng hỗn loạn do các nước thành viên EU đóng cửa biên giới để ngăn chặn người di cư.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Châu Âu lo ngại Ai Cập là cửa ngõ mới
08:39' - 29/02/2016
EU đang lo ngại việc các tổ chức đưa người nhập cư trái phép tìm cách khôi phục lại tuyến đường biển tới "Lục địa già" từ Ai Cập, trong bối cảnh làn sóng người di cư tại Libya và Thổ Nhĩ Kỳ quá tải.
-
Kinh tế Thế giới
Vấn đề người di cư: Các nước Balkan áp đặt hạn ngạch di cư
13:35' - 28/02/2016
Bộ Nội vụ Croatia đã xác nhận sẽ áp đặt hạn ngạch đối với người di cư, theo đó chỉ cho phép 580 người đi qua biên giới nước này mỗi ngày.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.